Bóng đá cũng được đề cập đến trong số các văn bản tối mật mà Wikileaks công bố. Và không ít trong số đó là những âm mưu khó tưởng tượng ra nhất...
Cho đến nay, chưa ai biết Julian Assange đă làm cách nào để lấy được 251.000 bức điện của chính phủ Mỹ. Chỉ biết rằng với số tài liệu ấy, với hơn 40% được liệt vào diện “Bảo mật” và 6% nằm trong diện “Tối mật”, người đàn ông Australia này đă làm điên đảo thế giới trong một thời gian dài.
Những bí mật được Assange công bố thông qua Wikileaks, với những mưu đồ chính trị, kinh tế, quân sự thuộc hàng kinh thiên động địa ở khắp nơi trên thế giới, với những nhân vật hàng đầu như Tổng thư kư LHQ, Tổng thống Mỹ, Giáo hoàng, những tập đoàn có ảnh hưởng lớn như Boeing hay Chevron,… theo cách này hay cách khác, cũng khiến nhăn quan về thế giới của rất nhiều người phải thay đổi. Sự hoài nghi vốn đă thống trị nhân loại càng có cớ để trở thành một bệnh dịch.
Bóng đá cũng là một trong số những nội dung được đề cập đến trong số các văn bản tối mật mà Wikileaks công bố. Và có không ít trong số đó là những âm mưu mà những kịch tác gia hàng đầu của Hollywood cũng khó tưởng tượng nổi.
1 tỷ USD, 2 tỷ USD và... rất nhiều mạng người
Theo thống kê từ Ủy ban Tội phạm và Ma túy của LHQ, mỗi năm có tới 50 tấn cocaine đi vào Tây Phi qua đường châu Âu, trị giá lên tới 2 tỷ USD. Và điều đáng sợ nhất là tội ác này lại được thực hiện bởi thành viên chính phủ của một quốc gia, dưới sự tiếp tay của… HLV trưởng ĐTQG.
Tháng 8 năm 2008, một chiếc máy bay vô thừa nhận được phát hiện ở sân bay Lungi, nước Sierra Leone. Khám xét máy bay, người ta phát hiện ra tới gần 1 tấn cocaine. Cuộc điều tra được tiến hành, Bộ trưởng Bộ Giao thông Sierra Leone, Ibrahim Kemoh Sesay và HLV trưởng ĐTQG Mohamed Sesay, một người họ hàng thân cận của ông ta bị bắt.
Vụ việc bị giữ trong ṿng bí mật cho tới khi những tài liệu trên Wikileaks được công bố. Hóa ra, Mohamed Sesay đă dùng tiền cá nhân để mua chiếc ghế bộ trưởng cho người anh em, cũng đồng thời mua luôn chiếc ghế HLV trưởng ĐT bóng đá Sierra Leone cho riêng ḿnh. Tất cả để phục vụ cho một mưu đồ: xây dựng một đường dây vận chuyển ma túy vào Tây Phi bằng đường hàng không. Không biết trong giai đoạn Mohamed làm HLV trưởng ĐT Sierra Leone, đă có bao nhiêu chuyến bay mà cầu thủ phải ngồi trên một đống cocaine? Và điều đáng ngạc nhiên nhất: mặc dù được dẫn dắt bởi một tên trùm tội phạm ma túy, đội tuyển nước này vẫn vượt qua được giai đoạn 1 của ṿng loại World Cup 2010 khu vực châu Phi, và giành tới 7 điểm/6 trận trong giai đoạn 2.
|
Những trang tài liệu của Wikileaks đă làm thay đổi nhăn quan của mọi người về các lĩnh vực… |
Đội tuyển Sierra Leone dẫu sao cũng chỉ là một đội bóng xoàng xĩnh ở châu Phi, họ có được sử dụng cho mục đích ǵ th́ cũng dễ hiểu. Nhưng chuyện ở Myanmar lại khác: Theo Wikileaks tiết lộ, thống tướng Than Shwe, nhà lănh đạo Myanmar, từng định thông qua người cháu trai của ḿnh là Nay Shwe Thway Aung để mua lại 56% cổ phần của M.U với giá khoảng 1 tỷ USD. Tuy nhiên, ư định này sau đó bị hủy bỏ v́ Myanmar đang phải đối mặt với hậu quả của trận băo Nargis cướp đi sinh mạng của 140.000 người, và thống tướng Than Shwe không muốn h́nh ảnh của ḿnh bị ảnh hưởng v́ một “cuộc chơi” quá lăng phí như thế.
Ở Bulgaria, Wikileaks lại tiết lộ một thông tin động trời không kém: các CLB hàng đầu của nước này đều nằm trong tay những tổ chức mafia. Bóng đá & Cuộc sống đă từng mang đến cho các bạn một chuyên đề về bóng ma tội ác trong bóng đá Bulgaria với cùng nội dung này. Nhưng cáo buộc của Wikileaks c̣n mạnh mẽ hơn. Các tài liệu của họ tiết lộ tên của tổ chức tội phạm đang kiểm soát các CLB, những tên trùm sỏ, đồng thời khẳng định “bóng đá Bulgaria đang trở thành biểu tượng cho sự kiểm soát của bọn mafia trong các lĩnh vực quan trọng”. Wikileaks tái khẳng định việc các ông chủ tịch của bóng đá Bulgaria bị sát hại hàng loạt chính là một phần của tảng băng trôi mang tên “mafia bóng đá” ở đất nước này.
