Bóng đá luôn có sức hút mănh liệt với người dân Việt Nam và ngược lại, dân ta luôn tự hào về t́nh yêu nồng cháy với quả bóng tṛn.
Các trận đấu của U23 Việt Nam tại Sea Games 26 này dĩ nhiên không thể thiếu được Sáng “Củ Chi” và Hoàn “pháo” (đứng giữa)
Bất kỳ đại hội nào có đội tuyển bóng đá Việt Nam góp mặt, chắc chắn nơi ấy luôn có lực lượng NHM tháp tùng đông đảo. Trong số ấy có 2 CĐV khá đặc biệt, họ không có ǵ cả, không ngoại ngữ, không người quen bên xứ người mà vẫn chu du thiên hạ. Họ chỉ có tiền và t́nh yêu bóng đá.
MÙ NGOẠI NGỮ VẪN BÔN TẨU ĐÔNG TÂY NAM BẮC
Tại 2 trận mở màn của ĐT U23 Việt Nam ở Sea Games 26 này, người ta thấy 2 người đàn ông rất quen mặt, xuất hiện thường trực ở những giải đấu lớn của ĐT Việt Nam. Hai gă đàn ông này, một là Phạm Văn Sáng (tức Sáng “Củ Chi”) và một là Văn Trần Hoàn (tức Hoàn “pháo”), những người yêu bóng đá và ĐT Việt Nam theo cách rất riêng.
Cách đây 3 năm, tại AFF Suzuki Cup 2008 ở Phuket (Thái Lan), tôi đă rất ấn tượng với 2 người đàn ông này khi họ đi cùng nhóm CĐV Việt Nam rất đông sang cổ vũ ĐT Việt Nam bằng đường bộ, v́ thời điểm ấy sân bay Bangkok đang tê liệt v́ biểu t́nh. Thế nhưng những ngày qua, gặp nhau ở Jakarta, người viết đă khá bất ngờ khi biết 2 người đàn ông ấy dù đă đi khắp thế giới để cổ vũ bóng đá, thậm chí sang đến Nam Phi để xem World Cup 2010, nhưng một chữ tiếng Anh - thứ ngôn ngữ toàn cầu - bẻ đôi cũng không biết.
Số là ngày diễn ra trận mở màn SEA Games 26 giữa U23 Việt Nam - U23 Philippines, lúc xuống sảnh khách sạn, người viết thấy 2 người đàn ông đỏ rực trong chiếc áo cờ đỏ sao vàng đang khoa chân múa tay để nói thứ “ngôn ngữ cơ thể” với bác tài xế taxi, lại gần hóa ra là anh Sáng và anh Hoàn. Hai ông anh ấy “nói” kiểu ǵ bác tài cũng lắc, thậm chí anh Hoàn c̣n tung chân như đang sút banh và miệng thốt: “Football” cũng không ăn thua. Thấy tôi, 2 anh mừng ra mặt: “Chú nói cho họ biết bọn anh đang cần đến sân bóng đá nhé, năy giờ nói kiểu ǵ hắn cũng không hiểu. Bực cả ḿnh!”.
Trên đường đến sân, hỏi đi xem bóng đá ở nước ngoài mà mù ngoại ngữ th́ các anh xoay xở thế nào? Hai gă ngông liền bật cười: “Dễ ợt. Thường th́ tôi gọi điện về Việt Nam nhờ vợ trao đổi bằng tiếng Anh trực tiếp với đối tác, từ đặt pḥng khách sạn, gọi đồ ăn, hay mua bán… C̣n ở những dịp như AFF Cup hay SEA Games như thế này th́ kiếm những nơi có nhiều anh em phóng viên Việt Nam để có thêm sự trợ giúp…”.
KẾT ĐÔI NHỜ SEA GAMES
Kể cũng lạ, anh Sáng là người gốc Củ Chi (TP.HCM), trong khi anh Hoàn lại là dân Hải Pḥng chính hiệu. Người Bắc, kẻ Nam nhưng bất cứ giải đấu nào cũng thấy cả hai sánh đôi, và rất tâm đầu ư hợp từ việc cổ vũ trên khán đài cho đến những sinh hoạt thường nhật.
![](http://bongdaplus.vn/Uploaded/LanNH/2011_11_10/hoansay2.jpg)
T́nh bạn giữa họ đă bắt nguồn từ SEA Games 23
Anh Sáng kể: “Tôi với ông Hoàn gặp nhau đúng là có duyên. Hồi SEA Games 23 ở Philippines, lúc đang làm thủ tục ở sân bay Tân Sơn Nhất, cô nhân viên sân bay đă khuyên tôi nếu không biết tiếng Anh th́ tốt nhất đừng đi, v́ t́nh h́nh ở Philippines hiện đang phức tạp lắm. Từ phía sau, bất ngờ một người đàn ông khoe cũng đi Phlippines xem bóng đá và biết đến 7 ngôn ngữ. Nghe thế, tôi như vớ được phao cứu sinh bèn xin đồng hành, và người đó chính là ông Văn Trần Hoàn này. Lúc vào trong pḥng cách ly, Hoàn mới bảo lúc năy là nói đùa thôi, chứ cũng mù ngoại ngữ như tôi. Nghe xong tôi muốn xỉu, nhưng lỡ đưa chân th́ phải bám đến cùng, và thế là 2 anh em nương nhau suốt kỳ SEA Games năm ấy và thân thiết đến bây giờ”.
