Ngay sau khi Lance Armstrong thú tội trên truyền h́nh Mỹ, rằng chất kích thích là nhân tố giúp anh 7 lần đăng quang Tour de France, đă xuất hiện những nghi ngờ về sự dối trá trong các môn thể thao khác.
Cựu số một thế giới Hingis từng có phản ứng dương tính với doping
Mọi chú ư dồn vào làng banh nỉ khi bác sĩ đầy tai tiếng Eufemiano Fuentes xuất hiện trước ṭa án Madrid, thừa nhận đă từng cung cấp chất cấm cho nhiều ngôi sao không chỉ ở làng đua xe, mà c̣n có cả quần vợt.
Banh nỉ liệu có “sạch”?
Vào thập niên 1980, Hội đồng quần vợt nam bắt đầu thực hiện việc kiểm tra chất cấm với sự tập trung ban đầu dành cho những thuốc có tác dụng tiêu khiển. Cho tới ATP Tour năm 1990, việc kiểm tra mở rộng sang chất cấm được sử dụng nhằm tăng cường thể lực.
Dù sớm có kế hoạch kiểm tra và cả chế tài xử phạt nhưng khả năng cơ quan chức năng bị các tay vợt dối trá qua mặt vẫn không thể loại trừ. Nghi ngại về một làng banh nỉ không c̣n trong sạch càng dấy lên khi cựu ngôi sao Guy Forget khẳng định “Tôi đă thua trận trước những kẻ dùng chất cấm. Chắc chắn có chuyện đó. Trong thời đại của tôi, không có những biện pháp chặt chẽ để ngăn chặn, thế nên nhiều người đă lừa dối hệ thống lỏng lẻo đó”.
Thời Guy Forget th́ vậy c̣n gần đây th́ sao?
Năm 2011, Liên đoàn Quần vợt quốc tế (ITF) chỉ xét nghiệm máu trong và ngoài giải 131 lần, so với tổng số 2.019 vụ xét nghiệm doping, trong khi đó bộ môn đua xe đạp thế giới đă áp dụng hộ chiếu sinh học từ năm 2008 và tiến hành 3.314 vụ xét nghiệm máu ngoài giải trong cùng năm.
Rất nhiều người đă lên tiếng phàn nàn về cách làm việc của ITF. HLV quần vợt người Australia Darren Cahill, người từng có thời gian dẫn dắt Lleyton Hewitt và Andre Agassi, chia sẻ trên Twitter: “Chương tŕnh kiểm tra của chúng ta là chưa đủ. Đó là lư do tại sao không ai có thể đứng lên và tiết lộ điều ǵ. Nó đang tụt lại so với xu thế trong những năm qua”. Ngay cả tay vợt số 1 thế giới Djokovic cũng không hài ḷng với số lần kiểm tra mẫu máu dành cho anh. “Tôi chẳng được thử máu trong 6 hay 7 tháng qua. Cách đây 3 năm, cứ hai tháng tôi lại thử máu một lần. Tôi không hiểu lư do tại sao họ lại giảm nó đi như vậy”.
Federer có chung quan điểm với tay vợt người Serbia, anh nói: “Sau Australian Open, tôi không có xét nghiệm máu nào và tôi đă nói với người có trách nhiệm đó là một ngạc nhiên lớn đối với tôi. Cần phải có nhiều xét nghiệm ngoài thi đấu hơn nữa”.
Hộ chiếu sinh học cần thiết hay lăng phí?
Trước những nghi ngại, cáo buộc, ITF buộc phải lên tiếng. Đầu năm 2013, cơ quan này đă nhóm họp để triển khai Chương tŕnh hộ chiếu sinh học (ABP) cho các cây vợt từ năm 2013. Các cây vợt sẽ cung cấp cho họ hồ sơ cá nhân, gồm những chỉ số cơ thể, kết quả kiểm tra doping trong từng thời kỳ. Đây sẽ là cơ sở để những cơ quan quản lư có thể giám sát, đánh giá từng cây vợt, cả về thái độ lẫn nguy cơ dùng doping.
Nhưng quyết định này cũng gây ra những phản ứng trái chiều. Tiến sĩ Stuart Miller, người được giao nhiệm vụ theo dơi quá tŕnh thiết lập và thực hiện ABP, cho rằng giáo dục vẫn là cách tốt nhất để ngăn ngừa làng tennis bị “nhiễm độc” bởi những tṛ gian lận.
Không ai phủ nhận những tiện ích và sự tiến bộ của ABP nhưng vấn đề mà ông Miller cũng như các quan chức làng banh nỉ lo ngại đó là kinh phí. Tổng ngân sách chương tŕnh chống doping năm 2013 trong làng banh nỉ vào khoảng 2 triệu USD, chủ yếu chi từ bốn giải Grand Slam, ITF, ATP và WTA, chỉ bằng một nửa tổng số tiền thưởng mà Djokovic và Murray kiếm được tại Australian Open vừa qua (3,8 triệu USD).
Darren Cahill cho rằng thu nhập tăng thêm từ các giải phải được đầu tư nhiều hơn cho chương tŕnh xét nghiệm doping. Có như vậy, làng tennis mới thực sự trong sạch như niềm tin của các tay vợt trong đó có Sharapova. “Tôi cảm thấy tennis trong sạch, tôi hoàn toàn tin như vậy” – tay vợt người Nga nói.
Khánh Chi
Thể thao & Văn hóa