WESTMINSTER (NV) - Đầu năm 2010, Dân Biểu Joseph Cao Quang Ánh đi thăm chính thức Việt Nam. Ông đi mà không báo ai biết, phải tới khi ông xuất hiện tại Sài G̣n, báo chí trong nước đưa tin dồn dập, người ta mới biết vị dân biểu liên bang gốc Việt đầu tiên đă về nước.
Dân Biểu Cao Quang Ánh tại Louisiana năm 2010. (H́nh: Chris Graythen/Getty Images)
Một số dư luận bắt đầu chỉ trích chuyến đi vừa âm thầm vừa ồn ào này. Một tuần sau khi về lại Mỹ, Dân Biểu Cao Quang Ánh họp báo với truyền thông Việt ngữ hải ngoại. Buổi họp báo không làm dịu được dư luận. Nhiều người cho là ông Ánh đă làm lợi cho tuyên truyền cộng sản khi ông đến Việt Nam ngay lúc nhà cầm quyền đang đập phá Thánh giá ở Đồng Chiêm và đàn áp giáo dân tại đó, mà ông, một cựu chủng sinh Ḍng Tên, lại không phản ứng ǵ.
Một công điện của Đại Sứ Michael Michalak gởi đi từ Hà Nội, đề
ngày 2 tháng 2, 2010, tiết lộ thêm chi tiết về chuyến đi này. Một mặt công điện này xác nhận rằng ông Ánh chỉ đi thăm những địa điểm chính thức và không hề đi tới gần những chỗ nhạy cảm như Đồng Chiêm, Thái Hà.
Mặt khác, công điện này cho thấy ông Ánh không phải v́ thế mà hoàn toàn tránh chuyện nhân quyền, tự do tôn giáo. Ông chỉ trích chính sách nhân quyền của Hà Nội và trực tiếp cho rằng Việt Nam phải bị đưa vào danh sách CPC - các nước cần quan tâm đặc biệt.
Ông Ánh đi Việt Nam trong một phái đoàn 3 dân biểu: Eni Faleomavaega, Michael Honda và Joseph Cao Quang Ánh. Phái đoàn lưỡng đảng này được cho là “phái đoàn Mỹ gốc Á đầu tiên” đến Việt Nam.
Chuyến đi này đă xém bị hủy bỏ, v́ chính quyền Việt Nam chần chừ không định cấp visa cho ông Ánh cho tới phút chót. Bản công điện cho biết, “Dân Biểu Faleomavaega đă sẵn sàng hủy bỏ chuyến đi nếu chính phủ Việt Nam không cấp visa cho Dân Biểu Cao.”
Hai ông Honda và Cao tới Sài G̣n trước. Ṭa Tổng Lănh Sự đón và đưa họ tới họp với Sở Ngoại Vụ thành phố. Sau đó, hai dân biểu này đến thăm bệnh viện Từ Dũ. Rồi ông Cao Quang Ánh chạy về thăm sinh quán của ông, ở Trung Chánh.
Tới sáng ngày 4 tháng 1, DB Faleomavaega tới Sài G̣n, và cùng hai ông này họ bay ra Hà Nội, nơi Đại Sứ Michalak ra đón và đưa đi các nơi.
Tại Hà Nội, phái đoàn này ăn tối với ông Ngô Quang Xuân, phó chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại của Quốc Hội Việt Nam. Hai bên bàn thảo thoải mái về việc hợp tác giữa ngành lập pháp hai nước.
Trong bàn ăn, Dân Biểu Cao Quang Ánh chỉ trích t́nh trạng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Bản công điện miêu tả phát biểu của ông Ánh là “đánh giá thẳng thắn và cá nhân của ông” về nhân quyền và tôn giáo.
Ông Ánh cũng đề nghị là Việt Nam phải bị đưa lại vào danh sách CPC. “Không lạ ǵ là phát biểu của ông dân biểu khiến ông Phó Chủ Tịch Xuân phản bác mạnh mẽ,” công điện viết. “Ông này bào chữa cho chủ trương của chính phủ Việt Nam về nhân quyền và tự do tôn giáo bằng những lập luận quen thuộc.”
