Ấn Độ là nước mua vũ khí thông thường lớn nhất trong các quốc gia đang phát triển trong năm 2010 với tổng giá trị các hợp đồng mua vũ khí, trang bị đạt 5,8 tỉ USD.
Theo hăng tin AllGov dẫn nguồn tin từ Cơ quan phụ trách hợp tác quốc pḥng (DSCA) thuộc Lầu Năm góc cho biết hôm 30/9.
Doanh số của thị trường buôn bán cũ khí năm 2010 đạt 40,4 tỷ USD, giảm 38% so với con số 65,2 tỷ USD trong năm 2009 và thấp nhất từ năm 2003 đến nay, theo báo cáo nghiên cứu của Quốc hội Mỹ cho biết hôm 30/9.
Ấn Độ, đang tăng cường sức mạnh quân sự của ḿnh, tiếp sau Ấn Độ là Đài Loan với 2,7 tỷ USD trong các hợp đồng được kư kết, cùng đứng vị trí thứ 3 là Saudi Arabia và Pakistan, với các hợp đồng mua vũ khí của hai nước này lên tới 2,2 tỷ USD.
Bản báo cáo dài 75 trang cho thấy các nước đang phát triển là những nước mua nhiều vũ khí nhất trong năm 2010 và tổng giá trị các giao dịch chuyển giao vũ khí với các quốc gia phát triển vào năm 2010 là 30,7 tỷ USD, chiếm 76,2% tổng số giá trị các hợp mua vũ khí trên toàn thế giới.
Máy bay Being C-17 của Ấn Độ mua từ Mỹ.
Hăng tin AllGov báo cáo giá trị xuất khẩu của Mỹ ra thị trường vũ khí thế giới năm 2010 chiếm khoảng 53%, tương đương 21,3 tỷ USD.
Theo nguồn tin khác là Viện nghiên cứu ḥa b́nh quốc tế Stockholm (SIPRI), lại cho biết năm 2010, Mỹ chiếm 30% giá trị xuất khẩu vũ khí toàn cầu. Con số này được tính căn cứ vào các hợp đồng vũ khí đă được thực hiện trong năm.
Các hợp đồng bán vũ khí của Mỹ chủ yếu được thực hiện qua khuôn khổ chương tŕnh Bán vũ khí ra nước ngoài. Ngoài ra, các hợp đồng này c̣n được thực hiện qua con đường thỏa thuận trực tiếp ở cấp chính phủ và hợp đồng riêng với các hăng chế tạo Mỹ. Tổng cộng, trong năm 2010, giá trị các hợp đồng xuất khẩu vũ khí của Mỹ ra nước ngoài đạt 31,6 tỷ USD.
Báo cáo cho biết, ngân sách quốc pḥng ở các nước phát triển nhất, đặc biệt là ở châu Âu đang trải qua những giai đoạn cắt giảm lớn. Trong những năm đầu của cuộc khủng hoảng tài chính, ngân sách quốc pḥng ít chịu áp lực và quả thực là việc mua vũ khí quân sự được xem như là một phần của một nỗ lực kích thích kinh tế phát triển hơn.
Nhưng với sự trọng tâm chuyển sang giai đoạn thắt lưng buộc bụng và tái cân bằng ngân sách, mà thị trường mua bán vũ khí ở các nước phát triển đă thay đổi theo chiều hướng giảm dần.
Mặt khác, giải thích cho nguyên nhân tại sao các nước đang phát triển lại tri nhiều tiền nhất cho các hợp đồng mua bán khí là do sự biến động về t́nh h́nh an ninh chính trị thế giới, các căng thẳng chính trị ở Trung Đông, Bắc Phi, khu vực Đông Bắc Á đang ngày càng nóng lên.
Các nước đang phát triển phải tăng cường tiềm lực quân sự để đảm bảo an ninh cho đất nước ḿnh.
Trong giai đoạn 2003-2010, các nước nhập khẩu vũ khí chính của thế giới là Saudi Arabia, Ấn Độ và Trung Quốc. Cụ thể, Saudi Arabia đă chi ra 29 tỷ USD, Ấn Độ là 17 tỷ USD và Trung Quốc là 13,2 tỷ USD. Tiếp đó là Ai Cập (12,1 tỷ USD) và Israel (10,3 tỷ USD).
Phạm Thái (theo Fistspot)