Phẫn nộ với cách bạo hành trẻ em - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 06-07-2012   #1
dh2003
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
dh2003's Avatar
 
Join Date: Sep 2008
Posts: 9,141
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 26
dh2003 Reputation Uy Tín Level 1dh2003 Reputation Uy Tín Level 1
Default Phẫn nộ với cách bạo hành trẻ em

Nhẹ th́ chửi mắng, xúc phạm, nặng th́ thượng cẳng chân hạ cẳng tay không thương xót với con.

Chuyện bạo hành trẻ em hiện nay diễn ra không chỉ ở những vùng sâu, vùng xa - những nơi điều kiện kinh tế và dân trí c̣n thấp mà ngay cả những khu vực thành phố lớn, các đô thị được xem là văn minh vẫn tồn tại những thực trạng đau ḷng.

Các vụ bạo hành trẻ em ngày một nghiêm trọng, tăng tiến cả về số lượng và mức độ. Nhưng điều khiến người ta sửng sốt, đau buồn hơn là nhiều vụ bạo hành dă man, tàn bạo lại do chính bố mẹ, người thân ruột thịt trong gia đ́nh các em gây ra. Nhẹ th́ chửi mắng, dùng lời lẽ để đay nghiến, xúc phạm các em. Nặng nề hơn là dùng vũ lực đ̣n roi, thậm chí là các biện pháp dă man, tra tấn tựa thời trung cổ với các vật dụng nguy hiểm như: Nước sôi, roi sắt, xích cùm, bắt ăn phân sống...

Hổ dữ... “ăn thịt” con

Vụ việc cháu bé Châu Văn Phúc Thiên, 13 tuổi đang sinh sống tại tỉnh Ninh Thuận bị chính cha mẹ ruột của ḿnh dùng dây xích trói, buộc vào cửa và bạo hành dă man vào đúng ngày 1/6 ngày Quốc tế Thiếu nhi mới đây đang khiến dư luận hết sức bất b́nh. Nh́n những thương tật trên khắp cơ thể cháu Thiên, người ta không khỏi bàng hoàng về hành vi thú tính của những bậc làm cha, làm mẹ với chính đứa con ḿnh dứt ruột đẻ ra. Chuyện đau ḷng đó cũng xảy ra với bé Diễm Quỳnh, 10 tuổi ở Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. Bé đă phải nhập viện cấp cứu sau khi bị chính bố đẻ của ḿnh là Đặng Quốc Hùng đánh đập tàn nhẫn.


Cháu Châu Văn Phúc Thiên bị chính cha đẻ thường xuyên xích chân và đánh đập

Trước đó, ngày 16/11/2011, TAND tỉnh Thanh Hóa đă xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Vũ Văn Quang (31 tuổi, xă Tế Thắng, huyện Nông Cống) 20 năm tù về tội Giết người. Quang là kẻ tàn nhẫn khi tẩm xăng thiêu sống bé Linh - đứa con trai bé bỏng mới 3 tuổi của ḿnh vào tháng 4/2011 khiến không ít người vô cùng phẫn uất.

Theo báo cáo của Bộ LĐ TB&XH về việc thực hiện chính sách pháp luật về pḥng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em ở nước ta cho thấy, số lượng vụ xâm hại trẻ em bị cơ quan chức năng phát hiện hàng năm càng ngày càng tăng với những con số giật ḿnh. Năm 2009 là 3.000 vụ đến năm 2011 đă tăng lên hơn 7.000 vụ. Đây là theo con số thống kê các vụ việc bị phát hiện, được đưa ra ánh sáng, bị xử lư, c̣n con số thực sự có thể lớn hơn rất nhiều.

Một bé khác cũng bị cha đẻ bạo hành tàn nhẫn là Bùi Xuân Thuận (10 tuổi, ở huyện An Dương, Hải Pḥng) bị chính bố đẻ của ḿnh là Bùi Xuân Phong hành hạ. Hoàn cảnh của Thuận rất thương tâm, mồ côi mẹ từ khi 6 tuổi. Người cha bỏ nhà đi lang bạt, để mặc anh em Thuận cho bà nội nuôi nấng. Từ khi người cha Bùi Xuân Phong có vợ mới, hai anh em Thuận phải xa rời ṿng tay bà nội để về sống cùng với cha và mẹ kế. Thuận đă phải chịu sự đánh đập dă man nhiều lần trong suốt một thời gian dài. Người bố tàn ác đă bắt Thuận cởi trần truồng, dùng dây điện có lơi đồng quật tới tấp vào người khiến toàn thân bé Thuận tím đen, chằng chịt sẹo. Tàn nhẫn hơn, thậm chí Phong c̣n bắt đứa con trai côi cút của hắn phải ăn... phân.

