Dù vận dụng mọi biện pháp mềm mỏng và cứng rắn nhưng Mỹ vẫn không thể ngăn Triều Tiên phóng vệ tinh bởi thực sự Washington không thể đưa ra những giải pháp nào mới mẻ và hiệu quả hơn.
Chiến thuật chính trị của Triều Tiên?
Bất chấp làn sóng chỉ trích của cộng đồng quốc tế, quan chức ngoại giao cao cấp Triều Tiên Ri Gun hôm qua tái khẳng định kế hoạch phóng vệ tinh của nước này trong thời gian từ ngày 12-16/4. Ông quả quyết, B́nh Nhưỡng có quyền phóng vệ tinh v́ mục đích ḥa b́nh.
“Chúng tôi sẽ sử dụng những quyền cơ bản của ḿnh. Chúng tôi đă nói là họ nên có quan điểm khách quan và công bằng để hiểu về mục tiêu ḥa b́nh của vụ phóng vệ tinh nhân tạo. Chúng tôi mời một nhóm thanh sát tới quan sát vụ phóng vệ tinh. Như vậy họ sẽ chứng kiến và hiểu được mục đích của vụ phóng vệ tinh này”, ông Ri Gun nhấn mạnh.
Tin bài liên quan:
Theo giới phân tích, quyết tâm phóng vệ tinh của Triều Tiên cho thấy, chính quyền mới đang theo đuổi chính sách “không khoan nhượng” dưới sự lănh đạo của ông Kim Jong-un.
Ông Hyun In-taek, Cố vấn chính sách thống nhất liên Triều cho Tổng thống Hàn Quốc nhận định, vụ phóng tên lửa tầm xa của Triều Tiên rơ ràng cho thấy sự không khoan nhượng của chính quyền Triều Tiên.
Theo ông, Triều Tiên có thể sẽ có hành động “khiêu khích” như tháng 4/2009 khi phóng tên lửa tầm xa và thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân một tháng sau đó.
Bên cạnh đó, ông này cho rằng, vụ phóng vệ tinh sắp tới có thể hiểu là động thái nhằm củng cố tính hợp pháp cho sự tồn tại của chính quyền mới. Tuy nhiên, hành động này cũng khiến người ta nghi ngờ về thiện chí của Triều Tiên trong việc thực hiện cam kết đạt được với Mỹ ngày 29/2, theo đó, Mỹ sẽ cấp 240.000 tấn lương thực cho Triều Tiên, đổi lại Triều Tiên sẽ ngừng thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa.
Ông Huyn khẳng định, kế hoạch phóng tên lửa được Triều Tiên đưa ra từ trước khi đạt được thỏa thuận với Mỹ. Như vậy, thỏa thuận ngày 29/2 có thể chỉ là một “chiến thuật” chính trị đă được tính toán rất kỹ lưỡng của B́nh Nhưỡng nhằm đưa Washington “vào tṛng”.
Cố vấn Huyn cũng nhấn mạnh, hành động của Triều Tiên rất có thể sẽ tác động tiêu cực đến ổn định và ḥa b́nh ở bán đảo Triều Tiên và Đông Bắc Á.
Theo cố vấn Huyn, thỏa hiệp với Mỹ trước khi thực hiện kế hoạch phóng vệ tinh chỉ là chiến thuật chính trị của Triều Tiên.
Quả thực, cả khu vực đang ngày càng tỏ ra mất b́nh tĩnh trước quyết tâm phóng vệ tinh của B́nh Nhưỡng. Trong cuộc họp báo bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra tại Phnom Penh, Tổng thư kư ASEAN Surin Pitsuwan cho biết: "Diễn biến mới tại bán đảo Triều Tiên thực sự đáng lo ngại. Bất ổn tại đây có thể gây suy giảm ḷng tin trong cả khu vực", ông Surin b́nh luận.
Trong khi đó, để đối phó với kế hoạch phóng tên lửa của Triều Tiên, quân đội Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản bắt đầu điều động tàu khu trục Aegis có trang bị hệ thống chống tên lửa đạn đạo đến vùng biển xung quanh bán đảo Triều Tiên.
Tờ JoongAng Ilbo của Hàn Quốc dẫn nguồn hải quân nước này cho biết sắp huy động tàu khu trục King Sejong đến gần bờ biển Byeonsan trên Hoàng Hải. Ngoài ra, tàu khu trục Yulgok Yi I có trang bị tên lửa cũng đang trên đường xuống phía Nam đến đảo Jeju. C̣n Mỹ sẽ điều động 5 - 6 tàu khu trục Aegis từ hạm đội 7 đến Hoàng Hải, căn cứ Okinawa, Nhật Bản và vùng biển gần Philippines.
Cuối tháng trước, B́nh Nhưỡng thông báo về kế hoạch phóng tên lửa tầm xa đưa vệ tinh nhân tạo quan sát Trái Đất lên vũ trụ trong khoảng 12-16/4 tới đây. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell cho rằng, các mảnh vỡ của tên lửa Triều Tiên có thể sẽ rơi ở khu vực giữa Australia, Indonesia và Philippines.
Trong khi đó, Nhật Bản điều động hai tàu khu trục kèm tàu chiến đến Okinawa (một tàu trên biển Nhật Bản, một tàu gần Tokyo) và chuẩn bị triển khai hệ thống pḥng thủ tên lửa đất đối không PAC-3.
Mang tâm trạng lo lắng không kém, Chính phủ Philippines hôm qua tổ chức phiên họp khẩn nhằm bàn về các biện pháp đối phó với kế hoạch phóng vệ tinh bằng tên lửa đẩy của Triều Tiên.
