TP - Một đặc điểm chung - rất quan trọng của những cuộc t́nh ngoại lai, nhưng lại ít được đề cập, đó là phần lớn khoản tiền bạn tích cóp được sẽ dâng hiến cho các hăng hàng không: Đường xa vạn dặm thăm quê.
|
Một góc chợ làm móng tay ở Hà Lan - nơi có nhiều người Việt mưu sinh. Ảnh: KBH. |
Những cuộc t́nh nho nhỏ
Từ Bỉ, chúng tôi thường đi tàu TGV đến thẳng sân bay Charles De Gaulles của Pháp để đáp chuyến bay về Việt Nam.
Góc sân bay có người Việt bao giờ cũng khác hẳn, đông vui và ồn ào, mới gặp lần đầu mà rào rào chuyện như quen thân lâu lắm.
Một người đàn ông trung niên đặt bịch chiếc túi vải lớn trước mặt tôi, than thở: “Sao người ḿnh khổ thế, ở châu Âu cả chục năm rồi mà đi đâu cũng tay xách nách mang”.
Mỗi buổi sáng, cố gắng t́m kiếm được một chút ít ỏi thời gian rảnh rỗi sau cả núi việc nhà, tôi tự thưởng cho ḿnh một tách cà phê, bớt mơ tưởng về những ngày tháng sống tự do thảnh thơi cà phê Sài G̣n cùng bạn bè. Tôi điều chỉnh ḿnh và cảm thấy được khích lệ hơn khi tự nhủ: Hăy sống biết điều với nhau nhé, hôn nhân.
|
Khác hẳn vẻ thảnh thơi của du khách châu Âu ngồi gơ máy tính hoặc đọc sách trên các băng ghế, góc người Việt lổn nhổn xe chở hàng, vali lớn đă gửi, vali bé c̣n đây, lại thêm hàng xách tay cồng kềnh.“Có mấy khi được về thăm quê, cái ǵ cũng tham, ǵ cũng muốn mang” - người phụ nữ giọng miền Trung ngồi đối diện tôi nói như phân bua. Rồi bà hào hứng hỏi thăm từng đứa trẻ lai, khen xinh khen đẹp, rối rít đ̣i bế và âu yếm hôn hít.
Ngồi chờ chuyến bay với tôi là một cặp vợ Việt - chồng Pháp và cậu con trai 15 tháng tuổi; một cô gái Việt trẻ măng bế con 5 tháng về quê ăn Tết sau hai năm trời theo chồng du học tại Pháp; một phụ nữ lấy chồng Mỹ nhưng tạm thời ở Rumani; một phụ nữ trung niên lúc nào cũng nổi đóa lên với ba đứa con trai nghịch ngợm...
Chỉ có Nương - cô gái miền Trung là thảnh thơi, cô tiết lộ phải trả gần 30 ngh́n Euro cho một anh Tây xịn để anh làm thủ tục xin visa cho cô sang kết hôn giả. Hơn hai năm ở trời Âu của Nương cũng là khoảng thời gian ngày đêm làm việc tại các tiệm móng kiếm tiền trả nợ.
“Cũng nhiều chàng trai ở đây tán tỉnh và muốn cưới em đấy chị ạ, nhưng em có bạn trai ở quê rồi. Em không muốn lấy chồng Tây đâu, kỳ lắm” - cô cười khúc khích.
Tôi đặc biệt chú ư Thắm - cô gái quê Quảng Ninh 23 tuổi hùng hục đuổi theo cậu con trai 15 tháng tuổi. Chồng cô, 31 tuổi, người Pháp ngồi cười. Thắm cho biết cô kết hôn khi mới 20 tuổi, nhờ một trung tâm ở Hà Nội chuyên giới thiệu đàn ông châu Âu cho các cô gái Việt có nhu cầu. Cô chọn được anh chàng Pháp này, và họ làm quen qua email, chat, điện thoại.
Sau khi cả hai ưng ư nhau, anh trả khoảng 8 ngh́n Euro để bay sang cưới cô. “8 ngh́n Euro cho gia đ́nh em?” - Tôi ngạc nhiên. Thắm lắc đầu: “Trả công cho nơi môi giới chứ. Gia đ́nh em khá giả, mẹ em chẳng cần tiền. Mẹ bảo chỉ thích có cái mác thằng rể ngoại, vậy là mẹ hănh diện rồi”.
