Chuyến thăm vừa rồi của Tổng thống Mỹ Obama nhằm thúc đẩy chiến lược chuyển trọng tâm về châu Á Thái b́nh dương. Chính sách này kể từ khi được công bố cách đây một năm đă tác động đến bàn cờ khu vực này như thế nào?
Theo đánh giá của hăng
AP, Trung Quốc cho rằng chiến lược "chuyển trọng tâm" của Mỹ là nhằm kiềm chế Bắc Kinh, nhưng sự lớn mạnh của nền kinh tế số hai thế giới là không thể ngăn chặn được. Nhật Bản th́ dường như phiền ḷng với lập trường không rơ rệt của Mỹ khi người đồng minh Tokyo bị cuốn vào khủng hoảng tranh chấp. Các nước Đông Nam Á, qua những diễn biến nóng bỏng suốt một năm qua, có cơ hội hiểu ra những ǵ có thể - và cả không thể - trông đợi vào Mỹ.
Trung Quốc: Sao có thể kiềm chế được con Rồng?
Đối với Bắc Kinh, chính sách chuyển trọng tâm của Obama là tàn dư của ư tưởng Chiến tranh lạnh đă lỗi thời. Bắc Kinh tin rằng, do lo sợ về sự trỗi dậy của Trung Quốc Washington đang cố t́m cách đổ thêm dầu vào các cuộc căng thẳng ở khu vực để cô lập họ và khích lệ các nước mà Trung Quốc có tranh chấp lănh thổ. Hầu như là tất cả các nước láng giềng có cùng biên giới đều có tranh chấp với Trung Quốc.
“Sử dụng sự trỗi dậy của Trung Quốc và thuyết ‘mối đe dọa Trung Quốc’, Mỹ muốn làm cho các nước láng giềng của Trung Quốc tin rằng châu Á-Thái B́nh Dương cần đến sự hiện diện và bảo vệ của Washington. Mỹ muốn tập hợp họ để kiến tạo ra một thế ‘tái cân bằng chiến lược’ chống lại Trung Quốc ở khu vực” , ông Wang Yusheng, một học giả về an ninh Trung Quốc, viết trên tờ China Daily.
Bắc Kinh khẳng định một chiến lược như vậy chắc chắn sẽ thất bại.
Trung Quốc cho rằng sự trỗi dậy của ḿnh là đương nhiên và không thể ngăn chặn. Họ cũng tin rằng các nước láng giềng sẽ ngả theo việc xây dựng quan hệ tốt hơn với Trung Quốc trong khi từng bước loại dần ảnh hưởng của Mỹ. Bắc Kinh cũng coi sự thống trị về kinh tế của ḿnh là một ưu thế rơ ràng.
Khi Trung Quốc cho chạy thử chiếc tàu sân bay đầu tiên và những máy bay chiến đấu tàng h́nh, thử khả năng không gian mạng và những loại tên lửa tiên tiến, nóc này đang ngày càng giành được vị thế mạnh hơn để ngăn Mỹ không tiếp cận vùng tiếp giáp lănh thổ của ḿnh cũng như một số tuyến đường biển quan trọng trên Thái B́nh Dương. T́nh h́nh này có thể trở nên phức tạp nếu chính sách của Obama phải chuyển đổi từ thúc giục sang thúc ép.
Đọc thêm: Ngoại giao của Trung Quốc thời Tập Cận B́nh
Nhật Bản: Đă cảm thấy sức nóng
Tàu tuần duyên Đài Loan và Nhật Bản trong màn đấu ṿi rồng ở vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư hôm 24/9. Ảnh:
Huanqiu
Chắc chắn là Nhật Bản là đối tác an ninh trung thành nhất của Washington ở Thái B́nh Dương. Và Nhật Bản cũng là nước đă chịu tác động nhiều nhất do sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Mấy tháng nay Nhật Bản và Trung Quốc đă dính vào vụ tranh chấp ngày càng căng thẳng về một nhóm đảo không người ở trên biển Hoa Đông. Sự hiện diện gần như liên tục của các tàu Trung Quốc xung quanh các đảo này đă làm cho lực lương Bảo vệ bờ biển Nhật Bản bị căng mỏng hết cỡ. Không lực Nhật Bản nói rằng Trung Quốc đă tăng đáng kể các phi vụ bay tuần tra trong khu vực.
