Tăng phúc lợi xă hội để người dân đảm bảo cuộc sống trong thời buổi kinh tế khó khăn, đồng thời mạnh tay chi tiền thuế để nâng cấp kho vũ khí của Thủ tướng Putin dường như đang tạo gánh nặng rất lớn cho nước Nga sau này, tờ China Post nhận định.
China Post dẫn lời các cố vấn kinh tế trong Chính phủ Nga cho hay, chi tiêu công của Nga đă tăng từ con số 16% GDP hồi năm 2006 lên mức kỷ lục 25% GDP vào năm 2009 do Chính phủ không ngừng tăng chi cho hệ thống lương hưu cũng như các chế độ phúc lợi xă hội khác để giúp người dân giảm gánh nặng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Điều đó cho thấy Chính phủ Nga nhận thức rơ những khó khăn kinh tế hiện nay đối với người dân. Tuy nhiên, khát vọng gia tăng tiềm lực quân sự tăng cường mạnh an ninh quốc gia dường như khiến Chính phủ Nga đành phớt lờ những khó khăn này.
Hồi tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng Putin tuyên bố kế hoạch chi tiêu 20.000 tỷ rouble (tương đương 630 tỷ USD) trong ṿng 10 năm tới nhằm nâng cấp kho tên lửa nói riêng cũng như lực lượng vũ trang nói chung. Tuy nhiên, ông Putin phải thừa nhận, ông cảm thấy “ái ngại” khi nghĩ đến con số này.
Trong khi đó, Tổng thống Dmitry Medvedev, người dự kiến thay thế ông Putin đứng đầu Chính phủ tương lai tỏ ra kiên quyết hơn trong kế hoạch chi tiêu “mạnh tay” này. “Chúng ta không thể làm ǵ nếu không tăng ngân sách quốc pḥng. Ư tôi muốn nói là việc chi tiêu này hoàn toàn xứng đáng và có ư nghĩa quan trọng đối với nước Nga”, ông Medvedev nhấn mạnh.
Điều đó có nghĩa là nếu ông Putin chưa kịp thực hiện kế hoạch gia tăng tiềm lực quân sự này th́ người kế nhiệm ông chắc chắn cũng sẽ triển khai.
Theo China Post, chiến lược của ông Putin đang tạo gánh nặng cho nền kinh tế Nga.
Theo cựu Bộ trưởng Tài chính Kudrin, người luôn phản đối nỗ lực gia tăng ngân sách quốc pḥng, nếu cứ tiếp tục kiểu chi tiêu này th́ các khoản chi tiêu công sẽ tăng thêm 3% GDP trong ṿng ba năm tới.
“Các khoản thâm hụt ngân sách sẽ không thể bù đắp ngay cả khi giá dầu tăng cao”, ông Kudrin khẳng định.
C̣n China Post th́ đánh giá, trước mắt th́ ngân sách Nga chưa bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng bởi các bản báo cáo tài chính cho thấy, các khoản nợ của Nga chỉ chiếm khoảng 10% GDP. Thêm vào đó, Moscow đang nắm giữ lượng dự trữ ngoại hối khoảng 1.000 tỷ USD, con số lớn thứ 3 trên thế giới.
Tuy nhiên, một khi năng lượng, vốn đóng góp 50% cho ngân sách Nga, giaem giá th́ quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới này sẽ phải gánh khoản thâm hụt ngân sách 11% GDP.
China Post c̣n dẫn lời nhà kinh tế học Sergei Guriev tại ĐH Kinh tế mới của Nga và Aleh Tsyvinski tại ĐH Yale của Mỹ khẳng định, nếu ông Putin tiếp tục phớt lờ lời kêu gọi cải cách hệ thống lương hưu và tiến hành tư nhân hóa các doanh nghiệp th́ nền kinh tế Nga sẽ khó tránh khỏi viễn cảnh tŕ trệ kéo dài và thậm chí là dẫn đến sự sụp đổ hệ thống tài chính.
Trà My (theo China Post)