Nghiên cứu Biển Đông: Biết không được quyết - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 11-16-2012   #1
johnnydan9
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
johnnydan9's Avatar
 
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
Default Nghiên cứu Biển Đông: Biết không được quyết

Chúng tôi như những mạch nước riêng lẻ, rất cần có sự khơi thông để ḥa với nhau thành một ḍng chảy lớn. Đó là chưa nói đến nghiên cứu tự phát th́ thường bị cuốn theo thời sự, mà ít có một hệ thống bài bản, căn cơ", nhà nghiên cứu Hoàng Việt tâm tư.

LTS: Nhân dịp Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ tư, diễn ra đầu tuần tới tại thành phố Hồ Chí Minh, Tuanvietnam có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu độc lập Hoàng Việt xung quanh vai tṛ của kênh học giả này đối với quá tŕnh giải quyết tranh chấp ngày một gia tăng ở Biển Đông.

Cảm nhận của ông về các hội thảo quốc tế về Biển Đông do Học viện Ngoại giao đồng tổ chức?

Một mặt, đó là một kênh đối ngoại của các học giả mà người ta gọi là ngoại giao kênh 2, bên cạnh kênh chính thức của chính phủ và kênh ngoại giao nhân dân.
Đây là một kênh rất quan trọng, nếu xét theo lịch sử xung đột ở Biển Đông. Chẳng hạn, khi quan hệ giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN căng thẳng, như năm 1988 với Việt Nam, năm 1995 với Philippines, mọi dàn xếp bắt đầu từ các hội thảo khoa học, sau đó các bên xung đột mới ngồi lại được với nhau, và kết quả là đưa ra được DOC cuối năm 2002.
Mặt khác, đôi khi chủ đề của hội thảo lại quá rộng, và mang tính thông tin đối ngoại nhiều hơn tính học thuật, nên dễ bị lặp lại.
Hơn nữa, tiếng nói và lập luận của giới học giả Việt Nam cũng chưa chuyển tải nhiều tới được các học giả quốc tế.


Xin ông giải thích rơ hơn về ư cuối cùng.
Điển h́nh là trước đây có một số học giả quốc tế từng phản đối đường lưỡi ḅ, như Hamzaz của Malaysia, đă thay đổi quan điểm, dường như do sự tuyên truyền quá mạnh của Trung Quốc. Ông ta cho rằng cần phải chung sống với Trung Quốc cùng với những yêu sách của họ.
Hay học giả Bateman, vừa có bài trên một tạp chí của Singapore, cho rằng t́nh h́nh phức tạp bắt đầu từ khi Việt Nam thông qua Luật Biển.
Vấn đề ở đây là Trung Quốc từ lâu đă thông qua một số đạo luật liên quan tới Biển Đông, khẳng định rằng họ có chủ quyền không thể tranh căi đối với vùng biển, cũng như các quần đảo, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa (của Việt Nam), hay Philippines đưa ra một số đạo luật, trong có Luật Đường Cơ sở, khẳng định chủ quyền của họ trên Biển Đông, th́ không sao.
Vậy tại sao, theo lập luận của ông Bateman, Việt Nam thông qua Luật Biển lại làm rắc rối t́nh h́nh?

Thạc sĩ Hoàng Việt trao đổi bên lề hội thảo với một học giả Trung Quốc. Ảnh: Huỳnh Phan


Tức là công tác thông tin của chúng ta là rất có vấn đề, để Trung Quốc chiếm lĩnh diễn đàn này?
Chính xác. Tôi lấy ví dụ về sự cố Scarborough. Philippines đă mở hẳn một website của Bộ Ngoại giao, và họ đăng tải lại thông tin và những bài phân tích trên báo chí, trong một chiến dịch truyền thông khá rầm rộ. Những ai muốn t́m hiểu về tranh chấp Scarborough lên Google gơ là ra ngay.
C̣n với Việt Nam, chúng ta ưa sử dụng phản ứng chính thức của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao hơn. Có lẽ, vấn đề mà anh với anh Phạm Hoàng Quân trao đổi là "thiếu nhạc trưởng" nó cũng thể hiện rơ ở khía cạnh này.


Một người bạn tôi là anh Thái Văn Cầu có trao đổi với tôi rằng trước năm 1950, đa phần các tài liệu khoa học của phương Tây nghiêng về bảo vệ quyền lợi của Việt Nam, thừa nhận chủ quyền của Việt Nam. Nhưng từ năm 1950 trở lại đây, dần dần họ lại nghiêng về phía Trung Quốc.
Tại sao kỳ vậy?
Đơn giản thôi. Muốn viết một bài báo khoa học, anh phải trích dẫn. Những bài viết của Việt Nam trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín rất là ít ỏi, trong khi các bài viết của các học giả Trung Quốc th́ rất nhiều, thể hiện được lập trường, quan điểm và lập luận của họ. Vậy, các học giả phương Tây hay trích dẫn các học giả Trung Quốc là tất nhiên, và dần dần họ tin là như vậy.
Mặc dù cơ sở pháp lư cho quan điểm của Việt Nam là khá mạnh, nhưng kết quả đạt được lại quá khiêm nhường.


