Tuyên bố mời thầu các lô dầu khí của CNOOC (Trung Quốc) trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam được xem là "mặt trận thứ ba" nhằm độc chiếm biển Đông c̣n giới phân tích quốc tế khẳng định Bắc Kinh sẽ "thua trong âm mưu của chính ḿnh".
Trong bài phân tích của Reuters hôm 1.8, giới chuyên gia cho rằng, thể hiện yêu sách lănh thổ trên biển Đông, Trung Quốc khởi đầu bằng tấn công ngoại giao, tiếp theo là phô trương sức mạnh quân sự và tuyên bố mời thầu các lô dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đang là "mặt trận thứ ba".
Muốn độc chiếm biển Đông
Hăng tin Reuters dẫn lời quan chức của một tập đoàn dầu khí toàn cầu giấu tên nhận định về hành động trên cho rằng, "lập trường của Trung Quốc đang rơ hơn bao giờ hết… Họ muốn độc chiếm biển Đông và phát triển khu vực này". Trung Quốc hiện đang đưa ra tuyên bố chủ quyền lănh thổ đối với hầu hết khu vực biển Đông, một vùng biển được coi là giàu tài nguyên dầu khí và cũng là một điểm nóng về tranh chấp lănh thổ. Theo giới quan sát, bất kỳ xung đột nào trên biển Đông, một trong các tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới, sẽ gây ra các hậu quả toàn cầu, khi đây là con đường chuyên chở lượng hàng trị giá tới 5 ngh́n tỷ USD hàng năm.
Giàn khoan CNOOC 981 Trung Quốc thăm ḍ ngoài khơi Hongkong. (THX)
Bất chấp tuyên bố của CNOOC nói việc mời thầu quốc tế kết thúc vào tháng 6.2013 "tiến triển tốt đẹp" nhưng khả năng các tập đoàn dầu khí lớn đáp lại lời mời thầu do lo ngại căng thẳng leo thang ở biển Đông là không cao tuy nhiên không loại trừ việc một số công ty dầu khí nhỏ, độc lập có thể quan tâm nếu được chính phủ Trung Quốc "bảo kê". Theo chuyên gia Stephanie Kleine-Ahlbrandt, Giám đốc phụ trách Đông Bắc Á của Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế (ICG), "các hoạt động thăm ḍ năng lượng ở những vùng biển tranh chấp này sẽ dẫn đến những tranh căi ngoại giao và có thể là những cuộc đụng độ nhỏ giữa tàu công vụ của các nước, nhưng khó gây ra xung đột quân sự quy mô".
"Sẽ thua trong âm mưu của chính ḿnh"
Trong khi đó, ông Kishore Muhbubani, Hiệu trưởng trường Chính sách công Lee Kuan Yew, Đại học quốc gia Singapore cho rằng, Trung Quốc đang bắt đầu mắc vào những sai lầm nghiêm trọng. Sau 20 năm xây dựng h́nh ảnh của ḿnh tại ASEAN, Trung Quốc lại đang t́m cách tự bôi xấu ḿnh, tạo điều kiện cho Mỹ can dự sâu rộng hơn vào khu vực. Theo ông Muhbubani, "đường lưỡi ḅ" mà Trung Quốc vẽ ra trên biển Đông chính là "cái cối xay" địa chính trị ṿng quanh cổ Trung Quốc.
Thật không hề khôn ngoan khi gửi một tấm bản đồ "đường lưỡi ḅ" đính kèm trong thư để đáp trả việc Việt Nam và Malaysia đệ tŕnh lên Ủy ban Liên Hợp Quốc về Giới hạn của thềm lục địa hồi tháng 9.2009. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc gửi tấm bản đồ này cho Liên Hợp Quốc một cách chính thức, và điều này đă khiến các thành viên ASEAN lo ngại. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang tự đẩy ḿnh vào t́nh huống không thể giành phần thắng khi phải biện hộ về tấm bản đồ "mơ hồ" này. Trong vài tuần qua, Trung Quốc dường như đang "lờ" đi "đường lưỡi ḅ" vô lư này và tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế như cử tàu hải giám "Tam Sa" đi giám sát, đưa tàu đánh cá đến các khu vực thuộc chủ quyền nước khác.
Theo tờ China Daily, tại thành phố cảng Dương Giang, Quảng Đông (Trung Quốc), hơn 1.000 chiếc tàu cá đă hướng về biển Đông và hơn 14.000 chiếc tàu cá đăng kư tại Quảng Đông sẽ tiếp tục khởi hành hướng xuống biển Đông. Tại tỉnh Hải Nam, khoảng 9.000 chiếc tàu cá chở theo 35.611 ngư dân cũng chuẩn bị đổ xuống biển Đông, theo các giới chức ngư nghiệp tỉnh này. Như vậy, sẽ có ít nhất 23.000 chiếc tàu cá Trung Quốchoạt động tại biển Đông trong những ngày tới.
Thậm chí, truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 1.8 đưa ra yêu cầu hết sức vô lư, đ̣i phản ứng mạnh mẽ nếu Việt Nam và Ấn Độ khai thác dầu khí ở biển Đông. Theo đó, tờ Global Times đ̣i chính phủ Trung Quốc dùng áp lực chính trị mạnh mẽ đối với Ấn Độ và Việt Nam, thậm chí ngang ngược cảnh cáo hai nước hợp tác thăm ḍ dầu khí ở biển Đông là "bất hợp pháp và vi phạm chủ quyền của Trung Quốc". Trước đó, Trung Quốc nhiều lần cảnh cáo Ấn Độ không được hợp tác thăm ḍ dầu khí với Việt Nam trong vùng biển có tranh chấp. Đáp lại, Ấn Độ khẳng định biển Đông thuộc sở hữu chung của thế giới và kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp qua đối thoại dựa trên luật pháp quốc tế.
H.Anh - M.Hiền
(baodatviet/tổng hợp)