Kể xong, 2 gă ngông cười ha hả, đặc biệt là Hoàn “pháo” bởi đă cho một người “vào tṛng” và trở thành bằng hữu thân thiết, đặc biệt là rất tương đồng ở t́nh yêu bóng đá đến cuồng nhiệt như anh Sáng. Hoàn quay sang bảo với Sáng: “SEA Games này đúng là kỷ niệm 6 năm anh em ta biết nhau anh nhỉ, nhanh thật”. Và cũng từ thời điểm SEA Games 23 ấy đến nay, như một thông lệ, bất cứ giải đấu nào liên quan đến bóng đá là Hoàn “pháo” lại bay vào TPHCM để hợp cùng Sáng “Củ Chi” thành một bộ đôi hoàn hoản trên các khán đài.
“NGƯỜI CÂM ĐIẾC C̉N ĐI ĐƯỢC, TẠI SAO M̀NH KHÔNG?”
T́nh yêu bóng đá cuồng nhiệt đă gắn kết 2 người đàn ông này thành tri kỷ. Họ đều là những doanh nhân thành đạt và có tiếng tăm. Anh Phạm Văn Sáng hiện là chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Hoàng Khang, c̣n Văn Trần Hoàn lại là giám đốc công ty cổ phần Sông Hồng. Là chủ doanh nghiệp cỡ bự, nhưng trên khán đài, người ta chỉ thấy họ là 2 CĐV nhiệt thành, thậm chí hơi ngông, khi Hoàn “pháo” c̣n nổi danh với những tṛ đốt pháo trên khán đài. Tôi c̣n nhớ hồi ở Phuket năm 2008, do Thái Lan không cấm đốt pháo, nên 2 gă ngông này đă mua cả một xe tuk-tuk pháo về chất đầy ở sảnh khách sạn để chờ mang lên sân “cổ động” đội tuyển tại AFF Cup năm ấy, khiến nhiều phóng viên phải xanh mặt.
Cách đây vài hôm, lúc ngồi ăn tối tại khu China Tower ở Jakarta, anh Sáng đă kể cho chúng tôi nghe chuyện 2 anh sang Nam Phi xem World Cup 2010: “Ban đầu, do không biết đường đi nước bước nên chúng tôi đăng kư đi theo tour của một công ty du lịch với giá 3.500 USD/người. Sau do ít người quá nên công ty này đă tăng lên 5.000, rồi gần 15.000 USD/người. Họ tăng tới đâu, chúng tôi chấp nhận đến đấy, nhưng tour ấy vẫn không thể tổ chức được v́ chỉ có… 2 khách. Thế nên chúng tôi quyết định tự đi, dù cũng hơi run. Từ Việt Nam, chúng tôi đă liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam ở Nam Phi để lấy địa chỉ, số điện thoại rồi sang bên ấy nhờ mọi người hướng dẫn đường đi nước bước. Thậm chí, những lúc đi ăn mà không biết nói thế nào th́ gọi điện về nhà nhờ người nhà gọi món giùm. Đặt pḥng khách sạn hay muốn giao dịch ǵ khác cũng vậy, được tất miễn là có điện thoại và có tiền”.
Anh Hoàn cười hề hề: “Bọn tôi chỉ nghĩ đơn giản thế này, những người bị câm điếc vẫn xuất ngoại được, vậy tại sao ḿnh lại không đi được? Nếu bạn yêu bóng đá thật sự và sống hết ḿnh với nó th́ chuyện ǵ bạn cũng có thể làm được v́ t́nh yêu ấy của ḿnh”. Mù ngoại ngữ, nhưng chỗ nào họ cũng lần ṃ tới thậm chí mua được vé xem bóng đá World Cup 2010 chợ đen với giá rẻ, và t́m được cả nơi để mua pháo… đốt đỡ buồn nơi đất khách. Nghe xong, nhiều người phải bái phục về sự “gan cùng ḿnh” của họ. Những ngày qua, trên những những khán đài ở thủ đô Jakarta, 2 gă ngông ấy vẫn đang cháy hết ḿnh với t́nh yêu bóng đá đến dị thường của chính họ.
Tại SEA Games 26, 2 gă ngông này chỉ có mặt ở Jakarta xem 2 trận đầu tiên của đội U23 Việt Nam rồi lại bay về Việt Nam để lo công việc. Sau đó ngày 17/11 họ sẽ có mặt trở lại ở Jakarta. Cả hai cho biết, đi xem bóng đá, nhưng họ vẫn phải điều hành công việc từ xa, bởi “công việc ổn định th́ mới có tiền để đi theo bóng đá chứ. V́ thế dù mê bóng đá, nhưng chúng tôi vẫn không được phép quên nhiệm vụ của ḿnh”.
Nếu anh Hoàn vẫn c̣n độc thân và có thể ung dung tự tại đi xem bóng đá, th́ anh Sáng lại là chuyện khác. Khi được hỏi: “Đi xa nhiều ngày để theo chân đội bóng, vợ anh có phiền ḷng?”, anh Sáng cười khà khà cho biết: “Không hề, vợ tôi yêu tôi bởi v́ tôi mê bóng đá đấy. Những lúc đi nước ngoài xem bóng đá tôi luôn đưa vợ theo, trừ những chuyến đi dài ngày”. Anh Sáng cho biết, nhờ bóng đá nên vợ chồng anh cùng gia đ́nh những người bạn trong hội “mê bóng đá” khác rất thân thiết nhau.
Đỗ Tuấn, bongdaplus.com.vn