Có những lư do nào khiến những bài viết, những công tŕnh nghiên cứu bằng tiếng Việt lại không đẩy được ra ngoài?
Thứ nhất, những bài viết sâu của các tác giả Việt Nam không phải là nhiều, nếu không nói là ít. Chỉ có một vài người có những bài báo được đăng trên những tạp chí danh giá quốc tế như anh Nguyễn Hồng Thao, hay anh Nguyễn Đăng Thắng.
Hạn chế chủ yếu đối với những người hay viết báo bằng tiếng Việt như chúng tôi là kỹ năng viết bằng tiếng Anh, và viết theo format khoa học của họ.
Trung Quốc th́ khác. Chẳng hạn, Lư Kim Minh chuyên viết về đường lưỡi ḅ th́ hoàn toàn viết bằng tiếng Hoa, rồi có người dịch sang tiếng Anh để đăng trên tạp chí "Ocean Development and International Law". Hay những bài viết của Hàn Chấn Hoa để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên Scarborough cũng bằng tiếng Hoa, rồi được dịch sang tiếng Anh. và đăng trên tạp chí quốc tế.
Chẳng hạn, những bài viết của ông sao không dịch sang tiếng Anh và gửi đăng?

Cũng có được dịch và đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á. Nhưng đọc bản dịch tôi cũng không hài ḷng lắm.
C̣n để với tới những tạp chí quốc tế có uy tín, thủ tục cũng rất rắc rối. Thứ nhất anh phải viết theo cách của họ, nhiều tiêu chí lắm, và tiếng Anh chuyên môn phải vô cùng chặt chẽ. Nhưng ở Việt Nam công tác dịch thuật cũng không chuyên nghiệp lắm.
Vậy anh em trong Quỹ Nghiên cứu Biển Đông ở nước ngoài có giúp được ǵ không?
Tất nhiên, tiếng Anh của họ là giỏi, nhưng phải có tŕnh độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực đó th́ mới dịch được. Các anh em trong Quỹ không có ai học, hay làm, về công pháp quốc tế cả, chỉ tự nghiên cứu thôi. Tôi có nhờ một anh bạn bên Mỹ dịch một bài báo, nhưng đọc ra biết ngay là tay mơ, tức là anh phải là chuyên gia trong lĩnh vực đó, anh mới dịch được.


Trong khi đó, Trung Quốc khuyến khích các sinh viên, nghiên cứu sinh của họ ở nước ngoài, chủ yếu là ở các nước phát triển, làm những đề tài liên quan đến Biển Đông. Mỗi trường đại học lớn ở Mỹ, chẳng hạn, đều có tạp chí riêng của họ, và bất cứ ông giáo sư nào cũng muốn bảo trợ cho học tṛ của ḿnh để có bài đăng trên những tạp chí đó. Và như vậy, những sinh viên, nghiên cứu sinh đó chuyển tải được một phần quan điểm của Trung Quốc.
Rồi những người này trưởng thành lên, trở thành những chuyên gia, để tiếp tục nghiên cứu, hoặc chí ít là dịch những bài viết của những người Lư Kim Minh, hay Hàn Chấn Hoa?
Chính xác.

Học giả Hamzaz (Malaysia), người đă kêu gọi "chung sống ḥa b́nh với Trung Quốc cùng các yêu sách của họ", do ảnh hưởng bởi chiến dịch tuyên truyền đối ngoại rầm rộ và liên tục của cường quốc này. Ảnh: Huỳnh Phan



Ở Việt Nam đă có manh nha những câu chuyện đó chưa?
Việt Nam cũng có người học ở nước ngoài, nhưng chắc là không nhiều, nếu không nói là khá ít.


Chính phủ có chương tŕnh đào tạo 20 ngàn tiến sĩ đến năm 2020. Nếu trong số này, ḿnh ưu tiên một tỉ lệ nhất định dành cho việc chuẩn bị đội ngũ nghiên cứu Biển Đông, kể cả về phương diện lịch sử, pháp lư, hay cơ chế giải quyết tranh chấp, th́ tốt biết bao phải không ông?
Ḿnh chỉ cần học cách cử người đi học, đi làm nghiên cứu sinh của Trung Quốc, như tôi đă nói ở trên, là đă tốt lắm rồi.
Ông đă từng đặt tất cả những vấn đề này với những người có thẩm quyền chưa?
Với những người có thẩm quyền ở vị trí cao th́ tôi chưa có hân hạnh được diện kiến. Chỉ có anh em nghiên cứu trao đổi, bàn bạc để tự t́m lối ra thôi. Hay nói như anh với anh Phạm Hoàng Quân là t́m nhạc trưởng để chỉ huy th́ chưa thấy.
Có thể có nghịch lư là trong việc nghiên cứu, những người biết th́ không có quyền quyết định, c̣n những người có quyền quyết định lại không biết ǵ.