Lo sợ bị cuốn vào tổ ong của chủ nghĩa dân tộc, sự thù địch trong lịch sử và tṛ chơi chính trị dân túy, đều là những nhân tố đang tiếp lửa cho các căng thảng, Mỹ đă thận trọng không đứng về một bên nào. Thay vào đó Mỹ đă kêu gọi hai nước tự giải quyết vấn đề của ḿnh, thông qua con đường ngoại giao.
Lập trường đó đă làm cho nhiều người Nhật tức giận. Hiện có 52.000 lính Mỹ đang đóng trên đất Nhật theo cam kết được hiệp ước hai nước kư năm 1960, quy định Mỹ có trách nhiệm bảo vệ vùng lănh thổ nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản. Washington luôn khẳng định rằng hiệp ước đó bao gồm cả các đảo đang nằm trong trung tâm của những căng thẳng hiện tại giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Kazuhiko Togo, một nhà ngoại giao cao cấp và hiện làm Giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế tại Đại học Sangyo ở Kyoto nói: “Thật là lạ lùng. Tôi tin rằng Mỹ là đồng minh của chúng tôi, nhưng chúng tôi lại cần phải giải quyết vấn đề ‘trung lập’ của Mỹ”.
ASEAN: Sôi lên v́ Biển Đông
Đầu năm nay Washington cũng đưa ra lập trường có tính không can dự tương tự đối với cuộc tranh chấp giữa một bên là Trung Quốc với các nước Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam về các đảo trên Biển Đông, khu vực được cho là có chứa nhiều khí và dầu hỏa và án ngữ các tuyến đường biển quan trọng.
Philippines, đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong cuộc tranh chấp ở đó, cuối cùng đă phải rút các tầu của ḿnh khỏi băi cạn tranh chấp Scarborough, nhưng các tfu chiến của Trung Quốc vẫn c̣n đóng cho đến bây giờ.
Ramon Casiple, nhà phân tích chính trị tại Manila cho rằng các cuộc tranh chấp làm cho các nước đồng minh của Mỹ hiểu rơ hơn về các điểm yếu của ḿnh, cũng như hiểu họ có thể trông đợi được ǵ, và không được ǵ, từ phía Mỹ.
Casiple nói: “Mỹ đang có một sự lựa chọn khó khăn. Mỹ phải trấn an các nước đồng minh của ḿnh rằng cuối cùng th́ Mỹ vẫn ở phía họ”. Ông nói thêm rằng Mỹ đă nói rơ rằng nước này hiển nhiên không mong muốn một cuộc đối đầu lớn trong đó họ bị buộc phải “hoặc là can thiệp hoặc mất ảnh hưởng.”
Thế nhưng cũng có một điều gây chú ư về ư định của Mỹ. Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Panetta khi thăm Việt Nam mùa hè này đă nói rằng Mỹ muốn được tiếp cận các cảng biển như là Cam Ranh, nơi quân đội Mỹ từng sử dụng thời chiến. Hà Nội chưa đưa ra bất cứ b́nh luận ǵ.
Đọc thêm: V́ sao ASEAN thích Obama
Chiếc chiến đấu cơ F/A-18F Super Hornet cất cánh từ boong tàu USS George Washington trong một chuyến bay thông thường ngày 17/10 trên Thái B́nh Dương. Ảnh:
Facebook USS George Washington.
Đài Loan: Cảm giác bị bỏ rơi
Khi Trung Quốc ngày càng mạnh lên và có tầm quan trọng lớn đối với kinh tế Mỹ, Washington ngày càng cảm thấy tiến thoái lưỡng nan trong việc coi Đài Loan (ḥn đảo mà Trung Quốc tuyên bố là một phần lănh thổ phải thống nhất) là một đối tác an ninh đầy đủ. Điều này là sự thay đổi lớn so với thời kỳ những năm 1950 và 1960, khi hai bên c̣n có một hiệp ước pḥng thủ chính thức, và Mỹ đóng hàng ngàn lính trong một căn cứ lớn, nơi được coi là tiền tiêu để ngăn chặn Trung Quốc.