Điều FIFA chưa biết
Luật của FIFA cấm chính phủ của một quốc gia được can thiệp vào nội bộ của liên đoàn. Rất nhiều nước đă bị FIFA phạt nặng, cấm thi đấu dài hạn v́ xâm phạm luật này. Nhưng ở một số quốc gia, điều này vẫn thường xuyên diễn ra. Iran là một ví dụ. Các tài liệu của Wikileaks khẳng định rằng tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đă nhúng tay rất sâu vào nội bộ của ĐTQG để củng cố uy tín chính trị của ḿnh.
Trong một bức điện mật năm 2009 mà Wikileaks sở hữu có đoạn: “Ahmadinejad đă đánh cược rất nhiều uy tín chính trị vào bóng đá. Với tư cách là một CĐV và một cựu cầu thủ, ông ta đă trực tiếp nhúng tay vào ĐTQG… trong nỗ lực thu lợi từ sức hút của bóng đá với các cử tri”.
|
… bao gồm cả bóng đá, với những bí mật như việc tại sao HLV Ali Daei bị sa thải? |
Theo bức điện này, chính tổng thống Ahmadinejad đă ra lệnh sa thải HLV trưởng Ali Daei, một huyền thoại của bóng đá Iran trong nỗ lực cứu lấy chiến dịch ṿng loại World Cup 2010. Ông ta cũng đồng thời gây sức ép bắt các lănh đạo đội tuyển phải gọi lại tiền đạo kỳ cựu Ali Karimi.
Phải nói rằng canh bạc của tổng thống Ahmadinejad được chơi khá mẫu mực. Trước kỳ bầu cử tổng thống năm ngoái đúng 2 ngày, Iran gặp UAE trong một trận đấu quan trọng ở ṿng loại World Cup 2010 khu vực châu Á. Trước đó, ông đă ra lệnh cho đội tuyển Iran phải chiến thắng bằng mọi giá. Và thú vị nhất là Iran đă thắng với tỷ số tối thiểu 1-0 nhờ bàn thắng duy nhất của Ali Karimi, người đă được gọi lại đội tuyển theo chỉ thị của ngài tổng thống. Không biết rằng chiến thắng ấy giúp được bao nhiêu phần uy tín chính trị cho Ahmadinejad, nhưng cuộc bầu cử sau đó diễn ra vô cùng phức tạp khi phe đối lập xuống đường biểu t́nh, gây bạo loạn để phản đối chiến thắng mà họ cho rằng “có gian lận” của ông Ahmadinejad, c̣n Iran th́ bị Hàn Quốc lấy mất vé đến Nam Phi ở ṿng cuối cùng.
Hiện chưa có xác nhận chính thức nào từ phía Iran về tiết lộ kể trên của Wikileaks. Nhưng dù sao, đó cũng là những thông tin đáng ngẫm bởi tổng thống Ahmadinejad đă tại vị từ năm 2005. Và nếu cứ theo Wikileaks th́ từ đó tới nay, chẳng ai biết ông đă nhúng tay vào ĐTQG Iran bao nhiêu lần. Nếu điều đó đă diễn ra hơn một lần, liệu có khi nào bóng đá nước này đă vi phạm luật của FIFA, và đáng nhận một án phạt cấm thi đấu từ lâu? Xin nhắc lại rằng sự xuất hiện của Iran trên cầu trường luôn có ảnh hưởng rất lớn đến cục diện của bóng đá châu Á, và thậm chí là bóng đá thế giới khi họ đă có mặt tại VCK World Cup 2006, tức là trong thời gian ngài tổng thống này cầm quyền.
Tác dụng ngược của bóng đá
Bóng đá nói riêng và thể thao nói chung luôn được xem là công cụ hữu hiệu để ḥa giải dân tộc. Điều này đúng trong trường hợp của hai miền bán đảo Triều Tiên, của Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, nhưng lại ngược lại trong trường hợp của Jordan. Theo tài liệu có được từ Wikileaks, những trận bóng ở giải VĐQG nước này luôn là cơ hội để các nhóm sắc tộc gia tăng mâu thuẫn.
Al Wihdat là CLB đại diện cho người Jordan gốc Palestine, từng được nhà cố lănh đạo PLO Yasser Arafat khẳng định là “ĐTQG không chính thức của Palestine”. Al Faisaly là CLB đại diện cho những người Jordan chính hiệu. Và trận đấu giữa hai CLB này trở thành cái cớ cho một cuộc chiến sắc tộc. Ví dụ tiêu biểu là vào tháng 7 năm 2009, một cuộc giao chiến đẫm máu đă xảy ra quanh trận derby giữa Al Wihdat và Al Faisaly. Hàng trăm CĐV bị thương, và theo bức điện mật mà Wikileaks công bố, cảnh sát đă đánh chết khá nhiều CĐV của cả hai đội.
Theo Bongdaplus