- Xuất hiện vào năm 1953, thalidomide được coi là một loại thuốc kỳ diệu để trị chứng ốm nghén, đau đầu, ho, mất ngủ và cảm lạnh.
Thalidomide trị nghén
Mẹ của Jack Merica bị nghén và có tiền sử sảy thai. Khi mang thai anh vào cuối những năm 50, bà lại bị nghén. Sợ rằng sẽ sảy thai lần nữa nên bà đă tới khám bác sĩ. Để hạn chế nghén, bà được kê thalidomide, một loại thuốc thử nghiệm vào thời điểm đó. "Mẹ tôi nói bà chỉ uống có 1 - 2 lần", Merica nói.
Merica ra đời với đôi chân và đôi tay tàn phế. Tay trái của anh tính từ vai cho tới đầu ngón tay chỉ dài 40cm trong khi tay phải dài 70cm.
"Tất cả những ǵ họ nói với mẹ là tôi bị bệnh bẩm sinh", Merica cho biết. Anh nói rằng các bác sĩ không liên hệ việc mẹ anh sử dụng thalidomide với t́nh trạng của anh. Tuy nhiên, lúc ngồi chờ trong pḥng khám vào năm 1964, bà đă nh́n thấy bức ảnh những đứa trẻ bị bệnh bẩm sinh do thalidomide trong tạp chí Life. "Tôi nhớ ḿnh đă chỉ cho mẹ h́nh một bé gái có cánh tay giống hệt tay trái của tôi", Merica nói. Các bác sĩ nói với Merica rằng t́nh trạng ấy sẽ theo anh suốt cuộc đời.
Theo Thalidomide Trust, một tổ chức hỗ trợ nạn nhân thalidomide của Anh, loại thuốc này được bán để giúp thai phụ xử lí t́nh trạng ốm nghén của ḿnh. Một số trẻ em đă sinh ra với chân, tay ngắn hoặc bị bệnh tim trong khi số khác lại bị mất thính giác, mù, thậm chí tổn thương năo.
Xuất hiện vào năm 1953, thalidomide được coi là một loại thuốc kỳ diệu để trị chứng ốm nghén, đau đầu, ho, mất ngủ và cảm lạnh. Tuy nhiên, vào năm 1961, bác sĩ người Úc William McBride đă viết cho đặc san Lancet khi thấy một loạt trường hợp trẻ em bị tật ở bệnh viện của ông. Trong đó, tất cả các mẹ đều sử dụng thalidomide. Sau khi các bác sĩ cho rằng thalidomide có liên quan tới bệnh bẩm sinh ở trẻ, nó bị ngừng tiêu thụ vào cuối năm 1961.
Jack Merica là một nạn nhân của thuốc trị nghén Thalidomide thịnh hành đầu những năm 1950.
Lời xin lỗi muộn màng
Sau hơn nửa thế kỷ, công ty dược phẩm Đức Gruenenthal đă quyết định tạ lỗi bởi hậu quả mà thalidomide của hăng này gây ra. Tuần trước, Giám đốc điều hành của Gruenenthal Harald Stock đă chính thức gửi lời xin lỗi khi ông khi khánh thành đài tưởng niệm dành cho tất cả nạn nhân ở Stolberg (Đức), nơi công ty đặt trụ sở chính.
Freddie Astbury, Chủ tịch Hội Vận động Thalidomide UK, một người tàn tật bẩm sinh cho rằng lời xin lỗi này là quá muộn màng: "Họ mất thời gian quá lâu để đưa ra một lời xin lỗi. Có rất nhiều người bị tổn thương bởi thalidomide đang phải chiến đấu với bệnh tật trên toàn thế giới. Ngoài ra, họ c̣n làm được ǵ nữa? Họ phải nghiêm túc cân nhắc tới vấn đề bồi thường tài chính".
Trong khi đó, ông Stock cho biết năm 2009, công ty đă cam kết chi 50 triệu euro để hỗ trợ cho những nạn nhân tại Đức và một số nơi khác. "Chúng tôi có thể hiểu được những khó khăn về thể chất và áp lực tinh thần mà các gia đ́nh, đặc biệt là người mẹ phải chịu hàng ngày bởi hậu quả của thalidomide. Ước ǵ thảm họa đó chưa từng xảy ra", ông Stock nói.
Người ta ước tính có khoảng hơn 10.000 trẻ em được cho là nạn nhân của thalidomide. Trong đó, khoảng 5.000 - 6.000 người c̣n sống và hơn 7.500 người đă chết từ khi c̣n ấu thơ. Thalidomide được lưu hành rộng răi ở Đức từ năm 1957 với tên biệt dược Contergan nên tại đây xảy ra nhiều trường hợp hơn bất cứ nơi đâu.
Phương Thanh
(Theo CNN, Guardian)