Bán khí đốt cho châu Âu: Nga muốn tránh phụ thuộc vào Ukraina - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 09-14-2011   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default Bán khí đốt cho châu Âu: Nga muốn tránh phụ thuộc vào Ukraina

Đường ống dẫn khí đốt Nord Stream xuyên qua biển Baltic
Hoàng Nguyễn / Thanh Hà

Cuộc đọ sức kéo dài trên hồ sơ năng lượng giữa Nga và Ukraina thêm căng thẳng. Thủ tướng Nga khánh thành hai đường ống dẫn khí đốt : Nord Stream và Sakhaline, Khabarovk Vladivostok. Bắc hải lưu nhằm phục vụ thị trường châu Âu mà không phải phụ thuộc vào Ukraina. Sakhaline, Khabarovk Vladivostok cho phép Gazprom mở rộng địa bàn tại Châu Á Thái B́nh Dương.

Bất chấp khủng hoảng, ngành công nghiệp dầu khí của Nga tiếp tục bành trướng trên thị trường quốc tế. Gazprom thu về 11 tỷ euro tiền lăi trong ba tháng đầu năm.

Vào tuần trước, thủ tướng Poutine trong chưa đầy 48 tiếng đă khánh thành hai đường ống dẫn khí đốt : với Bắc hải lưu, Nga sẽ loại hẳn Ukraina trên con đường tiến ra châu Âu, một mắt xích then chốn trong hệ thống phân phối khí đốt cho các nước Tây Âu. Trong khi đó, đường ống nối liền ba thành phố Sakhaline, Khabarovk và Vladivostok sẽ là phương tiện để Nga cung cấp cho các khách hàng tại Châu Á Thái B́nh Dương.

Vào cuối tuần này, tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga chính thức kư thỏa thuận về đường ống dẫn khí khác là South Stream để cung cấp khí đốt cho Liên Hiệp Châu Âu xuyên qua Hắc Hải và các nước phía nam châu lục. Trong dự án Nam hải lưu này, công ty điện lực quốc gia của Pháp là EDF và của Đức là Wintershall kiểm soát tới 30 % vốn.

Tham vọng mở rộng các hệ thống phân phối ra thế giới của Nga không chỉ dừng lại đó. Vào cuối tháng trước, khi tiếp lănh đạo Bắc Triều Tiên tại một căn cứ quân sự ở vùng Sibérie tổng thống Nga đă đề cập đến dự án xây dựng một đường ống dài hơn 1000 km ngang qua lănh thổ Bắc Triều Tiên để xuất khẩu khí đốt của Nga sang Hàn Quốc.

2011 sẽ là cột mốc quan trọng đối với ngành công nghiệp khí đốt của Nga. Trong giai đoạn khó khăn kinh tế hiện nay, có bao nhiêu tập đoàn trên thế giới có thể tự hào v́ đă thu về 11 tỷ euro tiền lăi trong vỏn vẹn ba tháng đầu năm ? Cuối tháng trước tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga thông báo khoản tiền lăi trong quư 1/2011 tăng 44 % so với cùng thời kỳ năm ngoái. Thành tích này có được nhờ Gazprom đă bán được một khối lượng khí đốt quan trọng hơn và với giá cao hơn so với 3 tháng đầu của năm ngoái : từ sau động đất và sóng thần 2/3 các ḷ phản ứng của Nhật Bản đă phải ngưng hoạt động. Tokyo phải nhập thêm khí đốt để tiếp tục bảo đảm nhu cầu sản xuất.

Trong tương lai rất gần, một khi nước Đức của thủ tướng Merkel từ bỏ năng lượng hạt nhân, hiển nhiên Berlin sẽ càng chiếu cố đến khí đốt của Nga. Đó là chưa kể đến trọng lượng ngày càng lớn của khí đốt trong nhu cầu về năng lượng tại hai nước lớn của châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ.

Trong bối cảnh trên, việc Nga qua trung gian tập đoàn dầu khí Gazprom liên tục mở rộng hệ thống phân phối khí đốt là điều dễ hiểu.

Chiến lược bành trướng của Matxcơva

Thượng tuần tháng 8/2011, trong các cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga Dmitri Medvedev và lănh tụ Bắc Triều Tiên, Kim Jong Il đôi bên đă có những thỏa thuận sơ bộ về việc xây dựng một tuyến đường ống dẫn khí đốt dài hơn 1.100km, khởi đầu từ Nga, một phần đáng kể (700km) chạy qua lănh thổ Bắc Triều Tiên và chuyển khí tới Hàn Quốc.