Những vụ bạo hành liên tiếp được báo chí phát hiện và phản ánh gây rúng động dư luận xă hội, khiến người ta lo sợ về tính chất thô bạo mà người lớn đang ứng xử với các em. Với lối biện minh “con hư th́ cha mẹ phải dạy”, hay “con tôi sinh ra tôi có quyền đánh”, nhiều bậc làm cha, làm mẹ đă tự cho ḿnh cái quyền được dạy dỗ con cái bằng bạo lực. Họ xem việc đánh đập, đối xử hung bạo với con là chuyện hết sức b́nh thường, không có ǵ đáng phải nói. Điều này không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe mà c̣n làm tổn thương tinh thần lâu dài đối với các em. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng bạo hành trẻ em gia tăng.


Bé Diễm Quỳnh với nhiều vết thương tích trên người

Theo phân tích của các chuyên gia tâm lư, có thể xuất phát từ sự nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ của người dân về quyền trẻ em, cũng như các quy định pháp luật liên quan.

Những vụ việc trẻ em bị bạo hành đang được các phương tiện truyền thông đăng tải ngày càng gia tăng khiến nhiều người không khỏi giật ḿnh hoang mang. Người ta thắc mắc, tại sao ngày càng có nhiều ông bố, bà mẹ lại có thể nhẫn tâm đối xử với con ruột của ḿnh một cách tồi tệ và mất nhân tính đến như vậy.

Nhiều vụ việc không được đưa ra ánh sáng

Luật sư Phạm Chí Công - Đoàn luật sư Hải Dương cho rằng, hành hạ, ngược đăi trẻ em là hành vi vi phạm pháp luật cần phải xử lư nghiêm, v́ đây là đối tượng có khả năng tự vệ kém. Thậm chí có những đối tượng khả năng tự vệ chỉ bằng không. Tuy nhiên luật pháp hiện hành chưa đủ răn đe và mặc dù đă có Luật Pḥng, chống bạo lực gia đ́nh nhưng thực hiện chưa nghiêm.

Theo đánh giá của ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên và nhi đồng của Quốc hội th́ công tác quản lư của nhà nước về pḥng, chống bạo lực xâm hại trẻ em c̣n nhiều yếu kém. Việc giáo dục, truyền thông c̣n chưa hiệu quả, dịch vụ bảo trợ cho trẻ em c̣n nhiều khó khăn và chưa thật đồng bộ. Đây có thể là lư do khiến nhiều vụ bạo hành trẻ em không bị phát hiện và xử lư một cách triệt để.

Điều đáng buồn nhất trong các vụ bạo lực trẻ em xảy ra gần đây chỉ được phanh phui khi báo chí lên tiếng hoặc do hàng xóm tốt bụng tŕnh báo. Tâm lư của các cháu sợ tŕnh báo v́ lo lại bị bố mẹ mắng, đánh như trường hợp cháu Phúc Kiên, 9 tuổi ở Ninh Thuận. Hơn hai năm giời, cháu bị người cha tàn ác cứ mỗi khi say rượu về là cầm roi quất, cắn rách người, xé toạc quần áo đang mặc, thậm chí cầm gậy quật găy tay, gẫy chân. Nhưng cháu đều cắn răng chịu đựng cho đến khi được hàng xóm phát hiện, báo chính quyền.

Bạo lực trẻ em cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số trẻ em vi phạm pháp luật. Theo số liệu thống kê của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao năm 2008 cho thấy, 71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do không được quan tâm chăm sóc đúng mức. Nguyên nhân phạm tội của trẻ vị thành niên xuất phát từ gia đ́nh: 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly hôn, 49% phàn nàn về cách đối xử của bố mẹ. Theo số liệu điều tra từ 2.209 học viên các trường giáo dưỡng, có tới 49,81% trong số này sống trong cảnh bị đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác của bố mẹ.

Những sự việc ngược đăi thương tâm này một lần nữa khiến chúng ta phải đặt ra câu hỏi: Vậy vai tṛ của các cơ quan chức năng, các tổ chức xă hội đang ở đâu?. Họ cần phải làm ǵ để bảo vệ trẻ em tránh khỏi những sự ngược đăi thương tâm?. T́nh trạng bạo lực, xâm hại trẻ em đang có xu hướng nghiêm trọng, phức tạp và đă trở thành một vấn đề xă hội cấp bách hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, điều đáng nói là mối nguy hiểm ŕnh rập trẻ em hiện nay không chỉ đến từ xă hội mà c̣n đến từ chính những người thân thiết, gần gũi của các em.

Theo Ths. Nguyễn Thị Oanh - Chuyên gia xă hội học: Thời gian gần đây, người dân đă nhạy bén, mạnh dạn hơn trong đấu tranh, tố cáo chống lại bạo hành trẻ em. Đó cũng là một dấu hiệu đáng mừng. Tôi gọi việc này là sự lây lan tích cực. Tôi thấy báo chí và các ngành cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, tổ chức thảo luận bàn tṛn để xem v́ sao chuyện này cứ diễn ra ngấm ngầm trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về quyền trẻ em và cách bảo vệ trẻ em đến từng khu phố, từng gia đ́nh để làm thay đổi nhận thức người dân.