Sáng hôm sau, phái đoàn đi gặp Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Nguyễn Văn Son. Ông này chào mừng phái đoàn ngoại quốc đầu tiên của năm 2010, và nói muốn thấy thêm nhiều phái đoàn Quốc Hội Mỹ qua thăm Việt Nam. Dân Biểu Cao Quang Ánh nói bằng tiếng Việt với ông Son và trấn an ông này là ông Ánh không có mục đích lật đổ chính quyền Việt Nam, và khuyến khích hai bên “tiếp tục nói về các quan điểm khác biệt.”
Dân Biểu Faleomavaega th́ khuyến khích ông Son nên giữ liên lạc với Dân Biểu Cao, là “người đại diện không chính thức” của 2.2 triệu người Mỹ gốc Việt, ông nói.
Trong một cuộc họp sau đó, Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn, kiêm chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở Nước ngoài, nói với phái đoàn này là chính quyền Việt Nam “muốn hợp tác với người Việt hải ngoại để phát triển Việt Nam.” Ông Sơn khen ngợi người Việt Nam ở ngoại quốc thành công trong nhiều lănh vực và giúp đóng góp vào sự lớn mạnh của Mỹ.
“Hai Dân Biểu Faleomavaega và Cao,” công điện viết, “trả lời rằng sức mạnh của Mỹ đến từ sự đa dạng của nước này, và nói thêm rằng cộng đồng người Mỹ gốc Việt hoan nghênh cơ hội được giúp Việt Nam phát triển.”
Dân Biểu Cao cũng giải thích rằng nhiều người Việt Nam hải ngoại hay lên tiếng về những vấn đề ở Việt Nam là v́ họ muốn nước này giàu mạnh.
Nghe vậy, Thứ Trưởng Sơn nói ông muốn làm việc với Dân Biểu Cao để được cộng đồng người Mỹ gốc Việt ủng hộ. Ông nói ông sắp sửa qua thăm Mỹ và muốn các dân biểu này giúp ông gặp người Việt bên đó.
Sau đó, phái đoàn này qua gặp ông Phạm B́nh Minh, thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại Giao. Ông này hiện là bộ trưởng Ngoại Giao và là con trai cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch. Ông Cao Quang Ánh cám ơn Bộ Ngoại Giao đă cấp visa cho ông về thăm nơi ông sinh ra, và nói ông sẽ tiếp tục lên tiếng về các vấn đề Việt Nam, nhưng chỉ v́ ông muốn nước này giàu mạnh hơn.
Phái đoàn sau đó đă rời Việt Nam đi các nước Châu Á khác.
Tới tháng 5 năm đó, Thứ Trưởng Sơn viết thư đề nghị ông Ánh giúp gặp cộng đồng người Việt hải ngoại. Bức thư gởi “Ngài Ánh 'Joseph' Cao, hạ nghị sĩ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ” có đoạn nhắc lại buổi gặp gỡ ở Việt Nam:
“Trong cuộc tiếp xúc tại Hà Nội ngày 5 tháng 1, 2010, ngài đă bày tỏ t́nh cảm yêu mến quê hương Việt Nam, cội nguồn của ngài và mong muốn Việt Nam trở thành một quốc gia giàu mạnh. Cũng dịp này, ngài cũng cho rằng dù c̣n có những ư kiến khác nhau trên một số vấn đề nhưng chúng ta vẫn có thể đối thoại và t́m cách hợp tác v́ sự phát triển của Việt Nam.”
Ông Sơn nói ông muốn đi Mỹ và Canada để “gặp gỡ và tiếp xúc với cộng đồng người Việt Nam, trong đó có cả những cá nhân, tổ chức c̣n thiếu thông tin đúng đắn về Việt Nam và vẫn c̣n mang tư tưởng hận thù cùng những lời nói, việc làm chống lại nhà nước Việt Nam.”
Ông nhờ ông Ánh giúp gặp những tổ chức này. Khi đó, ông Ánh đă từ chối, và trả lời bằng một bức thư tiếng Anh. Ông bác bỏ điều ông Sơn cho rằng người Việt hải ngoại đă hiểu nhầm t́nh h́nh trong nước. Bức thư có đoạn viết, “Những người Việt quyết định đánh đổi mạng sống để rời bỏ quê hương không hề hiểu lầm về chính phủ Việt Nam.”
Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt