"Thương người như thể thương thân", đó là nét đẹp truyền thống dân tộc Việt Nam mà không ai có thể phủ nhận được. Nhưng thật đáng tiếc, trong xă hội hiện đại, bên cạnh những giá trị truyền thống đó, bên cạnh những con người biết chung sức v́ cộng đồng, biết đồng cảm chia sẻ với mọi người vẫn c̣n những người chỉ biết tới bản thân, vị kỷ, thờ ơ tới mức vô cảm.
Dưới đây là cuộc trao đổi giữa phóng viên và TS. Trịnh Ḥa B́nh về sự giả dối và vô cảm trong xă hội.
Thiếu ḷng tin đă sinh ra thói vô cảm
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không khó bắt gặp thói thờ ơ, vô cảm của người Việt, dường như vô cảm đă trở thành một căn bệnh trong xă hội hiện đại. Dưới góc độ là nhà nghiên cứu đầu ngành về xă hội học, ông đánh giá như thế nào về hiện tượng này?
Rơ ràng, thói vô cảm là một thứ đang tồn tại trong xă hội chúng ta và nếu không biết cách kiềm chế, thói vô cảm sẽ lây lan rất nhanh. Ngày trước, những con người Việt Nam trong giai đoạn khói lửa chiến tranh, bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, rồi xây dựng chủ nghĩa xă hội trong thời kỳ cũ, th́ cái tính vô cảm, hay nói cách khác, những biểu hiện vô cảm rất mờ nhạt.
Có thể, thời điểm đó thông tin chưa bùng nổ, nên những biểu hiện của nó không rộ lên như bây giờ, dường như cả xă hội đang nói đến thói thờ ơ, vô cảm.
Vô cảm từ đâu mà ra? Câu chuyện đó liên quan đến hệ thống giá trị mà con người Việt Nam theo đuổi đang ở giai đoạn thách thức. Từ đó người ta đặt ra vấn đề là đạo đức xă hội đang bị xuống cấp, v́ sao lại có sự xuống cấp như vậy? Tôi nghĩ bởi chúng ta đang trong sự chuyển đổi mạnh mẽ về đời sống kinh tế xă hội. Một số người cảm thấy thiếu ḷng tin ở đời sống hiện tại.
Thói vô cảm đang tiêu diệt nhiều giá trị của cuộc sống.
Thưa ông, nếu nói như vậy có nghĩa là chúng ta đang thiếu những tấm gương sáng hay những tấm ḷng bao dung để lớp trẻ học tập. Bên cạnh đó là những khó khăn, thử thách trong cuộc sống khiến thói vô cảm có điều kiện tồn tại. Ông có thể nói rơ hơn về điều này?
Hiện nay, chúng ta đang kiên tŕ đổi mới, những thành tựu đổi mới đó dù rất nhiều nhưng vẫn chưa làm thỏa măn mong muốn của người dân. Do vậy, có những giá trị ảo đang lên ngôi.
Chúng ta đang làm lành mạnh hóa các mối quan hệ xă hội, thế nhưng để thực hiện được điều này th́ chúng ta phải làm từ từng người một và ở tất cả mọi đối tượng trong xă hội. Cái tốt một khi không c̣n sức lan tỏa, không c̣n làm gương nữa th́ tất cả đều theo nhau và chỉ lo cho bản thân ḿnh. Cái xấu, cái ác lên ngôi, con người thiếu ḷng tin ở cuộc sống bên ngoài, người ta chỉ tin ở bản thân ḿnh thôi.
Trong trường hợp đó, lẽ ra luật pháp phải là điểm tựa nhưng ở đây có khi luật pháp không đủ sức răn đe, đè bẹp cái xấu, cái ác, chưa làm được những điều như tôn vinh, nêu gương tốt. Thành ra cũng dễ hiểu khi con người co ḿnh lại, chỉ biết đến ḿnh mà thôi.
