Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân tại Việt Nam và vai tṛ của xă hội dân sự là những vấn đề được đề cập rất nhiều tại hội thảo Vietnam Update 2011 đang diễn ra tại Australia.
![](http://www.bayvut.com.au/sites/default/files/imagecache/story_460/story-images/vietnamupdate2011_181111_0.jpg)
Hội thảo Vietnam Update 2011 tại Đại học Quốc gia Australia tại Canberra. (Kim Anh)
Hội thảo Vietnam Update 2011 diễn ra tại Đại học Quốc gia Australia (ANU), Canberra, trong hai ngày 17 và 18/11 với sự tham gia của các học giả từ Australia, Việt Nam và Mỹ. Chủ đề của hội thảo năm nay là 'Môi trường: thay đổi, thách thức và những tranh luận'.
Những vấn đề nổi bật
Sau 25 năm chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đă đạt được những thành công đáng kể trong việc phát triển kinh tế xă hội. Tuy nhiên, hiện quốc gia này đang phải đối mặt với những vấn đề nan giải về môi trường như gia tăng ô nhiễm (trong đó có vấn đề ô nhiễm nguồn nước, quản lư rác thải rắn); đa dạng sinh học đang bị suy giảm với tốc độ đáng báo động; vấn đề khí hậu thay đổi - dự báo đến năm 2100, nhiệt độ tại quốc gia này sẽ tăng thêm 2-3 độ C và nước biển sẽ dâng cao thêm 1 mét.
Các làng nghề thủ công tại Việt Nam đă và đang đóng vai tṛ quan trọng góp phần giảm đói nghèo, giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đ́nh ở nông thôn. Kể từ thời kỳ Đối mới, các làng nghề này càng được mở rộng và hiện đại hóa. Tuy nhiên, song hành cùng sự phát triển này là vấn đề gia tăng ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Đặng Đ́nh Trung, Susan MacKay và Sango Mahanty từ Đại học ANU, mức độ ô nhiễm tăng đáng kể có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, nền sản xuất nông nghiệp và nguồn sinh kế của họ.
Việt Nam cũng là một trong những nước xuất khẩu tôm nhiều nhất thế giới. Từ năm 2010, Việt Nam đă thu được khoảng 2 tỷ đô hàng năm nhờ vào việc xuất khẩu này. Với những lợi thế về sản xuất nông nghiệp, khu vực đồng bằng châu thổ sông Mekong là nơi các nông trại tôm phát triển nhanh chóng từ vài thập kỷ qua. Thế nhưng, sự phát triển này cũng đi kèm với những hậu quả liên quan đến vấn đề môi trường.
Vấn đề thiếu thông tin và số liệu tại Việt Nam cũng được đưa ra thảo luận tại hội thảo. "Các số liệu không chính xác hoặc không được cập nhật. Điều này sẽ gây khó khăn về việc hoạch định các chính sách và kế hoạch về môi trường. Các tổ chức quốc tế cũng mong đợi có thể tiếp cận được với những thông tin chính xác từ phía chính phủ Việt Nam", một học giả Australia nói.
Xă hội dân sự và vấn đề quản lư nhà nước
Vai tṛ của xă hội dân sự (civil society) trong vấn đề môi trường đă được đề cập rất nhiều tại hội thảo Vietnam Update năm nay.
Những vụ việc nóng bỏng gần đây như đề xuất cải tạo công viên Thống Nhất thành trung tâm giải trí thương mại vào năm 2007, công ty Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải gây ô nhiễm môi trường, những tranh căi xung quanh dự án bô-xít tại Tây Nguyên... đều được các học giả đưa ra phân tích và tranh luận, tập trung vào vai tṛ của xă hội dân sự (cụ thể ở đây là các nhóm hoạt động môi trường, các chuyên gia...) và vấn đề quản lư nhà nước.
Tiến sĩ Andrew Wells-Dang đă đưa ra các mô h́nh từ ba sự việc nổi bật nhất là công viên Thống Nhất, dự án bô-xít Tây Nguyên và xây dựng đập thủy điện tại thượng nguồn sông Mekong, trong đó nổi bật hai nhóm chủ thể chính có những quan điểm trái ngược nhau: bên ủng hộ gồm cơ quan chính phủ, các công ty thầu dự án... và bên phản đối gồm các tổ chức bảo vệ môi trường, những nhà khoa học, giới chuyên gia, truyền thông... Thế nhưng, ông nhận định trong tất cả các trường hợp trên, lư do bảo tồn di sản thiên nhiên không đóng vai tṛ quan trọng hàng đầu.
Luật thuế môi trường
Luật thuế môi trường tại Việt Nam sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2012. Theo luật thuế mới này, đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường gồm: xăng, dầu, than đá, dung dịch HCFC, túi nhựa xốp, thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng. Việc chính phủ áp dụng thuế này là nhằm mục đích tăng ngân sách nhà nước cho những hoạt động bảo vệ môi trường và nâng cao ư thức người dân.
Tuy nhiên, theo anh Hải Thiêm hiện đang học tiến sĩ tại trường Đại học Queensland, cũng tham gia hội thảo lần này với bài nghiên cứu về xă hội dân sự và chính sách môi trường tại Việt Nam, th́ đây cũng chỉ là h́nh thức để chính phủ tăng thêm nguồn thu bởi chính phủ chưa đưa ra được kế hoạch cụ thể về việc sử dụng tiền thuế này để bảo vệ môi trường như thế nào.
Trong khi đó, bản thân người dân có thể cũng không biết ḿnh đang đóng thuế môi trường bởi tiền thuế đă được đánh trên sản phẩm. C̣n truyền thông, báo chí đóng vai tṛ rất nhỏ trong vấn đề này. Một vài nhóm môi trường đă cố gắng đưa vấn đề ra công luận nhằm thu hút sự chú ư của người dân nhưng đây cũng chỉ là những hoạt động đơn lẻ và chưa đủ mạnh.
Theo bayvut