Dự tính, thông qua hệ thống đường ống dẫn này, hàng năm Hàn Quốc có thể mua của Nga 10 tỉ m3 khí đốt và Bắc Hàn cũng giải quyết được t́nh trạng thiếu năng lượng trầm trọng, cùng khoản doanh thu chừng 100 triệu USD hàng năm (phí chuyển tiếp). Về mặt chính trị, Matxcơva c̣n cho rằng đề án nói trên góp phần ổn định hóa t́nh h́nh căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên.

Cũng vẫn trong nỗ lực xuất khẩu khí đốt sang các nước Châu Á - Thái B́nh Dương, ngày 8/9 chặng đầu của hệ thống đường ống Sakhalin - Khabarovsk - Vladivostok (với chiều dài tổng cộng 1.822km) đă được tập đoàn Gazprom đưa vào khởi động với sự chứng thực của Thủ tướng Vladimir Poutine.

Đây là một trong những đề án cơ bản của cái gọi là Chương tŕnh Khí đốt Phương Đông của Liên bang Nga, với mục tiêu phát triển sự cung ứng khí đốt tại vùng Viễn Đông nước Nga, đồng thời, tạo dựng những điều kiện chuyển chở, hậu cần cho việc xuất khẩu khí đốt từ Nga sang các quốc gia Châu Á và Thái B́nh Dương.

Cuối cùng và quan trọng nhất, vào ngày 6/9, trong khuôn khổ một phép thử về sức bền vật liệu trước khi đưa vào sử dụng chính thức, khí đốt công nghệ đă được bơm vào chặng thứ nhất của đề án Hải lưu phía Bắc (Nord Stream). Đề án này có chức năng dẫn khí đốt từ TP Viborg của Nga chạy dưới ḷng vịnh Baltic sang Đức mà bỏ qua các quốc gia trung gian như Ukraina, Belarus hay Ba Lan hoặc các nước vùng vịnh.

Theo dự tính, nếu cả hai chặng của Bắc hải lưu được hoàn thành vào năm 2012, hàng năm, Nga có thể chuyên chở 55 tỉ m3 khí đốt qua Châu Âu, phục vụ khu cầu khí đốt của 25 triệu hộ gia đ́nh, tức 1/4 nhu cầu khí đốt của toàn Châu Âu. Theo ông Matthias Warnig, tổng giám đốc đề án Bắc hải lưu được xây dựng với khoản đầu tư gần 7,5 tỉ USD sẽ hoàn vốn sau 14-15 năm và sau đó, sẽ có lăi.

Đặc biệt, đối với Liên bang Nga, việc Bắc hải lưu được đi vào hoạt động c̣n mang một ư nghĩa hết sức quan trọng, như lời Thủ tướng Vladimir Poutine : "Nước Nga thoát khỏi cảnh phụ thuộc vào các quốc gia chuyển tiếp". Điều này liên quan tới những xung đột liên miên giữa Matxcơva và Kiev (và phần nào, với Minsk) trong những năm qua trong hồ sơ khí đốt, đe dọa sự an toàn năng lượng của cả Châu Âu.

Xung đột Nga - Ukraina

Theo cách nh́n của Nga, đường ống nối trực tiếp giữa Nga và Tây Âu đă khiến Ukraina mất đi vai tṛ mà trước nay nước này vẫn độc quyền : quốc gia chuyển tiếp chính của khí đốt Nga. Matxcơva cho rằng, cuộc tranh luận do Ukraina khởi xướng nhằm được nhận khí đốt với giá "rẻ một cách vô cớ", nay đă hoàn toàn hết ư nghĩa, và Kiev sẽ phải có thái độ kiên nhẫn và sẵn sàng thỏa hiệp hơn.

Một thực tế là thời điểm Bắc hải lưu đưa vào hoạt động lại đúng vào lúc phía Ukraina thúc giục Châu Âu đẩy nhanh tiến độ đề án Nabucco, đồng thời, đe dọa rằng sẽ giảm rất đáng kể lượng khí đốt mua của Nga và tái tổ chức tập đoàn Naftogaz là hăng nhập khẩu khí đốt từ Liên bang Nga. Matxcơva cho đây là hành động vi phạm thỏa thuận giữa hai chính phủ và lợi dụng vị thế quốc gia trung chuyển khí đốt để gây áp lực cho Nga.