Khi cuộc tṛ chuyện đi vào chi tiết hơn, Thắm lại băn khoăn: “Em c̣n trẻ thế này mà suốt ngày chăm con, làm nem rán và bánh ngọt cùng chồng đem ra tiệm bán, chán. Có khi sau này em ly hôn thằng này, kiếm thằng khác”.
Tôi bất giác quay sang chồng cô, anh chàng cục mịch, chất phác ấy đang cưng nựng hít hà con trai. Anh không biết vợ đang nghĩ ǵ, nói ǵ. Khi tôi kể cho chồng nghe chuyện này, anh thở dài thườn thượt, suưt ứa nước mắt.
Có lẽ tôi gợi cho anh nỗi đau thất bại hôn nhân lần trước, và phần nào, anh cám cảnh cho những người đàn ông phương Tây muốn t́m kiếm một cô vợ châu Á nhu ḿ, giản dị.
|
Ẩm thực Việt luôn thu hút sự chú ư của người Bỉ. |
Hóa ra không chỉ có chồng của Thắm thích lấy vợ Việt mà ngồi cạnh anh chính là cậu em trai, cũng bay sang Việt Nam chuyến này để hỏi cưới một cô gái quê Ḥn Gai.
“Tự thằng ấy mày ṃ làm quen qua mạng đấy, cũng không qua trung tâm môi giới. Chúng nó chat suốt ngày, có bao giờ nhờ em giúp đỡ đâu. Kệ. Dính làm ǵ cho mệt, sau này chúng nó không hạnh phúc lại trách ḿnh. Nghe nói nhà con bé này nghèo lắm. Thằng chồng em bán bánh c̣n thằng em trai làm ngân hàng. Khác hẳn nhau chị nhỉ. Nhưng chị xem, trông mặt thằng em có vẻ ngốc hơn thằng anh”. Thắm bật cười thích thú. Ít ra, cô cũng có thứ để tự hào về chồng, tôi tự an ủi như vậy.
Đan - có ba đứa con trai lai lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Sau hơn 5 năm lấy chồng, chị mới dám tích cóp tiền đưa đàn con về thăm quê: “Trước đây định hai năm về một lần, nhưng anh chị em ở quê lại bảo về ít thôi, khoản tiền mua vé máy bay mấy ngh́n Euro đó gửi về giúp đỡ gia đ́nh c̣n hơn. Chồng tôi biết chuyện buồn lắm, không muốn về cùng nữa. Mỗi lần tôi về, vui nhiều mà buồn cũng lắm. Từ ngày tôi lấy chồng Tây, các chị em đi lấy chồng tỉnh xa cũng chuyển cả về nhà mẹ tôi ở. Ai đời các ông con rể khỏe mạnh là thế mà cứ cả ngày nằm ăn chơi, để mẹ vợ phục vụ. Tôi thương mẹ quá, chỉ càm ràm anh chị em vài câu, vậy mà mẹ giận tôi, bảo cậy có chồng Tây lên mặt này nọ...”.
Sự cứu rỗi
Những câu chuyện tôi nhặt được ở sân bay luôn là đề tài thú vị cho nhóm bạn bè của tôi ở Bỉ. Họ cũng là các cặp vợ Đông - chồng Tây. Nghe chuyện một cô gái Việt phải chi gần 30 ngh́n Euro để kết hôn giả t́m đường vào châu Âu, Maxim - anh bạn Bỉ lấy vợ Đài Loan suưt nghẹn món súp măng ngọt ngào chúng tôi đang thưởng thức ở nhà hàng Trung Hoa.
“Với khoản tiền đó cô ấy có thể kinh doanh và làm giàu tại Việt Nam, cần ǵ phải sang tận châu Âu? Châu Á bây giờ mới là thiên đường làm giàu. Đó là chưa kể rủi ro bất ngờ như tai nạn, thất nghiệp, ốm đau..., không kiếm đủ tiền trả nợ th́ sao. Kiểu đầu tư này thật lạ lùng”.
