Bên cạnh những phân tích lạnh lùng của kiến thức khoa học, Kim đă chia sẻ bằng trái tim của một cô gái tới nhiều số phận.
Trước khi gặp Kim, tôi đă được nghe tiến sĩ triết học Văn Phú Quang, dạy văn hóa Đông Nam Á và tiếng Việt của Trường Yale (Hoa Kỳ) nói về buổi thuyết tŕnh rất ấn tượng của Kim trước cử tọa khoa học của trường về đề tài "Tính kinh tế của t́nh dục và chăn gối tại Việt Nam".
Tiến sĩ Kimberly kay Hoàng. Ảnh: Lao động
Ấn tượng không chỉ v́ nội dung của công tŕnh mà c̣n về phương pháp thâm nhập thực địa mà Kim đă áp dụng để thu thập dữ liệu. Giáo sư xă hội học của Trường đại học Berkeley, TS. Raka Ray đă đánh giá luận án của cô: Xuất sắc! Một nhà nghiên cứu can đảm, một cách điều tra điền dă ít người dám thực hiện. Anh Quang cũng đă tới nghe buổi thuyết tŕnh của Kim, anh báo với tôi: Kim sẽ đến dự tối đọc thơ của tôi với sinh viên Trường Yale.
Kimberly kay Hoàng, bạn bè Việt thường gọi tắt là Kim, sinh năm 1983 ở bang Colorado. Tṛ chuyện với Kim tôi thấy cô nghe hiểu tiếng Việt rất tốt, nhưng nói th́ chưa đúng âm Việt. Kim học Đại học ở California, Trường Santa Barbara, làm thạc sĩ ở Trường Stanfort và tiến sĩ ở Trường Berkeley. Hiện đang học sau tiến sĩ ở Trường Rice bang Texas. Và đă được nhận về dạy ở Boston College vào năm 2013.
Vào đại học, Kim chọn học khoa học xă hội, chuyên về giới tính, về nhập cư, về toàn cầu hóa. Năm 2005, vừa tốt nghiệp đại học, Kim về Việt Nam. Đó là lần đàu tiên cô về nước. Bố cô rời Việt Nam năm 19 tuổi, mẹ cô 13 tuổi. C̣n cô, năm ấy hơn 21 tuổi. Cô về một ḿnh và có ư định chọn Việt Nam làm môi trường nghiên cứu của ḿnh. Cô nói: Sinh ra và lớn lên ở Mỹ, cô vẫn thường nghe người thân, bạn bè Việt nói chuyện về Việt Nam, cô ư thức được mối ràng buộc cội nguồn của ḿnh. Nhưng quả thật mới chỉ là ư thức, chỉ khi đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất, nghe xung quanh tràn ngập tiếng Việt, rồi gặp họ hàng, giao tiếp xă hội, cô mới nhận ra trong ḷng ḿnh một t́nh cảm đặc biệt mà hồi ở Mỹ cô chưa nhận thấy.
Lần về ấy Kim lưu trú tại một khách sạn nhỏ, bốn tầng lầu. Có hai người đàn ông da trắng cũng ở đó. Những người này có hai cô bạn Việt. Kim có cảm giác ban đầu mọi người ở đó cũng nh́n ḿnh như bạn gái các ông này. Nhưng khi tiếp xúc với cô, nghe cô nói tiếng Việt, họ biết ngay cô là Việt kiều. C̣n với Kim, cái sự nhầm của thiên hạ lại gợi cô nghĩ tới một nghiên cứu dính dáng tới giới tính, tới ḥa nhập toàn cầu, tới cả di dân. Ấy là cái đề tài về kỹ nghệ t́nh dục ở thành phố mà cô đặt cái tên chữ nghĩa hơi loằng ngoằng, đă nhắc phía trên.