Về phía Nga, những đ̣i hỏi, thậm chí "mưu mô" của Ukraina liên quan đến vấn đề giá cả khí đốt của Nga là vô căn cứ. Tổng giám đốc tập đoàn năng lượng Gazprom Alexei Miller cho rằng, giá vận chuyển khí đốt qua lănh thổ Ukraina mà Nga phải trả cao hơn rất nhiều so với vận chuyển tại Đức, Cộng ḥa Séc, Ba Lan và Slovakia, trong khi giá khí đốt mà Nga cung cấp cho Ukraina th́ thấp hơn cho Ba Lan, Hungary và Romani.

Tuy nhiên, xét về phía Ukraina, Kiev cảm thấy việc Matxcơva đơn phương định ra giá cả khí đốt là để ép nước này gia nhập Liên minh Thuế quan giữa Nga - Belarus - Kazakstan, hoặc để tập đoàn "Naftogaz" hợp nhất với Gazprom, là những điều mà giới chức Ukraina không thể chấp nhận. Dầu sao đi nữa, theo Matxcơva chỉ trong ṿng 1 tháng nữa là Bắc hải lưu có thể hoạt động hết công suất để chuyển khí đốt trực tiếp qua Tây Âu.

Như thế, Kiev có thể bị loại khỏi danh sách các nước trung chuyển khí đốt của Nga và trong số các quốc gia sẽ sử dụng lượng qua hệ thống đường ống gaz này, có những quốc gia rất quan trọng như Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch, Hà Lan và Bỉ. Ngoài ra, Nga c̣n dự tính sẽ dùng Hải lưu phía Bắc để cung cấp cho đại đa số các nước trong vùng Đông - Trung Âu, hiện vẫn sử dụng khí đốt qua đường Ukraina.

Nga và Liên Hiệp Châu Âu trên bàn cờ năng lượng

Trong kế hoạch « gạt » Ukraina ra khỏi hệ thống phân phối khí đốt của ḿnh, Nga cũng gặp một số khó khăn. Thí dụ như dự án Nam hải lưu : đây là một đường ống cạnh tranh trực tiếp với Nabucco. Đề án Nabucco được Liên Hiệp Châu Âu hưởng ứng bởi kế hoạch này dự trù lôi kéo Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc và chủ yếu là để nhập khí đốt của các nước Trung Á như Azerbaidjan hay Turkmenistan, nhằm giảm bớt mức độ lệ thuộc vào Nga.

Do có một sự cạnh tranh trực tiếp giữa hai đề án Nam hải lưu và Nabucco mà cũng trong tuần qua, ủy viên Châu Âu đặc trách hồ sơ năng lượng yêu cầu các thành viên trong khối « phối hợp với ủy ban châu Âu » trước khi lư hợp đồng với bất kỳ một đối tác nào bên ngoài Liệp hiệp như là trong trường hợp đối với Nga hay Libya chẳng hạn.
Dự án South Stream và Nabucco
Wikipedia

Bắc hải lưu chỉ là một trong số những đề án đáng kể nhất về mặt năng lượng của Liên bang Nga trong thời gian gần đây, được khởi thảo để đáp ứng tham vọng “bá chủ” của nước này tại Châu Âu trên hồ sơ năng lượng. Sự cạnh tranh từ lâu nay giữa hai đề án đang được tiến hành gần như song song - Nabucco của Châu Âu và South Stream của Nga - cho thấy cuộc chạy đua giữa hai "người khổng lồ" này ngày một trở nên khốc liệt.

Nhắc lại, hệ thống mang tên Nam hải lưu được xây dựng bằng cách bỏ qua Ukraine, đưa khí đốt dưới ḷng Hắc Hải tới Bulgaria (Nam Âu) - từ đó, gas được chuyển tới Serbia, Hungary, Slovenia, Áo và miền bắc nước Ư, với những nhánh phụ vươn sang Croatia, Macedonia, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Với chi phí xây dựng ước tính là 15,5 tỉ USD, theo kế hoạch, Nam hải lưu sẽ được đưa vào vận hành cuối năm 2013 và đạt công suất cực đại 62 tỉ m3 hàng năm vào năm 2018.