Tức là chưa bao giờ các ông có một đề xuất chính thức?
Chưa có bản kiến nghị nào cả. Chúng tôi chỉ đề cập đây đó trên truyền thông thôi. Mà anh biết quá rơ về vai tṛ của truyền thông nước ḿnh rồi.
Ông cùng với Đinh Kim Phúc là thế hệ những nhà nghiên cứu h́nh thành khi Trung Quốc tuyên bố thành lập Tam Sa, Phạm Hoàng Quân có sớm hơn một chút, khi có chuyện Trung Quốc bắt, giết ngư dân Hậu Lộc năm 2005. Nói chung, các ông thuộc nhóm các nhà nghiên cứu tự phát, tuy khá nghiêm túc và có những thành tựu nhất định.
Nhưng liệu xu hướng nghiên cứu tự phát, nhất là ở phía Nam, là một trong những hạn chế khiến các công tŕnh nghiên cứu của chúng ta ít có mặt trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín quốc tế?
Đúng vậy. Tự phát có cái hay là chúng tôi không làm theo kiểu nhận tiền - trả bài, mà có những đam mê, khao khát nhất định t́m ra và nói lên, hoặc viết ra, sự thật. Nhưng điều đó cũng hàm chứa sự hữu hạn của chúng tôi, cả về sự phối hợp dưới cây đũa của một nhạc trưởng, cả về nguồn lực để nghiên cứu.


Tóm lại, chúng tôi như những mạch nước riêng lẻ, rất cần có sự khơi thông để ḥa với nhau thành một ḍng chảy lớn.
Đó là chưa nói đến nghiên cứu tự phát th́ thường bị cuốn theo thời sự, mà ít có một hệ thống bài bản, căn cơ. Chẳng hạn, các bài viết của tôi cũng phần nhiều để phản biện lại các luận điểm của học giả Trung Quốc, tức là chủ yếu là theo t́nh thế, sự kiện.
Chẳng hạn, có anh em có gửi về bài viết đăng trên tạp chí bên Trung Quốc, nhưng chưa truy xuất được tên tạp chí, và có người dịch giúp sang tiếng Việt, để ḿnh nghiên cứu. Tác giả đều là dân chuyên về sử địa. Họ đưa các luận điểm chủ yếu dựa trên các bản đồ cổ, với mục đích biện minh cho đường lưỡi ḅ của Trung quốc. Tôi có chuyển tới Phạm Hoàng Quân để anh ấy rà soát lại.
Tại sao lại là tiếng Hoa?

Theo tôi hiểu, mục đích của họ là trấn an cho dân chúng của họ rằng đường lưỡi ḅ là hoàn toàn có cơ sở lịch sử. Tức là ở Trung Quốc dân chúng cũng không hoàn toàn tin vào cái gọi là "đường lưỡi ḅ" nên họ mới cần khẳng định như vậy. Hay ngay cả trong giới học giả, có những người như ông Lư Lệnh Hoa cũng đặt lại vấn đề về cơ sở của "đường lưỡi ḅ" đấy thôi.
Thế c̣n với giới học giả "quốc doanh", tức là ăn lương, nhận kinh phí của nhà nước để nghiên cứu?
Theo tôi thấy Viện Sử học chưa hề có công tŕnh nghiên cứu Biển Đông một cách bài bản về khía cạnh lịch sử, c̣n Viện Nhà nước và Pháp luật th́ cũng không có công tŕnh nghiên cứu Biển Đông về mặt luật pháp.

Huỳnh Phan
johnnydan9_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	20121115144931_057.JPG
Views:	12
Size:	25.7 KB
ID:	424191
Old 11-16-2012   #2
huonggiang4
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: Jul 2010
Posts: 1,909
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 16
huonggiang4 Reputation Uy Tín Level 1
Default

Tức là công tác thông tin của chúng ta (là rất) có vấn đề, để Trung Quốc chiếm lĩnh diễn đàn này?

Ôi ngôn ngữ việt cộng! (lược bỏ 2 chữ thừa trong ngoặc đơn)
Dám mà lập trang web chống đối tàu cộng. Tù nhé !
huonggiang4_is_offline  
 
User Tag List

Thread Tools

Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC8

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 13:36.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.04711 seconds with 14 queries