Ông Trần Quốc Thuận - Nguyên phó chủ nhiệm văn pḥng Quốc hội cho biết: Với từng vụ riêng lẻ, người ta sẽ giải quyết bằng cách khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam khẩn cấp những người vi phạm. Nhưng đó chỉ là biện pháp mang tính chữa cháy, c̣n trên b́nh diện tổng, các tổ chức, đoàn thể phải có trách nhiệm tích cực hơn, cùng góp tay giải quyết tận gốc t́nh trạng nhức nhối này. Hiện nay, có rất nhiều trẻ em ở vùng sâu vùng xa phải lao động nặng nhọc quá sức, bị đánh đập, bỏ đói nhưng chưa thực sự được xă hội quan tâm. Vấn đề ở đây không phải chỉ trừng trị, mà quan trọng hơn là tuyên truyền, giáo dục, làm thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân, mỗi gia đ́nh.

Chuyên gia tâm lư Trịnh Trung Ḥa cho rằng: Trẻ em bị người lớn bạo hành, đàn áp, đánh đập trong những năm tháng tuổi thơ, tâm lư sẽ bị tổn thương rất lớn, để lại ấn tượng khó phai mờ. Mặt khác, trẻ c̣n bị ác cảm, căm ghét người lớn. Chúng dễ nảy sinh tính hung hăng, thích gây gổ với người khác. Nếu trẻ được yêu thương, chăm sóc chu đáo khi lớn lên sẽ đối xử với mọi người nhân từ và ngược lại. Qua nghiên cứu cho thấy, rất nhiều trẻ em trở thành tội phạm đều bắt nguồn từ nguyên nhân các em từng bị đối xử tàn tệ khi c̣n nhỏ.

Anh Bùi Quang Hưng - Cán bộ xă Quế Châu, Quế Phong (Nghệ An) cũng cho biết: Từ trước đến nay, người Việt Nam rất bảo thủ khi cho rằng “thương cho roi cho vọt” nên xem chuyện trách mắng, roi vọt là b́nh thường. Quan niệm cổ hủ trên, khiến chính quyền địa phương, tổ dân phố cũng gặp phải không ít khó khăn nếu muốn can thiệp. V́ vậy, theo tôi các tổ chức, đoàn thể cần phải tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức b́nh đẳng, ưu tiên quyền bảo vệ trẻ em. Trẻ em phải được coi là những công dân thực sự trong mỗi gia đ́nh và xă hội. Thay đổi nhận thức phải bắt đầu từ các bậc làm cha, làm mẹ.

C̣n theo chị Nguyễn Minh Anh (Đống Đa - Hà Nội): Việc bạo hành đối với trẻ em cần được đưa ra pháp luật để giải quyết, xử lư mạnh tay. Kể cả những phụ huynh vi phạm với chính con đẻ của ḿnh cũng phải bị truy cứu trách nhiệm h́nh sự. Không thể châm chước cho lư do là: Con ḿnh, ḿnh dạy để lạm dụng bạo hành các em. Việc quan trọng không kém là nghiên cứu, ban hành các chế tài xử phạt đủ sức răn đe. Đối với những trường hợp phát hiện có dấu hiệu h́nh sự th́ cần tiến hành điều tra xử lư và làm rơ trách nhiệm của các tổ chức bảo vệ trẻ em, cũng như chính quyền địa phương.

TS Nguyễn Hải Hữu - Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em băn khoăn: Nhiều huyện trên cả nước hiện nay chưa có nổi một cán bộ chuyên trách về bảo vệ chăm sóc trẻ em. Đó là cái khó cho chúng tôi hoạt động hiệu quả. Ngân sách 1 năm đầu tư cho công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em thấp, cả Trung ương và địa phương chưa nổi 100 tỷ đồng cho 23 triệu trẻ em. V́ thế, hầu như ngân sách mới chỉ tập trung cho giáo dục, chữa bệnh. C̣n bảo vệ và vui chơi là hai vấn đề chưa thực sự được quan tâm.

Nỗi đau xác thịt trên cơ thể có thể liền da, phai mờ theo năm tháng nhưng những “vết sẹo” tâm hồn th́ không dễ dàng phai mờ. Thạc sĩ tâm lư Lê Thị Ngọc Bích nhận định: “Không phải trực tiếp bị đánh đập, chửi mắng, mà các em nhỏ chỉ cần thường xuyên phải chứng kiến cảnh đó cũng đă bị ảnh hưởng rất nặng nề. Những em đó thường có biểu hiện lầm ĺ, trầm cảm hoặc quá hiếu động, không nghe lời người lớn. Thậm chí các bé c̣n dám đánh luôn cả người lớn. Việc chữa trị thể xác, phục hồi tâm lư cho các em bị bạo hành gia đ́nh thường phức tạp và mất thời gian. Quan trọng là các em phải được sống trong môi trường thương yêu, giáo dục đúng đắn, nhất là không tái diễn bạo hành.”



Hương Giang - Bảo Hằng / Theo nguoiduatin
dh2003_is_offline  
Attached Images
 
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC4

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 11:24.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05439 seconds with 14 queries