Tuần lễ những “quan hệ đối tác chiến lược” - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 09-15-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 143,794
Thanks: 11
Thanked 13,480 Times in 10,770 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 179
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Tuần lễ những “quan hệ đối tác chiến lược”


Chính quyền Việt Nam tuần này khá bận rộn với những hoạt động quốc tế về ngoại giao và quốc pḥng. Công luận quốc tế chú ư đến những chuyến thăm viếng, công du đang và sắp diễn ra giữa Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ và Nhật Bản


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Indonesia, tháng 9-2011

Phái đoàn quân sự cao cấp của Việt Nam vừa đi Trung Quốc sau khi hai bên thực hiện hai hội nghị cấp cao về quốc pḥng và ngoại giao. Chuyến đi này có ư nghĩa ǵ đặc biệt?

Đây chỉ là hành động thực hiện những điều thỏa thuận trong hai kỳ hội nghị vừa nói, đặc biệt là cuộc đối thoại quốc pḥng cấp thứ trưởng lần thứ hai trong tuần lễ cuối tháng tám vừa qua. Trong cuộc đối thoại này, hai bên đă thảo luận về quan hệ quân sự và phương sách giải quyết vấn đề biển Đông.

Riêng về quân sự, hai bên đă thỏa thuận tiếp tục mở rộng quan hệ quân sự sang những lĩnh vực mới, như đă tŕnh bày trong chương tŕnh này hôm 31 tháng 8.

V́ thế nên chuyến thăm sáu ngày của phái đoàn Việt Nam do một bí thư trung ương Đảng, là Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng Cục chính trị quân đội Việt Nam, hướng dẫn, theo lời mời của nhân vật tương nhiệm bên phía Trung Quốc, chỉ là hoạt động thực hiện những thỏa thuận trong hội nghị đối thoại quốc pḥng lần thứ hai vừa được nói tới.

Tuy nhiên thời gian công du của phái đoàn quân sự cao cấp Việt Nam kéo dài tới 6 ngày. Người ta tự hỏi hai nước chủ và khách sẽ làm những ǵ trong khoảng thời gian đó?

Không phải là đoán định về những ǵ chưa xảy ra, nhưng đây là cuộc gặp gỡ giữa hai bộ phận chính trị của hai quân đội, là thành phần thiết yếu để động viên tư tưởng và tinh thần chiến đấu của quân đội các nước Cộng Sản, nên có thể hai bên sẽ trao đổi và thăm ḍ nhau về lập trường quan điểm trong các vấn đề nóng trong khu vực, cũng như quan điểm của hai bên về quan hệ quốc tế của riêng từng nước, liên quan đến những vấn đề nóng đó. Các sĩ quan Việt Nam c̣n có thể sẽ được tham quan để nh́n tận mắt sức mạnh quân sự của xứ láng giềng Trung Quốc khổng lồ.

Ṇi về những chuyến thăm viếng dài ngày của các phái đoàn quân sự cao cấp giữa hai nước bạn bè hay đồng minh, th́ người ta c̣n nhớ trong thời gian Đức Quốc Xă và Liên xô c̣n giữ hiệp ước bất tương xâm trước năm 1939 là năm khởi động thế chiến thứ hai, Đức có mời một phái đoàn quân sự Liên xô cấp cao nhất sang thăm.


Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh- thứ trưởng quốc pḥng Việt Nam- AFP photo

Trong chuyến thăm đó Đức đă phô bày toàn bộ những khí cụ quân sự tối tân nhất của thời bấy giờ cho cho các lănh đạo quốc pḥng và tư lệnh quân đội của Liên Xô được nh́n tận mắt, như các sư đoàn xe tăng Panzer và các sư đoàn không quân với các máy bay chiến đấu Messerschmitt, lúc đó c̣n là máy bay cánh quạt, nhưng Đức tự hào là hơn hẳn các phi cơ Âu Mỹ.

Người Nga trở về nói với nhau tại sao người Đức không dấu diếm bí mật quân sự mà lại như khoe khoang để hù dọa Nga phải sợ mà ngồi im nếu có chiến tranh. Rồi sau đó quả nhiên Hiltler thanh toán Ba Lan thần tốc, Pháp tuyên chiến, rồi cả Tây Âu cùng với vương quốc Anh ch́m vào khói lửa... Staline đă ngồi im thật, nhưng sau nữa th́ Nga cũng bị tấn công, hoàn toàn bất ngờ. Nhưng đó là chuyện cũ của lịch sử, không phải chuyện thời sự ngày nay.

Trở lại chuyện ngày nay với t́nh h́nh Việt Nam-Trung Quốc hiện tại, th́ giới quan sát c̣n chú ư đến một sự kiện được loan báo cùng lúc phái đoàn quân sự Việt Nam lên đường sang Trung Quốc. Đó là tin bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ S.M. Krishna sẽ đến Hà Nội để họp với ngoại trưởng Phạm B́nh Minh của Việt Nam vào cuối tuần này.

Và tương tự như chuyến đi của Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc là ông Đới Bỉnh Quốc sang Hà Nội để họp Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt–Trung, ngoại trưởng Krishna cũng tới Việt Nam để cùng Bộ trưởng ngoại giao Phạm B́nh Minh đồng chủ tọa Hội nghị Liên hợp song phương lần thứ 14. Nghị tŕnh hội nghị được nói là nhằm chú trọng phát triển sâu rộng mối quan hệ toàn diện, h́nh thành quan hệ đối tác chiến lược song phương.

Bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ đến Việt Nam lần này c̣n là để làm việc với người tương nhiệm tại Hà Nội nhằm chuẩn bị cho chuyến công du Ấn Độ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sang New Delhi vào tháng tới. Tháng tới cũng là thời gian Thủ tướng Nhật thăm Ấn Độ, mà báo chí nói là cũng để thảo luận đối tác chiến lược. Ông Thủ tướng Nhật cải chính điểm này, nhưng không nói về tin đi Ấn Độ. .

Và Thủ tướng Việt Nam hiện đang thăm viếng chính thức Indonesia, theo lời mời của Tổng thống Susilo Bambamg Yudhodyono. Chuyến đi này cũng được loan báo là nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi hầu nâng cao mối quan hệ song phương lên tầm mức chiến lược.

Hôm nay c̣n có tin hai nước đă thỏa thuận sẽ tuần tiễu phối hợp tại vùng biển ranh giới, cũng thuộc vùng biển Đông mà Trung Quốc gom vào đường ranh giới Lưỡi Ḅ. Đó là lănh hải ng̣ai khơi quần đảo Natuna của Indonesia. Quần đảo này cách bờ biển Cà Mau của Việt Nam 620 km về hướng Nam đông Nam, cách Côn Sơn 550 km.

Việt-Long, RFA
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	13
Size:	44.5 KB
ID:	317294
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC10

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 07:45.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06543 seconds with 14 queries