Lư tưởng của tôi, tôi vẫn giữ, việc làm của tôi, tôi vẫn làm, v́ những điều tôi làm đă được Hiến Pháp qui định. Những ai ngăn cấm tôi mới là vi phạm Hiến Pháp, tôi không đồng lơa với những ai chà đạp lên Hiến Pháp
công an làm khó dễ ông Lê Công Cầu
Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH, Tổ chức Thế giới chống Tra tấn OMCT, và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam ngày 22/3 gửi thư cho giới lănh đạo cấp cao của chính phủ Hà Nội, yêu cầu chấm dứt sách nhiễu và đàn áp nhà hoạt động tôn giáo Lê Công Cầu ở Thừa Thiên-Huế, Vụ Trưởng Gia Đ́nh Phật Tử thuộc Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một tổ chức tôn giáo không được nhà nước Việt Nam thừa nhận.
Sau các buổi làm việc liên tục với công an thành phố Huế trong những ngày gần đây, ông Cầu đang bị đe dọa truy tố về tội danh “Gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc” và “Tuyên truyền chống phá nhà nước” theo điều 87 và 88 Bộ Luật H́nh Sự v́ các bài viết kêu gọi đa nguyên đa đảng, chỉ trích Hà Nội vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo, và nhu nhược trước sự xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Thư ngỏ của 3 tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Châu Âu nhắc nhở chính phủ Việt Nam rằng những hoạt động ôn ḥa của ông Cầu là thực thi quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân được quy định trong điều 69 Hiến pháp Việt Nam và được bảo đảm bởi điều 19 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam tự nguyện kư kết từ năm 1982.
Ba tổ chức nhân quyền đồng lên tiếng trong thư yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam ngay lập tức chấm dứt các hành vi đàn áp về thể xác lẫn tinh thần đối với nhà hoạt động Lê Công Cầu để thể hiện thái độ tôn trọng các cam kết nhân quyền với quốc tế.
Ông Vơ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, tổ chức đồng kư tên trong thỉnh nguyện thư, nói:
“Yêu cầu chính của chúng tôi là nhà nước Việt Nam phải chấm dứt các hành xử phi pháp đối với huynh trưởng Lê Công Cầu. Anh Cầu hoạt động trong vấn đề giáo dục của Phật giáo, chứ không có tính chất chính trị ǵ cả. Ba tổ chức quốc tế chúng tôi thấy cần phải lên tiếng bảo vệ anh để Việt Nam không tiến tới việc bắt bớ và đưa ra ṭa. Ngoài gửi thư ngỏ cho các vị lănh đạo cao cấp của nhà nước Việt Nam, chúng tôi cũng đă lập những hồ sơ đưa cho Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc vừa bế mạc cuộc họp hôm nay 22/3. Những vị Báo cáo viên Liên hiệp quốc đặc nhiệm vấn đề tự do ngôn luận, tự do tôn giáo đă nhận được hồ sơ của chúng tôi gửi tới và yêu cầu họ can thiệp.”
Ông Ái nói qua cuộc tiếp xúc gần đây với Báo cáo viên Liên hiệp quốc đặc nhiệm về tôn giáo, ông được biết dường như Hà Nội đă đồng ư lời đề nghị của vị Báo cáo viên này muốn sang Việt Nam quan sát t́nh h́nh tự do tôn giáo. Tuy nhiên, thời điểm chuyến đi chưa được xác định cụ thể.
Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam cho hay ông đă trao hồ sơ vụ việc của ông Lê Công Cầu và các trường hợp bị sách nhiễu tôn giáo khác tại Việt Nam cho vị đại diện của Liên hiệp quốc vừa kể.
Theo lời ông Lê Công Cầu, trong bản tường tŕnh sau các buổi thẩm vấn của an ninh, ông ghi rơ:
“Lư tưởng của tôi, tôi vẫn giữ, việc làm của tôi, tôi vẫn làm, v́ những điều tôi làm đă được Hiến Pháp qui định. Những ai ngăn cấm tôi mới là vi phạm Hiến Pháp, tôi không đồng lơa với những ai chà đạp lên Hiến Pháp”.
Tuy nhiên, vẫn theo lời ông Cầu, lời tường tŕnh của ông đă bị công an yêu cầu gạch bỏ.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới tố cáo Việt Nam ngày càng lạm dụng các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia như điều 79, 87, 88 trong Bộ Luật H́nh Sự để h́nh sự hóa các hoạt động cổ xúy dân chủ ôn ḥa và trấn áp những tiếng nói trái với quan điểm của nhà nước hay những ai chỉ trích các chính sách của đảng cộng sản.
Với 31 blogger và các nhà báo công dân hiện bị cầm tù, Việt Nam là nhà tù lớn thứ ba trên thế giới cho cư dân mạng sau Trung Quốc và Oman, theo thống kê của Tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF có trụ sở tại Pháp.
Trong 5 năm liên tiếp vừa qua, Việt Nam bị giữ tên trong danh sách “Kẻ thù của Internet” trên thế giới và tiếp tục giữ hạng 172/179 trong bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới của RSF.