Hiện tại, tập đoàn dầu khí Nga Gazprom đang chiếm vai tṛ độc quyền trong cung cấp khí đốt tại 7 nước thành viên của Liên Hiệp Châu Âu, và tại 4 nước khác th́ 2/3 nhu cầu khí đốt được mua từ các hăng Nga. Do đó, trong các hợp đồng dài hạn, Nga có thể đơn phương đưa ra những giá « trên trời » trong khi các nguồn khí đốt khác ở Tây Âu càng dần dần cạn kiệt. Vấn đề đảm bảo sự an toàn năng lượng và giảm thiểu sự phụ thuộc khí đốt với Nga được đặt ra một cách cấp thiết.

Với suy tính ấy, trên vai tṛ một hệ thống dẫn khí đốt đối trọng trực tiếp, từ 7 năm nay, Liên Hiệp Châu Âu đă đề xướng cho ḿnh đại dự án Nabucco: dài 3.900km, có công suất tối đa 31 tỉ m3 hàng năm, Nabucco xuất phát từ vùng biển Caspian (Trung Á), bỏ qua Liên bang Nga và Ukraine, qua Thổ Nhĩ Kỳ tới 3 nước Châu Âu (Bulgaria, Romania, Hungary) và có điểm dừng ở gần thủ đô Vienna của Áo Quốc.

Theo kế hoạch ban đầu, Nabbuco có tham vọng bắt đầu cung cấp khí đốt cho Châu Âu từ năm 2014 và đại công suất tối đa vào năm 2020. Có điều, do nhiều trở ngại về chính trị, ngoại giao và các nguồn cung cấp khí đốt, cho đến nay, Nabucco vẫn mang tiếng là một đề án chỉ có trên giấy tờ, mọi "đường đi nước bước" luôn chậm trễ và ngay Ủy ban Châu Âu mới đây cũng có những phát biểu chán nản về nó.

Tuy nhiên, cho đến cuối hè 2011, có những yếu tố cho thấy lần đầu tiên, Nabucco có phần vượt Nam hải lưu.

Tại Hungary, một trong số 6 quốc gia tham gia đề án Nabucco, đồng thời cũng là nước đóng vai tṛ tương đối đặc biệt xét trên phương diện địa chính trị. Hai trong số bốn khu vực có liên quan tới đề án đă cấp phép về môi trường và tại hai nơi c̣n lại, chính quyền đă tiến hành thông báo và “đả thông” dư luận về đề án này.

Chặng quan trọng tiếp tới của dự án Nabucco là chuẩn bị kư kết các hiệp định giữa Liên Hiệp Châu Âu và những quốc gia cung cấp khí đốt như Azerbaijan và Turkmenistan, khả năng sẽ được tiến hành vào tháng 9 này tại Ba Lan. Trong khi đó, Nam hải lưu của Nga đă thay đổi theo hướng làm chậm tiến tŕnh xây dựng do những cuộc đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ đang bị đ́nh trệ, và một phần cũng bởi nước này phải tập trung cho Bắc hải lưu.

Liên tục khai thác vị thế áp đảo

Trên cương vị một quốc gia xuất khẩu khí đốt, Liên bang Nga không những muốn duy tŕ sự bá chủ của ḿnh tại Châu Âu và nhiều vùng trên thế giới, mà c̣n phải luôn t́m kiếm những nguồn tiêu thụ khí đốt, và tránh những rủi ro mà họ cho là dễ gặp phải khi vận chuyển khí đốt qua các nước cộng ḥa cũ như Ukraine và phần nào đó, Belarus.

Trong khi đó, với nỗ lực tiến hành dự án Nabucco để có được sự độc lập và mức an toàn năng lượng cao hơn, nhưng Châu Âu vẫn buộc phải hợp tác với Nga trong các dự án hải lưu của nước này, dầu sao cũng trên tư thế tự chủ hơn. Tính đến hè năm nay, xuất khẩu khí đốt của Nga sang Châu Âu đă tăng 30%, tức là bằng những tháng mùa đông - con số này cho thấy Châu Âu chỉ có thể tiết giảm, chứ không thể loại bỏ con bài năng lượng trong tay Matxcơva.

Cuộc đọ sức trên hồ sơ năng lượng, đặc biệt là khí đốt không chỉ giới hạn giữa hai chính quyền Kiev và Matxcơva mà c̣n là một cuộc đấu trí giữa một bên là Liên Hiệp Châu Âu đang khát dầu hỏa và khí đốt, bên kia là Nga với một lợi thế không thể phủ nhận.

RFI
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	15
Size:	15.9 KB
ID:	316895
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC3

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 18:52.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07356 seconds with 14 queries