Ban đầu, cô t́m cách tiếp xúc và phỏng vấn các cô bán dâm và cả khách làng chơi. Không hiệu quả: người ta không muốn gặp, có gặp cũng không nói, có nói cũng không thật. Mặc dù cô đă nhờ người quen giới thiệu và cô xin trả thù lao cho những cuộc tṛ chuyện. Tôi nghe cô kể lại nhớ đến thất bại mà nhà văn Vũ Trọng Phụng đă trải qua và chính ông thuật lại khi viết phóng sự Làm đĩ. Vũ Trọng Phụng khi ấy, ngoài 20 tuổi đă phải “dấn thân” làm khách làng chơi. Nhưng ông trả tiền chỉ để xin ngồi nghe chuyện. Lạ thay, trong không gian ấy, người lao động t́nh dục đă tin cậy ông mà kể lại nỗi ḿnh.
Từ tháng 6/2009, Kim dùng một biện pháp khác để nhập được vào không gian lao động của các phụ nữ bản thân kia. Cô xin vào làm tiếp viên trong quán bar, cố nhiên những quán bar có “công nghệ” này. Cô có thuận lợi là nói tiếng Anh thông thạo, các bar ở TP. Hồ Chí Minh nhằm vào khách nước ngoài, rất cần người phiên dịch. Nhưng các chủ bar nghi ngại: không lẽ một cô Việt kiều nói năng giao thiệp sang trọng như cô mà lại về nước làm công thế này? Cô là người của công an th́ việc làm ăn của người ta đổ bể. Cô phải tŕnh bày thực mục đích nghiên cứu xă hội của ḿnh, đảm bảo không gây trở ngại ǵ cho công việc làm ăn của họ. Cô t́nh nguyện không lấy lương. Những ông chủ hiểu biết chấp nhận để cô ngồi ở quầy tiếp tân, xếp khách, pha rượu...
Kim không nói, nhưng tôi đoán cô làm việc hiệu quả, mang lợi cho quán. Qua công việc, nhiều lần cô giúp đỡ, bênh vực những người phụ nữ lao động t́nh dục, cô thành người họ tin cậy, họ sẵn sàng cộng tác với cô. Kim đă thu được khá phong phú thông tin cho đề tài. Cô nhờ cậy những nguời đàn ông chở khách làng chơi đến quán bằng xe máy, bằng taxi, để quen thêm cả các khách làng chơi và được họ cho biết nhận xét của họ về cái lĩnh vực luôn luôn gây ṭ ṃ và đầy bí ẩn đổi với xă hội này.
Tôi hỏi, thế khách vào bar có nhầm Kim với các cô “lao động” kia không? Cháu thấy họ không nhầm, có lẽ do cách giao tiếp bằng tiếng Anh của cháu. Họ chỉ mời cháu uống rượu. Và cháu uống. Thế họ có biết Kim là người điều tra xă hội học? Có thể họ không biết. Họ nghĩ cháu là Việt kiều về đây kinh doanh. Ông chủ th́ biết. Biết, v́ cháu nói. Những cô làm “gái” cháu mời cộng tác, họ cũng biết nhưng việc ấy không thành dư luận ǵ. Nên việc thu thập dữ liệu của cháu tiến hành tự nhiên, không bị một sức ép nào làm méo.
Để dữ liệu được phong phú, cần tṛ chuyện được với nhiều loại người từ gái đứng đường cho đến các thứ gái gọi, gái bao và cũng với nhiều loại người mua, từ loại b́nh dân cho đến các thứ “Tây ba lô”, các Việt kiều, các đại gia... Kim đă phải xin vào làm tới 4 quán bar và qua những kênh quen thuộc, cô c̣n lui tới 7 tiệm cắt tóc (trá h́nh) và các quán cà phê có dịch vụ này. Ngoài ra, cô c̣n vận dụng nhiều cơ hội để thâm nhập những tụ điểm ngoài trời như các công viên trong Quận I. Sau 22 tháng, từ các năm 2006-2007 và các năm 2009-2010, trên cơ sở tṛ chuyện với 144 người bán và 116 người mua, tiến sĩ Kim nhận ra ba mức quan hệ t́nh dục lương ứng với ba mức đăi ngộ kinh tế.
