Nga hoan nghênh ư định của Ấn Độ và Pakistan về việc gia nhập Tổ chức hợp tác Thượng Hải SCO với tư cách thành viên đủ quyền.
Nga cho rằng qui chế thành viên của hai nước sẽ tăng cường vị thế của SCO đồng thời sẽ góp phần giúp ổn định t́nh h́nh khu vực. Đó là tuyên bố của ông Kirill Barsky đặc phái viên của Tổng thống Nga về các vấn đề SCO, điều phối viên quốc gia của Nga trong SCO.
Theo lời đặc phái viên Kyril Barsky, câu hỏi về việc mở rộng SCO có thể được xem xét tại Hội nghị thượng đỉnh kỳ tới của tổ chức, tiến hành vào mùa hè năm 2012 ở Trung Quốc. Điều phối viên của Nga tại SCO nêu quan điểm rằng tư cách thành viên của Ấn Độ và Pakistan sẽ tạo điều kiện tăng cường vị thế của SCO như là một tổ chức khu vực đầy thẩm quyền về vấn đề an ninh và hợp tác ở châu Á.
Ông Barsky cũng lưu ư triển vọng hiệu ứng tích cực từ qui chế thành viên SCO của Ấn Độ và Pakistan trong mối quan hệ giữa hai nước này với nhau. Do đó, Moscow cho thấy rơ rằng những e ngại về xu thế gia tăng xung đột khi mở rộng SCO là hoàn toàn vô căn cứ.
Thực ra, những e ngại này chính là lư do khiến trong 10 năm qua số lượng thành viên thường trực của SCO không thay đổi. Cho đến thời gian cách đây chưa lâu, tất cả các quốc gia của “bộ 6 6 Thượng Hải” vẫn bảo lưu quan điểm rằng nên kiềm chế việc mở rộng tổ chức. Lập luận chung là trước tiên cần tăng cường SCO trong cấu trúc hiện có, thiết lập các cơ chế làm việc, tích lũy kinh nghiệm.
Đằng sau quan điểm này là thái độ miễn cưỡng với lư giải không mấy thuyết phục rằng không muốn đưa vào SCO những cuộc xung đột song phương, thí dụ như quan hệ phức tạp Trung-Ấn hoặc những tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, chuyên viên Gennady Chufrin từ Viện Phương Đông học (Viện Hàn lâm Khoa học Nga) nhận xét: “Ấn Độ và Pakistan trong suốt thời gian dài, thực tế là trong toàn bộ thời gian tồn tại như những quốc gia độc lập, đều tranh chấp về vấn đề Kashmir. Cuộc tranh chấp rất nghiêm trọng, đến mức xung đột vũ trang. Và cho đến bây giờ mối quan hệ giữa hai quốc gia này vẫn không thể gọi được là bang giao láng giềng thân thiện”.
V́ lợi ích ḥa hợp trong khuôn khổ tổ chức, thậm chí có thời gian phải tạm quên rằng đặc điểm hàng đầu của SCO từ khi thành lập là tính chất mở của nó. Câu hỏi về việc mở rộng SCO, dù sao chăng nữa vẫn là chủ đề thường xuyên trong các cuộc thảo luận và tại các Hội nghị thượng đỉnh của tổ chức, cũng như trong cộng đồng chuyên viên quan tâm – ông Sergei Luzyanin Phó Giám đốc Viện Viễn Đông học (Viện Hàn lâm khoa học Nga) nhận định khi trả lời phỏng vấn của đài “Tiếng nói nước Nga”.
“Có nhăn quan là không cần phải mở rộng SCO, chỉ nên bảo tồn h́nh thức “bộ 6” như cấu trúc của một tổ chức nửa khép kín. Nhưng xu thế chủ đạo ngày nay khác – dẫn tới dần dần mở rộng tổ chức”, Giáo sư Sergei Luzyanin khái quát.
Thêm vào đó, như giả thiết của chuyên viên, có tác động trên hết từ tất cả biến đổi phức tạp trong bối cảnh khu vực - bất ổn ở Afghanistan, gia tăng lưu thông ma túy và hoạt động khủng bố. Ấn Độ là một quốc gia thế tục, đang tích cực đấu tranh với phân biệt sắc tộc, chủ nghĩa ly khai và cực đoan tôn giáo. Bằng kinh nghiệm của chính ḿnh, Ấn Độ biết rơ thế nào là mối đe dọa khủng bố”.
Từ quan điểm như vậy, việc Ấn Độ gia nhập SCO là rất đáng hoan nghênh. Mặt khác, Pakistan đóng vai tṛ quan trọng then chốt trong việc giải quyết vấn đề Afghanistan và là quốc gia có ư nghĩa sức mạnh kinh tế và chính trị trong khu vực. Ngoài ra, sự liên kết của Islamabad, vốn duy tŕ quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh, có thể tạo điều kiện khiến Trung Quốc đồng ư tiếp nhận Ấn Độ vào SCO. Hoạt động của hai cường quốc châu Á trong cùng một tổ chức quốc tế sẽ giúp đẩy mạnh cuộc đối thoại xây dựng giữa Bắc Kinh và New Delhi.
Trọng lượng địa chính trị của SCO cũng sẽ tăng nếu có sự tham gia của Việt Nam như là nước đối tác đối thoại của tổ chức. Như thông báo của điều phối viên quốc gia Nga trong SCO Kyril Barsky, Hà Nội sẵn sàng gửi đơn đăng kư có chữ kư của Bộ trưởng Ngoại giao tới Tổng thư kư SCO về nguyện vọng này.
Như vậy, trong thập niên thứ 2 tồn tại và hoạt động, Tổ chức hợp tác Thượng Hải đang chờ đợi sự thay đổi lớn. Cùng với việc gia nhập của Ấn Độ và Pakistan, sắp tới sẽ xuất hiện thêm một ngôn ngữ chính thức nữa là tiếng Anh, đồng thời SCO bắt đầu tỏa rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á.
Theo RUVR