Sơn c̣n cho biết, nếu là lợn choai ốm, chết để làm lợn quay, gă chủ yếu nhập cho thằng Thắng ở quận Hà Đông (Hà Nội) và một vài người ở Phủ Lư (Hà Nam) với số lượng 10-20 con/ngày.
Có cung, ắt có cầu, nên ở huyện B́nh Lục (Hà Nam), hiện có tới 5 - 6 đầu nậu chuyên buôn bán lợn dịch, lợn ốm chết của các hộ dân và các trang trại nuôi gia công cho Công ty C.P. Lần theo các đầu nậu ấy, chúng tôi đă dần bóc gỡ được đường dây tiêu thụ lợn chết ở đây.
Lợn chết được đưa lên cả Hà Nội
Ngoài Trường ở gần chợ huyện Mỹ Lộc (Nam Định), ở B́nh Lục nổi lên 2 đầu nậu khét tiếng, nổi đến mức cái tên của họ đă tạo thành "thương hiệu". Đó là, Sơn "lợn chết" ở xóm 6, xă Tràng An và Ḥa "lợn sề" ở xă An Nội, chuyên mua bán lợn sề (lợn nái) chết và cả lợn sề sống.
Một con lợn sề chết được "Ḥa lợn sề" lấy từ một trang trại của C.P chuẩn bị đưa đi tiêu thụ.
Lấy lư do, khách ở Hà Nội muốn nhập hàng lợn dịch, lợn chết và lợn con chết để làm lợn quay, chúng tôi đă qua mặt được sự chú ư của Sơn.
Vừa dừng xe trước cổng, chúng tôi đă nh́n thấy một con lợn sề khoảng 160kg đă phanh bụng, người phụ nữ chừng 40 tuổi đang cầm dao bầu chọc lỗ, tống những tảng đá to vào bụng con lợn để khâu lại. Có lẽ con lợn này chết đă lâu, nên khách chừa lại.
Người đàn bà đó chính là Phượng, vợ của Sơn. Khi nghe chúng tôi đặt vấn đề muốn mua thịt, sườn lợn chết và lợn con ốm, chết để làm lợn quay, Phượng vội rút điện thoại gọi cho Sơn.
Đợi một lát th́ Sơn về. Sơn bảo: "Mẹ, vừa xuất được 1 xe gần 3 tấn (lợn chết-PV) xuống Phố Nối (Hưng Yên) ông ạ, suưt bị công an tóm". Sau khi nghe tôi "giới thiệu" về nhu cầu đặt hàng, Sơn nói ngay:
"Ông thích loại nào, tôi có tất. Số lượng hàng th́ không lo, nếu ông muốn lấy lợn nạc làm ruốc, th́ phải lấy lợn của mấy trang trại C.P, cả huyện có 4 trang trại nuôi gia công cho CP (Huệ - Đồng, Thắng, Lợi) tôi đều "bao thầu" hết".
Sơn c̣n tiết lộ, chỉ từ đầu năm đến nay, đă "cất" được cỡ 300 con lợn chết từ các trang trại của C.P, trong đó riêng trại Huệ- Đồng, Sơn đă mua được 200 con.
Để chứng minh, gă mở tủ lấy ra quyển sổ bán hàng, có ghi đầy đủ ngày bán, số lượng bao nhiêu. Theo lời của Sơn, đa số hàng của gă đều được nhập cho các thương lái ở Phố Nối, trong đó có một người tên là Uy là "ăn" nhiều nhất, chủ yếu nhập cả con, vận chuyển bằng loại xe 4 - 8 tấn đóng đá.
"Thế việc chuyển, kiểm dịch tính sao?", tôi hỏi. Sơn đáp ngay: "Yên tâm. Các khoản, từ thuế má, qua trạm kiểm dịch tôi lo tất".
Sơn c̣n cho biết, nếu là lợn choai ốm, chết để làm lợn quay, gă chủ yếu nhập cho thằng Thắng ở quận Hà Đông (Hà Nội) và một vài người ở Phủ Lư (Hà Nam) với số lượng 10-20 con/ngày. "Nhà tôi nhổ lông bằng nồi ga, "công nghệ" riêng đảm bảo da lợn không có dấu dao, quay lên căng đét" - Sơn tiết lộ.