Theo đó, Manila ra lệnh cấm tàu thuyền, máy bay đi lại ở các khu vực miền Đông đất nước trong suốt khoảng thời gian Triều Tiên dự định phóng tên lửa, từ ngày 12 – 16/4 tới. Ngoài ra, các chuyến bay đến và đi giữa Philippines và Nhật Bản hay Hàn Quốc cũng đều phải chuyển hướng v́ lo ngại va phải mảnh vỡ tên lửa B́nh Nhưỡng.
Mỹ ‘hết vốn’?
Trước sự cương quyết của Chính phủ Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Obama lên tiếng kêu gọi giới chức B́nh Nhưỡng "can đảm theo đuổi ḥa b́nh", đồng thời cảnh báo nếu B́nh Nhưỡng không thay đổi kế hoạch th́ họ sẽ phải đối mặt với sự cô lập nặng nề hơn của cộng đồng quốc tế.
Bất chấp những lời lẽ cứng rắn này, nhiều chuyên gia nhận định, cả Tổng thống Obama lẫn giới chức Nhà Trắng vẫn chưa thể t́m kiếm được biện pháp trừng phạt thích hợp để đáp trả động thái mới đầy cứng rắn của Triều Tiên. Nói đúng ra, Washington đă thực sự hết vốn bởi mọi biện pháp được đưa ra áp dụng đến nay đều không cho thấy hiệu quả.
Theo đúng như dự đoán của các chuyên gia phân tích, giới chức ngoại giao cấp cao của Mỹ và Nhật Bản hôm nay cùng lên tiếng kêu gọi Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc cân nhắc h́nh thức xử lư đối với Triều Tiên xoay quanh kế hoạch phóng vệ tinh gây tranh căi của nước này.
Lời kêu gọi được đưa ra sau cuộc họp giữa ông Shinsuke Sugiyama, lănh đạo Pḥng Đối ngoại châu Á và châu Đại Dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản với Trợ lư Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell tại Washington.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung, cả ông Sugiyama và ông Campbell cùng lên tiếng khẳng định, kế hoạch của Triều Tiên vi phạm các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, đồng thời kêu gọi cơ quan này cân nhắc h́nh thức xử lư đối với hành động này của B́nh Nhưỡng.
Tuy nhiên, lời kêu gọi của giới chức Washington và Tokyo không dễ ǵ nhận được phản hồi như mong đợi từ phía Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc bởi ở đó có một nhân vật “có máu mặt” luôn sẵn sàng bảo vệ B́nh Nhưỡng, đó là Bắc Kinh.
Chuyên gia về Đông Bắc Á tại Trung tâm Belfer thuộc Havard John Park cho rằng, dù Trung Quốc tỏ ra thất vọng trước động thái của B́nh Nhưỡng và từng lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ kế hoạch phóng tên lửa, song mối quan tâm lớn nhất của Bắc Kinh vẫn là bảo vệ Triều Tiên và ngăn chặn sự sụp đổ của chế độ non trẻ của ông Kim Jong-un. “Trung Quốc sẽ chống lại mọi động thái có thể đe dọa đến sự ổn định của người láng giềng lâu năm”, ông John Park quả quyết.
Chuyên gia Park cũng tỏ ra hoài nghi việc Washington sẵn sàng mạo hiểm mối quan hệ với Bắc Kinh bằng việc xử phạt các công ty Trung Quốc giao dịch với Chính phủ Triều Tiên.
Hơn nữa, ngay cả khi nhận được sự chấp thuận của Trung Quốc và lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc được đưa ra th́ cũng không có nghĩa vấn đề sẽ được giải quyết.
"Câu hỏi đặt ra là Triều Tiên sẽ phản ứng ra sao khi bị trừng phạt. Lịch sử cho thấy B́nh Nhưỡng luôn phản ứng theo hướng tiêu cực”, nhà phân tích Gordon Flake thuộc Hội đồng bảo an nhận định.
Trong quá khứ, Triều Tiên từng trục xuất toàn bộ thanh sát viên hạt nhân của Liên Hiệp Quốc, tuyên bố ngừng các cuộc đàm phán viện trợ, giải trừ quân bị và tiến hành thử nghiệm thiết bị hạt nhân mới sau khi Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc lên án hành động phóng tên lửa tầm xa của B́nh Nhưỡng.
Giờ đây, mức độ phản ứng có thể sẽ c̣n mạnh mẽ hơn thế bởi mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên đang ở mức báo động và có khả năng leo thang thành xung đột. Năm 2010, quân đội Triều Tiên nă pháo vào một ḥn đảo nằm trong khu vực lănh hải giữa hai miền khiến bốn người thiệt mạng. Trước đó, Hàn Quốc cũng cáo buộc Triều Tiên là thủ phạm phóng ngư lôi làm đắm một tàu chiến của nước này, khiến 46 binh lính thiệt mạng.
Trong khi đó, Mỹ và đồng minh cũng đang triển khai các biện pháp trừng phạt đơn phương khác nhằm hạn chế mọi hoạt động thương mại của Triều Tiên. Tuy nhiên, sự phát triển vượt bậc của B́nh Nhưỡng trong lĩnh vực hạt nhân và tên lửa thời gian gần đây rơ ràng cho thấy nguồn tài chính rót cho chương tŕnh hạt nhân của Triều Tiên vẫn khá ổn định, bất chấp mọi lệnh trừng phạt.
Như vậy, nếu không thể đưa ra được biện pháp nào mới mẻ và hiệu quả hơn th́ tốt hơn hết chính quyền Obama nên chấp nhận mặc cho B́nh Nhưỡng triển khai kế hoạch phóng tên lửa của ḿnh, thay v́ dồn ép Triều Tiên để rồi phải nhận những phản ứng tiêu cực hơn.
Trà My (theo CS Monitor, AP, Reuters)