Hạnh phúc là ǵ? Và hạnh phúc của những cuộc t́nh ngoại lai có gam màu nào khác không? Thư và Hong khuyên giống nhau: “Dũng cảm gấp đôi, tự lực gấp ba và phải có khả năng kiềm chế cảm xúc gấp mười để tồn tại ở xứ người.”
|
Hong - người Đài Loan, vợ của Maxim hiểu chuyện hơn: “Ít ra cô ấy cũng được thử trong môi trường khác, mới lạ hơn đồng nghĩa hứng thú hơn. Tiến lên, bầu trời cũng có giới hạn”.Hong là người phụ nữ châu Á duy nhất trong đám cưới của tôi ở Bỉ. Sau hôn lễ vài ngày, cô rủ tôi lên thành phố Leuven mua sắm và dùng bữa trưa kiểu Ấn Độ kèm lời khuyên: “Tớ muốn cậu gặp Claire, một phụ nữ Singapore cực kỳ đáng quư để kết bạn. Tiếc là hôm nay không liên lạc được với cô ấy. Cần phải có bạn bè ngay cậu ạ, rất cần đấy”.
Hong và Maxim trải qua hôn nhân được 10 năm, đủ để Maxim thành thạo tiếng Trung c̣n Hong giỏi tiếng Hà Lan, Pháp.
Tôi luôn ṭ ṃ về cuộc hôn nhân Á - Âu kéo dài hơn một thập kỷ ấy của họ, sóng gió nào là đáng kể, và màu sắc xung đột ra sao? Hong tâm sự: “Suốt 4 năm đầu chúng tớ chưa có con, du lịch khắp châu Âu, sục sạo khắp các bảo tàng, tràn đầy hạnh phúc. Có con rồi, bắt tay vào mua nhà, sửa nhà, cuộc sống hôn nhân xuất hiện nhiều bất ổn, chủ yếu do Maxim c̣n ở tuổi 30 th́ tớ bước vào tuổi 40. Anh ấy làm hỏng rất nhiều thứ, tớ mệt mỏi đi theo giải quyết hậu quả. Maxim lại vừa thất nghiệp. Hè năm ngoái, chúng tớ đưa được các con về thăm gia đ́nh ở Đài Loan là nhờ anh trai tớ trả tiền vé máy bay”.
Đánh dấu cuộc hôn nhân 10 năm, tôi thấy Hong dán một tờ giấy in 10 điều cần phải thực hiện trong năm, lên tường bếp. Xuất hiện thêm điều thứ 11, ghi nắn nót bằng bút bi “Ly hôn”.
Tôi bật cười: “Maxim quả biết đùa”. Hong xịu mặt: “Nghiêm túc đấy, chúng tớ thậm chí đă đi gặp luật sư chuyên về ly hôn. Với những phụ nữ như chúng ta, mối lo lắng nhất nếu phải ly hôn là làm sao giữ được quyền nuôi con, dù ḿnh ở lại Bỉ hay trở về quê hương”.
Sau bao cuộc phỏng vấn xin việc cô gọi là “thê lương và sỉ nhục”, Hong gọi cho tôi “Tối nay đến nhà tớ, uống say mới thôi, tớ vừa có việc làm”. Đó cũng là công việc Hong yêu thích, làm ở pḥng tiếp thị - quan hệ khách hàng cho một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Brussels.
Giữa gian pḥng bày đầy những bức tượng lạ mắt - sở thích nặn tượng đă cứu rỗi Hong trong thời gian chờ việc, chúng tôi mở hết chai vang này đến chai sâm panh khác, uống tràn cung mây.
Để lại chồng tôi và Maxim say sưa tṛ chuyện trong pḥng khách về vụ bê bối t́nh dục của cựu Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF Strauss Kahn, tôi và Hong lôi hai chiếc ghế ra ngoài vườn, nằm ngắm bầu trời đêm đầu hè lấp ló những ngôi sao tinh khôi.
Trong trạng thái lơ mơ, tôi đủ can đảm hỏi Hong: “Rốt cuộc những sóng gió trong hôn nhân chúng ta gặp phải là do quá khác biệt về văn hóa, hay v́ lư do nào khác nữa?”.
Hong phá lên cười “Với tư cách người đi trước, xin tuyên bố thế này: Khác biệt văn hóa nào cũng không bằng khác biệt giữa đàn ông và đàn bà. Điều đó xảy ra với bất cứ cuộc hôn nhân nào, với bất cứ thân phận phụ nữ nào trên thế giới này, không riêng những cuộc t́nh ngoại lai chúng ta”.
Kiều Bích Hương
TienPhong