Tranh chấp dân sự của một công ty vận chuyển hàng không tư nhân làm hé lộ những chuyến bay chở người “lậu” của CIA.
Trong các chiến dịch chống khủng bố, Cục t́nh báo trung ương Mỹ (CIA) bắt giữ, bắt cóc và vận chuyển bí mật những người bị t́nh nghi là khủng bố tới những nước mà ở đó h́nh thức tra tấn vẫn được sử dụng.
Lộ các kế hoạch bay, danh sách các cuộc gọi
Tờ
Washington Post hé lộ, khoảng hàng chục chuyến bay loại này, có điểm đến là Bucarest, Baku, Cairo, Djibuti, Islamabad hay cả Tripoli được tổ chức bởi một công ty nhỏ mang tên Sportsflight, có trụ sở ở Long Island, Mỹ. Công ty này thuê máy bay của Richmor Aviation, công ty đang kiện Sportsflight v́ vi phạm hợp đồng.
Một chiếc Gulfstream IV từng tham gia các phi vụ của CIA.
Ảnh minh họa.
Các kế hoạch bay, danh sách các cuộc gọi, nhất là tới một số nhà lănh đạo hay tới tổng hành dinh của CIA được đưa ra làm bằng chứng tại phiên ṭa tại New York. Theo đó, Richmor ra giá thuê máy bay Gulfstream IV, có thể bay 12 giờ liên tục với giá 4.900 USD một giờ. Công ty này kiếm được 6 triệu USD trong ṿng ba năm kư hợp đồng với Sportsflight.
Sử dụng máy bay để bắt cóc người
Tờ báo này miêu tả một chuyến bay: “Ngày 12/8/2003, một chiếc Gulstream IV cất cánh tại sân bay Dulles, Washington với 6 hành khách với điểm đến là Bangkok. Chiếc máy bay dừng tiếp nhiên liệu tại Cold Bay - Alaska, tại Osaka - Nhật Bản”.
Trước khi quay trở lại bốn ngày sau đó, máy bay dừng tại Afghanistan, Sri Lanka, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất và Ireland. Hóa đơn cho chuyến đi này là 339.228 USD. Điều kỳ lạ là lịch tŕnh bay này lại phù hợp với lịch tŕnh bắt giữ Riduan Isamuddin, tức Hambali, người Indonesia, kẻ chủ mưu số một trong các vụ khủng bố tại Bali làm 202 người chết vào năm 2002. Người này bị bắt ngày 14/8/2003 tại Thái Lan và bị giam trong các nhà tù bí mật của CIA trong ba năm trước khi được chuyển đến Guantanamo vào tháng 9/2006.
Theo tờ
The Guardian, chiếc máy bay mà Sportsflight thuê có thể được sử dụng để bắt giữ một người khác: Khalid Cheikh Mohammed, chủ mưu số một của các vụ khủng bố ngày 11/9. Người này bị tra khảo giống như kiểu tra tấn khi bị d́m vào nước.
Chiếc Gulstream IV của công ty Sportsflight cũng bị xác định là được dùng trong vụ bắt cóc một người Ai Cập là Abou Omar, có tên thật là Osama Hassan Nasr, thành viên của phe đối lập hồi giáo cực đoan, được hưởng quy chế tị nạn chính trị tại Italy.
Người này bị bắt cóc tại một con phố của thành phố Milan vào ngày 17/2/2003 trong một chiến dịch phối hợp giữa cơ quan phản gián Italy và CIA rồi được chuyển tới Ai Cập, nơi mà các luật sư của ông này tố cáo là thân chủ của ḿnh đă bị tra tấn.
Cuối năm 2010, 23 nhân viên CIA bị kết tội vắng mặt với các h́nh phạt từ 7 đến 9 năm tù v́ tiến hành vụ bắt cóc nói trên.
Việt Thành (theo Le Monde)