"Chiếm lấy Phố Wall" - đâu phải chuyện đùa - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 10-09-2011   #1
dh2003
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
dh2003's Avatar
 
Join Date: Sep 2008
Posts: 9,141
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 26
dh2003 Reputation Uy Tín Level 1dh2003 Reputation Uy Tín Level 1
Default "Chiếm lấy Phố Wall" - đâu phải chuyện đùa

Nước Mỹ đang sục sôi bầu không khí phản kháng của phong trào "Chiếm lấy Phố Wall" nhằm lên án giới tài chính, ngân hàng - được coi là thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và nạn thất nghiệp trầm trọng. Hiện tượng này không phải chuyện đùa, trái lại, nó có thể làm khuynh đảo hệ thống chính trị Mỹ.

Hăy chú ư tới những cuộc biểu t́nh của phong trào "Chiếm lấy Phố Wall" trên đường phố New York và ở nhiều thành phố khác khắp nước Mỹ, nhất là khi người biểu t́nh có thể kéo dài sự phản đối từ mùa đông lạnh lẽo năm nay sang thời điểm khai màn bầu cử Tổng thống Mỹ vào mùa xuân 2012.


Người biểu t́nh cáo buộc chính những gói cứu trợ khổng lồ cho Phố Wall dẫn tới mức nợ của chính phủ lên cao hơn bao giờ hết. Ảnh: CNN

Đây là tín hiệu cho thấy khả năng xuất hiện sự thay đổi lớn trong nền chính trị Mỹ, bởi phong trào đang tạo ra tiếng nói chung của công chúng. Mấu chốt của diễn biến này là việc liệu phong trào "Chiếm lấy Phố Wall" có dẫn tới sự thay đổi toàn thể giới chóp bu chính trị ở Washington vào năm 2013 hay không? Hoặc liệu người Mỹ có bầu lại phần lớn các quan chức ở cả hai Đảng Dân chủ, Cộng ḥa vào các vị trí ở chính quyền liên bang, chính quyền bang và địa phương hay không?

Theo Reuters, nhà b́nh luận David Cay Johnston cho rằng Phong trào "Chiếm lấy Phố Wall" khác biệt cơ bản so với những phong trào biểu t́nh khác mà ông theo dơi hơn bốn thập kỷ qua. Thay v́ những lợi ích cụ thể, na ná nhau như chống chiến tranh, chống nạn cưỡng hiếp, phong trào Đảng Trà, những người biểu t́nh lần này thể hiện các quan điểm rất đa dạng. Họ chống đủ thứ như: thói tham lam của các tập đoàn tài phiệt, sự bất b́nh đẳng xă hội, thay đổi khí hậu toàn cầu... Tuy vậy, họ đoàn kết quanh một chủ đề chung: các ông chủ ngân hàng đang "xé nát" nước Mỹ.

Nói chuyện với một số người biểu t́nh cắm trại ăn ngủ dầm dề tại công viên Zuccotti gần Phố Wall, người ta có thể thấy nổi lên hai vấn đề bức xúc khác. Thứ nhất là việc giới siêu giàu chi phối các chính trị gia. Thứ hai là chuyện giới truyền thông đánh giá các sự kiện qua lăng kính của tầng lớp giàu có.

Bắt đầu từ giữa tháng 9 đến nay, các cuộc biểu t́nh của Phong trào "Chiếm lấy Phố Wall" từ chỗ thu hút chỉ vài trăm người trẻ tuổi đă lên tới con số hàng ngh́n người. Ảnh hưởng của nó bắt đầu len lỏi vào các ngóc ngách chính trị Mỹ và chưa hề có dấu hiệu thoái trào.

"Chúng tôi cứ ở đây chừng nào chưa có sự đổi thay" - đó là một khẩu hiệu mang tính cảnh báo của người biểu t́nh. Nói là làm, dân biểu t́nh đă khuân thực phẩm, thuốc men, xong nồi niêu chảo, bàn chải đánh răng, giấy vệ sinh, đồ công nghệ... tới công viên Zuccotti, thậm chí xuất bản cả tờ báo riêng mang tên "Chiếm đóng Phố Wall" nhằm phục vụ "cuộc chiến" dài hơi của họ.

