là một quốc gia nằm ở phía Bắc châu Phi, Trung Đông và Tây Nam Á. Trước năm 1900, khi nói đến Ai Cập - đất nước có nét văn hóa riêng biệt, người ta thường nhắc đến kim tự tháp, sa mạc, Pharaoh, đến tượng nhân sư, và một số những điều thần bí khác.
Nhưng vào những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, Ai Cập đã trở nên gần gũi hơn với các nước phương Tây. Dưới đây là những bức ảnh hiếm hoi ở Ai Cập được ghi lại vào thời điểm này.
Bức ảnh này thể hiện gần như tất cả những gì được gọi là “bản sắc” của Ai Cập: kim tự tháp, lạc đà, tượng nhân sư và sa mạc.
Trong quá khứ, Ai Cập từng bị thực dân Anh, Pháp chiếm đóng. Đến năm 1922, Ai Cập mới giành được độc lập.
Sau đó, cường quốc này thực hiện những chính sách mới góp phần đưa nhà Ai Cập học, giới nghệ sĩ và khách du lịch tiếp cận gần hơn với Ai Cập.
Những người chưa có điều kiện ghé thăm Bắc Phi cũng có thể trải nghiệm chuyến du lịch kỳ quan Ai Cập thông qua magic lantern - đèn chiếu.
Đèn chiếu này từng rất phổ biến trong thế kỷ XVIII và XIX trước khi máy chiếu ra đời. Tuy nhiên những bức ảnh này, dù lạc hậu, nhưng cũng đem lại cho chúng ta cái nhìn khác về một Ai Cập của thời đại trước.
Trong ảnh là một người đàn ông Nubia trong trang phục chiến binh. Nubia từ được coi là một phần của Ai Cập trong thể kỷ XIX, được cai trị bởi người Ai Cập và sau đó là cả thực dân Anh. Quân đội Anh tuyển mộ người Nubia vì khả năng nhanh nhẹn và chiến đấu hiệu quả của họ.
Bức ảnh chụp cận cảnh một người phụ nữ, với đôi hoa tai cùng chiếc vòng cổ vàng bắt mắt. Đồ trang sức trong kỷ nguyên này có màu vàng là chủ đạo.
Ở Ai Cập trong thế kỷ XIX, phụ nữ có những đóng góp quan trọng trong gia đình cũng như nền kinh tế. Với tầng lớp thượng lưu, phụ nữ chịu trách nhiệm quản lý tài chính, đầu tư của gia đình. Các tầng lớp trung lưu hoặc thấp hơn, phụ nữ là người tham gia vào trao đổi buôn bán hoặc đầu tư vào các ngành khác.
Những cô gái đội bình nước, một nét đặc trưng của phụ nữ Ai Cập.
Trong ảnh là hai người Bedoin dân tộc du mục thuộc Ả Rập đang mặc trang phục truyền thống.
Cho đến thế kỷ XIX, người Bedouin vẫn thống trị sa mạc tại Ai Cập. Hiện nay, chỉ còn một số bộ lạc sống rải rác.
Hầu hết trẻ em Ai Cập thế kỷ XIX (thậm chí nửa đầu thế kỷ XX) không được đến trường nhưng được chăm sóc bởi những tổ chức Hồi giáo, nơi chúng được dạy toán, tiếng Ả- Rập và nghiên cứu tôn giáo.
Lạc đà là phương thức vận tải chủ yếu được người Ai Cập sử dụng trong nhiều thế kỷ. Với họ, lạc đà được coi là biểu tượng của sự kiên nhẫn, lòng kiên trì và khả năng tồn tại.
Lăng Khalip nổi tiếng là một trong những ví dụ sắc nét về kiến trúc Hồi giáo thời Trung cổ. Vào thời kỳ đó, di tích bị cô lập cùng địa hình khí hậu khá khắc nghiệt có thể khiến du khách bỏ quên.
Thành Cairo (Cairo Citadel) còn được gọi là Thành lũy Saladin. Thành được xây bởi Saladin - sultan (vua) của Ai Cập vào thế kỷ XII.
Kim tự tháp Khafre - một trong những kim tự tháp tại khu lăng mộ Giza. Những kim tự tháp tại đây từ lâu đã được coi như một biểu tượng của Ai Cập.
Trong đó nổi bật là kim tự tháp Kufu (còn gọi là Đại kim tự tháp - the Great Piramyd) - công trình do loài người tạo ra được coi là cao nhất trong 3.800 năm cho đến khi nhà thờ Lincoln ra đời vào năm 1300.
Dòng sông Nile thơ mộng. Bức ảnh được chụp vào năm 1908, khi đập Aswan chưa được khởi công.
Có vẻ đây là khu phố nghèo. Nét kiến trúc đặc trưng ở đây có lẽ là những cửa sổ lồi (nơi đây gọi là Mashrabiya), được làm bằng gỗ dạng mắt cáo.
Những khung cửa lồi đem lại sự riêng tư cho người sống bên trong, đồng thời cũng đem lại tầm nhìn tốt hơn. Ngoài ra, thiết kế mắt cáo có thể hạn chế ánh nắng, nhưng lại cho không khí lưu thông - hai điều quan trọng khi sống trong khí hậu sa mạc.
Đền Esna, ngụ phía bờ Tây sông Nile. Những họa tiết trang trí tuyệt đẹp trên từng cây cột, cùng chất liệu xây dựng bằng sa thạch đỏ nổi tiếng, nhưng ngạc nhiên hơn cả là việc ngôi đền từng được dùng làm kho để bông vào giữa thế kỷ XIX.