Ngày nay, sự hợp tác giữa hai bên bị hạn chế vào một số lĩnh vực như chia sẻ tin t́nh báo, huấn luyện nhân lực cho không lực của Đài Loan, đôi khi có tham khảo an ninh và bán hạn chế vũ khí. Tuy nhiên các vũ khí hiện đại hơn như máy bay chiến đấu F-16 và các tầu ngầm chạy dầu diesel mà giới quân sự Đài Loan đang thực sự cần th́ Mỹ không bán.
Bán đảo Triều Tiên: Lá chắn thép phía trên Seoul?
Triều Tiên có một nhà lănh đạo mới mà thế giới bên ngoài hầu như không biết ǵ nhiều, một chương tŕnh hạt nhân và tên lửa đạn đạo thường được đưa ra để làm căng thẳng khu vực và một thái độ ngang tàng đối với Mỹ.
Nhưng Obama có một người bạn ở Seoul.
Trong những năm của thập kỷ 1950, Mỹ đă dấn thân vào cuộc chiến tranh Triều Tiên, và đă từng nghĩ đến việc sử dụng bom hạt nhân trước khi chiến tranh kết thúc. Hiện nay Mỹ có khoảng 28.500 quân đóng ở Hàn Quốc và 70% vũ khí của nước này được nhập từ Mỹ. Một hợp đồng cực lớn đang chờ một công ty Mỹ kư ngay sau lễ nhậm chức của Tổng thống Obama, trong đó Hàn Quốc sẽ công bố bên thắng thầu một dự án trị giá 7,6 tỷ USD cung cấp 60 máy bay chiến đấu tiên tiến cho nước này.
Thương vụ này sẽ là vụ mua sắm vũ khí lớn nhất của Hàn Quốc. Bên cung cấp dự kiến sẽ là công ty Lockheed Martin với các phiên bản máy bay tiêm kích đa năng F-35. Các hăng Boeing và công ty máy bay khổng lồ châu Âu, EADS cũng sẽ tham gia đấu thầu.
Austraila: Sống chung với lính thủy đánh bộ Mỹ
Australia là nước đầu tiên đón nhận các đợt sóng của chính sách chuyển trọng tâm khi, năm ngoái Mỹ tuyên bố sẽ luân chuyển 2.500 lính thủy đánh bộ đến thành phố phía bắc nước này là Darwin. Giờ đây Mỹ đang cố gắng tiếp cận với một căn cứ hải quân của Australia ở phía nam của thành phố phía tây Australia là Perth, và mở rộng tầm ném bom đến phía bắc thành phố Outback.
Một số chuyên gia an ninh và quốc pḥng sợ rằng mối quan hệ này đang đi quá nhanh.
Một mặt, trong nội bộ Australia đang có một sự ủng hộ rộng răi cho mối quan hệ quốc pḥng với Mỹ, do đó sự có mặt của lính thủy đánh bộ là một bước đi tự nhiên. Tuy nhiên, nó cũng gây ra các mối lo ngại rằng Washington sẽ đ̣i hỏi nhiều hơn thế, điều mà Australia có thể chưa sẵn sàng. Trên hết, Trung Quốc là khách hàng trung tâm của nền kinh tế Australia, mua hầu như toàn bộ các nguồn khoáng sản và than đá của nước này.
Hugh White, một giáo sư nghiên cứu chiến lược tại trường đại học Quốc gia Australia (ANU) nói rằng: “Điều làm chúng tôi lo ngại là hầu như có thể khẳng định được là Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng coi nhau như đối thủ chiến lược.”
“Chúng tôi lo ngại về ư tưởng cho rằng mối quan hệ Mỹ-Trung đang trở nên đối địch. Mỹ muốn tiếp tục là một cường quốc thống trị ở châu Á, c̣n Trung Quốc muốn trở thành một cường quốc thống trị ở châu Á”, ông nói.
“C̣n điều chúng ta, cũng như những người khác, muốn: là không một nước nào trong hai nước đó trở thành cường quốc thống trị ở châu Á.”
Phạm Ngọc Uyển
theo vne