Vẫn "bài" cũ, chúng tôi thâm nhập vào thủ phủ của Ḥa "lợn sề". Nhà Ḥa cách Quốc lộ 21A khoảng 500m, nằm ở đầu chợ lợn An Nội. Trước sân, một con lợn chết đă phanh bụng, khoảng 130kg thịt đă chuyển sang màu trắng ươn.
Ḥa cười x̣a: "Con sề này, tôi vừa "ăn" ở trại của thằng Lợi (một trang trại nuôi gia công cho C.P ở xă An Ninh - PV). Họ báo hơi chậm, không kịp mổ nên thịt hơi xấu, nhưng tống đá vào ướp là ngon ngay".
Cũng như Sơn, hàng của Ḥa chủ yếu được nhập về Phố Nối (Hưng Yên) và Hải Pḥng. Ḥa khẳng định, mỗi ngày có thể cung cấp ít nhất 2 tấn lợn chết với giá chỉ có 16.000 - 20.000 đồng/kg (hàng xấu), 26.000 đồng/kg (hàng ngon).
Chính quyền không biết hay làm ngơ?
Sau khi có đầy đủ thông tin, chứng cứ, chúng tôi hẹn gặp bà Huệ và ông Thắng để làm rơ. Nhưng bà Huệ đă từ chối, rồi giao cho một người em của ḿnh là B́nh trả lời. Ông B́nh thừa nhận, thời gian qua do thời tiết, dịch bệnh, một số lợn của trang trại đă bị chết, do tiếc và để "cải thiện" cho công nhân, nên trang trại đă bán lợn ra ngoài. C̣n ông Thắng th́ thanh minh: Đúng là trại có bán lợn chết, nhưng là lợn chết chẹt hoặc đẻ chết, chứ không có lợn chết bệnh hay chết dịch.
Ông Lă Quốc Toản - Bí thư Huyện ủy B́nh Lục cho biết: "Đúng huyện có 4 trang trại nuôi gia công cho C.P, với các trang trại này công tác pḥng dịch rất tốt, c̣n việc họ bán lợn dịch, lợn chết ra ngoài một cách công khai hôm nay anh nói tôi mới biết. Đối với hộ anh Sơn, anh Ḥa chuyên thu mua, tiêu thụ lợn dịch, lợn chết, chúng tôi sẽ làm rơ, xử lư” (!?).
Trao đổi với ông Nguyễn Đức Thành - Phó Chủ tịch UBND xă Tràng An thừa nhận: "Thời gian gần đây, hộ ông Phạm Văn Sơn ở xóm 6 có thu mua lợn chết, xă đă nhắc nhở 2 lần nhưng không xử phạt. Chúng tôi thừa nhận là chưa cương quyết, nhưng v́ người dân không có đơn tố cáo nên xă rất khó xử lư".
Tiếp tục t́m gặp ông Lê Hồng Cương - Bí thư xă Tràng An, ông Cương đă nhất quyết không tiếp PV, thậm chí c̣n gân cổ nói: "Tôi không có thời gian để tiếp các anh, tôi đang làm việc, các anh muốn biết th́ đi xuống mà hỏi ông Sơn. Chúng tôi đă giải quyết dứt điểm lâu rồi".
Về vấn đề này, ông Tống Đức Du - Trưởng pḥng NNPTNT huyện B́nh Lục cho hay: "Ở chợ lợn An Nội, chúng tôi đă có trạm thú y để kiểm soát vệ sinh pḥng dịch bệnh. Hiện trên địa bàn chưa phát hiện ổ dịch nào, nếu phát hiện lợn chết, chúng tôi sẽ xử lư. Riêng đối với các trang trại nuôi gia công cho C.P, quả thực rất khó kiểm soát, v́ muốn vào trại phải được sự đồng ư của họ, nên việc xác định có lợn dịch, lợn chết là rất khó".
Việt Tùng - DânViệt