Kinh tế "mắc kẹt", trách nhiệm Phố Wall

Chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ Even Ben Bernanke bày tỏ sự đồng cảm với những người biểu t́nh. Tuần qua, phát biểu trước Ủy ban Kinh tế chung của Quốc hội Mỹ, ông cho rằng người dân thực sự không hài ḷng với thực trạng kinh tế cũng như những ǵ đang xảy ra. Họ đưa ra một số lư lẽ cáo buộc ngành tài chính là thủ phạm đẩy nước Mỹ vào t́nh trạng hỗn độn. Người dân cũng thất vọng với cách phản ứng của Washington trước t́nh trạng thất nghiệp lên tới 9%, trong khi tăng trưởng kinh tế rất chậm.

Thực tế, ba năm sau cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế Mỹ đang "mắc kẹt" trở lại. Các tổ chức tài chính lớn như Quỹ Tiền tệ quốc tế, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, cùng những tập đoàn đầu tư khổng lồ như Goldman Sachs đều giảm mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu giai đoạn 2011-2012. Họ cũng cảnh báo rằng châu Âu và Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái ngày càng lớn. Nhà kinh tế học Nouriel Roubini thậm chí cho rằng Mỹ đă bước vào giai đoạn suy thoái, dựa trên những số liệu "cứng và mềm".

Ba năm sau khi "bong bóng" vỡ, thị trường nhà đất Mỹ vẫn phải vật lộn để phục hồi, tài sản thế nợ th́ tăng lên. Nhiều người mất nhà cho dù đă trả một lượng lớn tài sản cầm cố. Thị trường lao động èo uột do thất nghiệp trở thành "cuộc khủng hoảng tầm cỡ quốc gia". Cùng lúc, tin tức xấu về cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu dồn dập đến. Căng thẳng thanh toán tiền mặt ở các ngân hàng châu Âu gây nguy cơ lớn cho các ngân hàng Mỹ. Mọi người lo ngại rằng một cuộc khủng hoảng tương tự năm 2008 sẽ lặp lại.


Người biểu t́nh ra hẳn tờ báo “Chiếm đóng Phố Wall”. Ảnh: NYT

Tại công viên Zuccotti, từ những người theo chủ nghĩa tự do, những người theo đạo, các giáo sư đại học cho tới cánh lái xe tải, người vô thần..., từ người ăn nói mạch lạc cho tới ú ớ, ai cũng đồng t́nh rằng giới siêu giàu, nhất là các ông chủ ngành tài chính, là những "kẻ cắp" ngụy biện, không chỉ ăn cắp bằng súng đạn mà c̣n bằng cái gọi là "công cụ tài chính".

Họ cáo buộc Phố Wall chiếm hữu những tài sản giá trị nhất, hoen ố v́ thói tham lam và tham nhũng. Chính các ông chủ Phố Wall là thủ phạm gây khủng hoảng tài chính năm 2008. Chính những gói cứu trợ tài chính khổng lồ cho Phố Wall dẫn tới mức nợ của chính phủ Mỹ lên cao hơn bao giờ hết. Nghịch lư là các ông chủ Phố Wall ung dung dùng tiền thuế của người dân để thưởng cho bản thân.

Dan Halloran, một thành viên Hội đồng thành phố New York - nói rằng khi xem truyền h́nh, anh ta cứ tưởng tất cả người biểu t́nh đều dưới 30 tuổi và chưa bao giờ đi làm. H́nh ảnh truyền thông dựng lên về họ như... tranh biếm họa. Tuy nhiên, theo Halloran, những người mà anh ta nói chuyện vừa tha thiết làm việc, vừa sống trong tâm trạng lo lắng. Nhiều người vay nợ, mất nhà cửa, nghèo khó... nói rằng họ muốn có việc làm, trong khi các ông chủ chẳng đoái hoài.

Một số nhà kinh tế cho rằng Phố Wall không rút ra được bài học nào từ cuộc khủng hoảng năm 2008, trái lại c̣n t́m cách vận động hành lang để triệt tiêu mọi cải cách, khiến giới tài chính, ngân hàng ngày càng giàu trong khi phần đông công chúng ngày càng nghèo.

Trả lời phỏng vấn truyền h́nh, tỷ phú Warren Buffett đứng về phía người biểu t́nh: "Cảm giác thất vọng là có thực và có đủ cơ sở để thấy rằng mọi người muốn thoát khỏi t́nh trạng thuế má thiếu công bằng cũng như việc làm khó khăn".

Cuối tuần qua, trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Obama đă phải lên tiếng thừa nhận Phong trào "Chiếm đóng Phố Wall" thể hiện sự thất vọng của công chúng Mỹ đối với ngành tài chính. "Tôi đă xem truyền h́nh. Những người biểu t́nh nói lên tâm trạng chán nản đang lan rộng trước cách thức hoạt động của hệ thống tài chính Mỹ" - ông Obama nói.

