Lợi dụng chủ trương giao khoán rừng và đất lâm nghiệp có hưởng lợi, hàng ngh́n ha rừng pḥng hộ thuộc 7 tiểu khu ở xă Pờ Tó, huyện Ia Pa được Ban Quản lư (BQL) rừng pḥng hộ Ayun Pa biến thành đất tư nhân.
Rừng pḥng hộ được “trao tay”?
Thực hiện Quyết định 178/2001 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Gia Lai đă phê duyệt phương án thí điểm giao khoán quản lư bảo vệ rừng có hưởng lợi cho 4 doanh nghiệp là Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Ia Pa, Kông Chiêng, Kông HDe, Ka Nak và 1 đơn vị là BQL rừng pḥng hộ Chư Sê. Tổng diện tích rừng được giao khoán cho 165 hộ là gần 5.500ha.
Diện tích đất rừng của chủ rừng Phạm Văn Hùng đă bán cho doanh nghiệp làm vườn thực nghiệm.
Mặc dù không được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt phương án thí điểm giao khoán rừng theo Quyết định 178, nhưng theo điều tra của phóng viên, từ tháng 4.2004, BQL rừng pḥng hộ Ayun Pa đă kư hợp đồng với Công ty Tư vấn xây dựng nông, lâm nghiệp Gia Lai để điều tra, thiết kế, lập hồ sơ tŕnh duyệt với giá trị hợp đồng 150 triệu đồng. Số tiền này được lấy từ nguồn vốn cân đối bán gỗ 505ha rừng tự nhiên là 50.500.000 đồng, ngoài ra, các hộ nhận khoán phải chi 99.500.000 đồng. Sau đó, Sở NNPTNT tỉnh Gia Lai đă phê duyệt hồ sơ thiết kế dự toán quản lư bảo vệ rừng do BQL rừng pḥng hộ Ayun Pa tŕnh.
Ngày 13.7.2004, sau khi xem xét tờ tŕnh của Sở NNPTNT kèm công văn của Sở Tài chính, UBND tỉnh Gia Lai đồng ư cho phép BQL rừng pḥng hộ Ayun Pa tiến hành thiết kế và tŕnh duyệt phương án giao khoán.
Mặc dù thiết kế phương án được UBND tỉnh Gia Lai duyệt, nhưng vẫn chưa được phép triển khai. Tuy vậy, BQL rừng pḥng hộ Ayun Pa đă phân 1.500ha rừng pḥng hộ tại 7 tiểu khu 1146, 1148, 1149, 1151, 1152, 1154 và 1156 thuộc xă Pờ Tó, huyện Ia Pa cho 51 hộ dân (nhiều hộ từ ĐBSCL lên đăng kư tạm trú tại địa phương).
Ông Lê Trọng Nam - Chủ tịch UBND xă Pờ Tó thừa nhận với phóng viên rằng, diện tích rừng trên thuộc BQL rừng pḥng hộ Ayun Pa, nhưng từ năm 2004, cơ quan này đă giao lại cho các hộ dân và tự họ khai khẩn đất hoang để trồng trọt(!).
Ông Lê Văn Lịnh - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Gia Lai khẳng định: “BQL rừng pḥng hộ Ayun Pa không được giao nhiệm vụ thực hiện phương án thí điểm giao khoán rừng và đất lâm nghiệp có hưởng lợi theo Quyết định 178 của Thủ tướng Chính phủ”.
Sang nhượng đất rừng cho doanh nghiệp?
Sau khi được giao đất rừng, từ cuối năm 2004 đến nay, người dân đă triệt hạ hàng trăm ha rừng pḥng hộ thuộc lâm phần của BQL rừng pḥng hộ Ayun Pa để trồng các loại cây hoa màu.
Thượng tá Nguyễn Hồng Tuấn - Phó trưởng Công an huyện Ia Pa - cho biết: Công an huyện Ia Pa đang điều tra vụ việc khiếu kiện liên quan đến đất lâm nghiệp mà BQL rừng pḥng hộ Ayun Pa đă giao cho 51 hộ dân vượt thẩm quyền và việc sử dụng trái mục đích.
Là một trong những hộ dân được giao rừng và đất rừng, ông Lê Quốc Tuấn ở xă Pờ Tó thừa nhận: “Tôi được BQL rừng pḥng hộ Ayun Pa giao 43ha để sản xuất. Cùng với tôi c̣n có hộ ông Phạm Văn Hùng được phân gần 50ha và hàng chục hộ khác. Chúng tôi san ủi, dọn mặt bằng để trồng mía, ngô, các loại hoa màu khác”.
Theo t́m hiểu của chúng tôi, khoảng tháng 3.2011, ông Phạm Văn Hùng đă bán gần 50ha đất rừng được giao cho Công ty cổ phần Mía đường – Nhiệt điện Gia Lai (SEC) với giá khoảng 4,5 tỷ đồng. Hiện doanh nghiệp này đang triển khai vườn thực nghiệm các giống mía mới ngay trên… diện tích đất rừng pḥng hộ mua lại.
Không chỉ riêng ông Hùng, nhiều hộ dân được giao hàng chục ha rừng pḥng hộ cũng đă sang nhượng hay cho người khác thuê lại để trồng trọt. Ông Lê Quốc Tuấn cũng cho biết: “Tôi hiện cũng đang cho người ngoài thị trấn Phú Thiện thuê khoảng 20ha đất được giao để trồng mía”.
Nguyễn Long - DânViệt