Liên tục 20 năm nay, ngân sách quốc pḥng Trung Quốc công bố tăng trung b́nh 15%/năm đă tạo đà cất cánh cho Hải quân Trung Quốc trở thành sức mạnh mới.
Hiện nay, tầm vóc của lực lượng có thể không chỉ giới hạn trong khu vực mà sẽ vươn ra thế giới, thực hiện mục tiêu chiến lược đến trước năm 2020 cơ bản trở thành “cường quốc quân sự khu vực” và đến giữa thế kỷ cơ bản trở thành “cường quốc quân sự toàn cầu”.
Nâng sức mạnh qua từng giai đoạn
Hải quân Trung Quốc ra đời ngày 23/4/1949, trước khi thành lập nước Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa 1/10/1949, quân số lấy từ một đơn vị hải quân địa phương tỉnh Giang Tô với những tàu cũ thu được của Hải quân Tưởng Giới Thạch.
Năm 1954, Liên Xô viện trợ các chiến hạm mới. Từ 1954-1955, thành lập các hạm đội, trung Quốc bắt đầu tự thiết kế và đóng các tàu nhỏ. Hải quân ít bị ảnh hưởng của thời kỳ Đại nhảy vọt 1958-1959 và Đại Cách mạng Văn hóa 1966-1976.
Tàu hộ vệ săn ngầm lớp Hải Nam (Type 037) ra đời từ những năm 1960.
Những năm 1980, Hải quân Trung Quốc có bước phát triển về chất, bắt đầu có các chuyến đi viễn dương, nâng cao tŕh độ chuyên môn, kỹ thuật, huấn luyện hiệp đồng tàu ngầm với tàu mặt nước. Các tàu ngầm, tàu mặt nước phóng nhiều đợt tên lửa cự li rất xa.
Ngày nay, Hải quân Trung Quốc đă phát triển hoàn chỉnh với 5 binh chủng hiện đại: tàu ngầm, tàu mặt nước, Không quân Hải quân, Hải quân đánh bộ, tên lửa và pháo bờ biển. Các binh chủng này có thể độc lập hay hiệp đồng tác chiến.
Những lữ đoàn tàu chủ lực
Các lữ tàu ngầm và tàu khu trục là "quả đấm thép" của Hải quân Trung Quốc, phần lớn trong số này do Trung Quốc tự đóng.
- Các lữ tàu ngầm có hơn 70 tàu ngầm thông thường và tàu ngầm hạt nhân với uy lực của 14 tàu ngầm hạt nhân mang tên các thời đại Trung Quốc: Hạ, Thương, Tấn, Hán. Tàu ngầm chiến lược lớp Hạ 092 có lượng giăn nước 6.500 tấn, chạy bằng năng lượng hạt nhân, quân số 84, trang bị 12 tên lửa đạn đạo “Cự Lăng 1” (CSS-N-3) tầm 2.700km.
- Các lữ tàu khu trục là lực lượng tác chiến chủ yếu trên mặt nước, lớp hiện đại (Sovremengi) mua của Nga, lượng giăn nước 8.400 tấn, kích thước 156,37x17,19x7,85m, quân số 296, vũ khí có 2 bệ 8 tên lửa đối hạm siêu âm Moskit (SS-N-22 Sunburn) tầm 160km, 2 bệ 44 tên lửa đối không SA-N-7 bắn xa 25km và độ cao 15.000m, 2 pháo ṇng kép 130mm, 4 pháo 6 ṇng 30mm, 4 ống phóng ngư lôi ASW 324mm, 2 trực thăng chống ngầm Z-9 hoặc Ka-28.
Tàu khu trục lớp Lữ Dương (Type 052B).
Tàu khu trục lớp Lữ Đại do Trung Quốc đóng, 2.800 tấn, kích thước 130x13,7x4,6m, các loại cải tiến có Lữ Đại I, Lữ Đại II, Lữ Đại III... Vũ khí 2 giá tên lửa đối hạm HY-2 (C-201) 3 ṇng, tầm bắn 95km, 1 pháo 130mm ṇng kép, 4 pháo 37mm ṇng kép, 4 pháo 25mm ṇng kép, 2 giá tên lửa chống ngầm FQF-2500.
- Lực lượng tàu đổ bộ Trung Quốc ṇng cốt là lớp Quỳnh Sa và 072, kích thước 119x15,60x2,75m, chở đầy đến 4.800 tấn với 1 đại đội xe tăng T-59, 2 xuồng đổ bộ xe và người, 1 đại đội hải quân đánh bộ 150 người hoặc chở 1 tiểu đoàn bộ binh và 1 đại đội xe pháo 150mm, tương đương 800 người và 12 xe. các tàu đổ bộ khi tham gia chiến dịch, cùng lúc có thể chở 1 sư đoàn bộ binh. Các tàu này đều chở máy bay trực thăng để bốc quân đến nơi cần, thời gian ngắn.
Tàu sân bay đầu tiên
Giấc mơ tàu sân bay sắp được thực hiện khi tàu sân bay Thi Lang (nay có nguồn tin gọi là Liêu Ninh) đi vào hoạt động thời gian tới, mua của Ukraine với tên gọi Varyag.
Varyag đóng năm 1985, 3 năm sau hạ thủy, rồi Liên Xô chuyển giao cho Ukraine, 1992 Trung Quốc mua lại. Theo thiết kế, lượng giăn nước 67.500 tấn, kích thước 302x70,5x11m, quân số 1.960.
Vũ khí chính là 50 máy bay và trực thăng gồm tiêm kích J-15 và trực thăng săn ngầm H-60 (tương tự Ka-28), máy bay báo động sớm Z-8, cùng các tổ hợp tên lửa đối hạm, đối không (FL-3000N, 24 tên lửa diệt mục tiêu cự ly 9km), rocket chống ngầm, pháo 30mm 10 ṇng.
Hai tàu sân bay khác tự đóng, đang triển khai, dự kiến 3-5 năm tới hạ thủy và Trung Quốc muốn có tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân năm 2020.
Hải quân Trung Quốc có quân số 255.000 người (trong đó có 26.000 Không quân Hải quân và 10.000 hải quân đánh bộ), tàu ngầm, tàu mặt nước biên chế thành 3 hạm đội với hơn 800 tàu. Dưới mỗi hạm đội có các lữ tàu ngầm, tàu mặt nước, sư không quân hải quân, lữ hải quân đánh bộ, sư tên lửa – pháo bảo vệ bờ biển, các căn cứ....
Không quân hải quân có 850 máy bay, ṇng cốt là ném bom, rải lôi (150 chiếc), cường kích (140 chiếc), tiêm kích (250 chiếc)...
Hải quân đánh bộ có 500 xe tăng nhẹ, xe thiết giáp. Lực lượng tên lửa, pháo bờ biển có 80 tên lửa đối hạm, 300 pháo bờ biển, 700 pháo pḥng không.
Trong 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải, Nam Hải th́ hạm đội Nam Hải đang được ưu tiên phát triển theo hướng “linh hoạt, gắn quân sự với chính trị, kinh tế và đối ngoại để để cải thiện môi trường chiến lược”. Tag: Hải quân các nước trên thế giới
Văn Tuấn/DV