"Mùi" của chính trị

Tuần qua, phong trào "Chiếm lấy Phố Wall" đă có cú đột phá chính trị khi nhận được sự tán thành của các lănh đạo Nhóm Dân biểu Tiến bộ Quốc hội, Hội Dân biểu người da đen, Đảng Gia đ́nh Lao động New York và một số nghị sĩ. Các nghiệp đoàn như Liên đoàn Giáo viên Liên bang, Hội Y tá Quốc gia, Liên đoàn Lao động khu vực Đông Bắc Pennsylvania, Hội truyền thông CWA... cũng vào cuộc rầm rộ. Thành viên của họ đ̣i đánh thuế giới tài phiệt Phố Wall, tái thiết nước Mỹ, tạo thêm việc làm.


Trong khi đó, các nhóm tự do như MoveOn và Democracy for America bắt đầu quyên tiền để hỗ trợ phong trào. 1,4 triệu thành viên nghiệp đoàn giao thông vận tải Teamsters tuyên bố: " Không ai ngạc nhiên khi thấy 'Chiếm lấy Phố Wall' giành được sự ủng hộ và nhanh chóng lan khắp nước Mỹ. Giấc mơ Mỹ của các sinh viên - những người thực sự đang nợ nần và thất nghiệp - đă biến mất. Giấc mơ Mỹ của người lao động không c̣n bởi lương của họ bị cắt giảm, trong khi các ông chủ ngồi trên đống lợi nhuận trị giá hàng tỷ USD. Giấc mơ Mỹ của các gia đ́nh lao động biến mất bởi họ phải trả giá quá cao cho sự ngu ngốc và lỗi lầm của Phố Wall".

Trước hơi hướng chính trị, "Chiếm lấy Phố Wall" bắt đầu được so sánh với Đảng Trà. Khi bắt đầu nhen nhóm vào mùa thu năm 2008, Đảng Trà chỉ được coi như một chuyện đùa, sự bất thường của một nhúm người đội mũ ngộ nghĩnh, chẳng có tí quyền lực cũng như thông điệp rơ ràng nào. Thế nhưng trong năm 2009, Đảng Trà đă lan rộng khắp nước Mỹ với các cuộc biểu t́nh phản đối chính sách kích cầu kinh tế của chính quyền Tổng thống Barack Obama. Năm 2010, Đảng Trà thậm chí đưa được người của họ vào Thượng viện. Đến nay, Đảng Trà - được coi là một phong trào cực đoan gồm phần lớn thành viên là đảng viên "siêu bảo thủ" của phe Cộng ḥa - thực sự gây ảnh hưởng sâu rộng trong quá tŕnh bầu cử và hệ thống chính trị Mỹ.

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng một số chính trị gia khác cho rằng "Chiếm lấy Phố Wall" và Đảng Trà đều bắt nguồn từ tâm trạng thất vọng của thường dân với tầng lớp "ngồi mâm trên" xă hội, bởi cảm giác bất b́nh đẳng, mối lo thất nghiệp và mất ḷng tin vào triển vọng kinh tế quốc gia. Sự khác nhau ở chỗ Đảng Trà hướng cơn thịnh nộ vào chính quyền, trong khi "Chiếm lấy Phố Wall" dồn sự giận dữ lên các công ty, tập đoàn Mỹ. "Chiếm lấy Phố Wall" đưa ra thông điệp mang tính lan truyền rằng nền dân chủ Mỹ cần tạo cơ hội nhiều hơn cho các cá nhân tham gia.

Không ai biết điều ǵ sẽ xảy ra tiếp theo. Nhưng hơn bao giờ hết, đây là cơ hội cho ngày càng nhiều người Mỹ thuộc mọi màu da, mọi giới tính, mọi đức tin thể hiện vai tṛ tích cực nhằm đổi thay nước Mỹ. Trước đây, sự không hài ḷng với xă hội, cả ở phía tả lẫn phía hữu, mới chỉ thể hiện qua các phương tiện truyền thông và qua lá phiếu chứ chưa ở trên đường phố.

Những ngày này, người ta có thể thấy sự giận dữ âm ỉ bùng nổ thành quyền lực của công chúng như thế nào. Dần dà, sự chuyển dịch về ư thức sẽ dẫn tới cuộc tranh luận quốc gia ở Mỹ, sau đó thể hiện ở kết quả bầu cử.

Theo vietnamnet
dh2003_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1092018_thumb_91336528.jpg
Views:	6
Size:	30.4 KB
ID:	323191
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC9

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:43.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06605 seconds with 14 queries