Tiến sĩ xác định điều tra của cô không nhằm vào các nhà chứa, nơi người lao động t́nh dục làm thuê cho chủ, không trực tiếp ra giá với khách. Cô chỉ phỏng vấn những phụ nữ trực tiếp giao thiệp với khách, hoàn toàn chủ động (có thể nói là tự nguyện) trong quan hệ bán mua của họ. Chính v́ vậy mới cho thấy mối quan hệ giữa đồng tiền trả và các kiểu t́nh dục bán.
Cố nhiên Kim đă kế thừa được rất nhiều kết luận trong nghiên cứu ở nhiều nước của những khoa học gia đi trước về các phương thức t́nh cảm biểu hiện trong thị trường thân xác này. Loại t́nh cảm nói trong công tŕnh này được cô gọi là t́nh cảm thể hiện là thứ t́nh cảm được người bán “diễn” để chinh phục người mua nhằm đạt giá cao cho món hàng của ḿnh - nó là thứ t́nh cảm đă biến thành hàng hóa. Tôi không có ư định tóm tắt nội dung công tŕnh nghiên cứu của Kim.
Điều tôi muốn nói là trong cuộc thâm nhập này, bên cạnh những phân tích lạnh lùng của kiến thức khoa học, Kim đă chia sẻ bằng trái tim của một cô gái tới nhiều số phận. Điều đó thể hiện ở chỗ cô đă được những người lao động t́nh dục bộc lộ hết những lo tính, ước mong, cùng những nỗi niềm rủi may của họ.
Ẩn trong công tŕnh khoa học của Kim có nhiều chuyện cảm động về thân phận con người. Công tŕnh điều tra ấy như một tảng quặng xă hội hàm chứa nhiều tinh chất đặc trưng của thời cuộc, của nền kinh tế thị trường mới vực dậy, của b́nh đẳng giới, của xu thế hội nhập toàn cầu...
Kim đă rút ra những nhận định trong chuyên ngành của cô. Cô khái quát ba mức hạ - trung - cao của kỹ nghệ thân xác ở thành phố. Hạ cấp: 20 phút, nhiều khi không đối thoại. Họ vô cảm với nhau. Vô cảm của người bán là phải nén lại sự khinh ghét đối với khách mua.
Vô cảm của khách mua là thái độ của người nghèo mua công cụ. Loại trung, loại cao: khác nhau về giá cả và ứng xử nhưng có nét chung là nhu cầu t́nh dục được giấu đi sau những biểu hiện (giả vờ) của t́nh cảm. Họ tỏ ra quan tâm đến nhau và h́nh thành quan hê bạn t́nh, có khi tiến đến hôn nhân và ư định di dân.
Công xá không phải là thứ tiền trao cháo múc mà là quà tặng đắt tiền, có khi cả căn hộ và sự trợ giúp cho gia đ́nh người bán. Khách hàng loại này là Tây ba lô, là Việt kiều, là các đại gia trong nước. Người bán là các cô biết giao tiếp tiếng Anh, có nhan sắc, thạo ứng xử, ăn mặc sang trọng và thể hiện như người có tài sàn.
Nhưng ngoài những khai thác xă hội học đó, chuyên luận của Kim c̣n gợi ư tưởng cho những chính sách và biện pháp quản lư xă hội, gợi cảm hứng cho văn chương nghệ thuật. Cách “đi thực tế" của nhà khoa học trẻ này cũng khích lệ một xu hướng tiếp cận đời sống đích thực cho giới nhà văn, nhà báo.
Nguồn: Vũ Quần Phương/ Báo Xuân Sức Khỏe & Đời Sống