Trong khi đó an nguy của con người, của tổng thể xă hội luôn luôn bị thách thức, người dân ra đường th́ sợ cướp, sống trong t́nh trạng âm âm u u và lúc nào cũng bị dằn vặt, lúc nào cũng bị những áp lực đè nặng và lúc nào cũng chực trào ra để phản ứng, để phủ định.
V́ thế ít nhiều phương châm sống một người v́ mọi người, mọi người v́ một người đă không c̣n như trước nữa. Trong bối cảnh đó th́ con người vô cảm hơn cũng là điều dễ hiểu.
Ngoài những nguyên nhân trên, có ư kiến cho rằng, chính tâm lư ngại va chạm, ngại phiền hà đă khiến người dân thu ḿnh lại trước cái ác, cái xấu, thậm chí thấy rơ nhưng nhiều khi vẫn bỏ qua. Đó cũng là nguyên nhân sinh ra thói vô cảm. Ông nghĩ như thế nào trước nhận định này, thưa ông?
Cách đây khoảng hơn một năm, cả xă hội rúng động v́ câu chuyện bé Dược Dược ở Trung Quốc bị tai nạn nhưng mấy chục người đi qua không một ai cứu giúp. Chỉ đến khi một bà lao công đi qua nh́n thấy th́ mới đưa bé đi cấp cứu.
Câu chuyện đó như là một vở kịch, bởi v́ cuối cùng lại chọn lựa một người mà như phân tầng xă hội th́ chị ta ở mức thấp nhất. Như muốn nói rằng chỉ nhóm yếu thế, nhóm tầng thấp của xă hội c̣n có ḷng trắc ẩn, t́nh đồng loại mà thôi.
Câu chuyện vô cảm không chỉ có ở Trung Quốc hay các nước khác mà ở Việt Nam chúng ta vẫn xảy ra thường ngày. Ví dụ như chuyện anh thanh niên bị mất cắp giấy tờ trên xe buưt phải quỳ lạy kẻ ăn cắp trả lại giấy tờ cho ḿnh nhưng rồi cũng không ai đoái hoài đến. Rồi một thanh niên khác bị kẻ cướp giật làm đánh rơi chiếc cặp đựng tiền xuống đường, thay v́ cứu giúp thanh niên này nhiều người lại lao vào hôi của.
Thế rồi có trường hợp như xe chở hoa quả, thức ăn hay bất cứ vật dụng ǵ, nếu chẳng may bị tai nạn sẽ có rất nhiều người lao vào hôi của. Dẫn chứng đó cho thấy mọi người chỉ biết đến ḿnh mà không biết cho người khác, cái câu nói một người v́ mọi người, mọi người v́ một người lúc này chỉ c̣n là khẩu hiệu suông mà thôi.
Thậm chí, có ai đó le lói hành vi nghĩa hiệp, trượng nghĩa th́ lại thiệt thân, hoặc giả không thiệt thân v́ kẻ xấu hăm hại th́ cũng bị nhà chức trách thẩm vấn, gây phiền hà. V́ thế, mọi người chọn cách sống thu ḿnh lại, không có hơi đâu v́ ai cả. Câu chuyện vô cảm của xă hội là như vậy.
Rất nguy hiểm, nếu bất ổn được xem là chuyện thường ngày
Thưa ông, có nhiều ư kiến cho rằng, chính thói vô cảm, thờ ơ của con người cũng là một nguyên nhân và nó vô t́nh tiếp tay cho cái xấu, cái ác lộng hành, quan điểm của ông về nhận định này như thế nào?
Cái này tôi cũng đă từng phát biểu trên một số tờ báo rồi, nghĩa là nếu không trừng phạt kịp thời, ngăn chặn kịp thời th́ cũng trở thành tiếp tay cho kẻ xấu lên ngôi. Nói cụ thể hơn, th́ tội ác không được ngăn chặn, đẩy lùi kịp thời th́ giống như là cổ súy cho nó.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng, nếu không trừng phạt để cái chân, thiện, mỹ lên ngôi th́ cái ác, sự giả dối c̣n hoành hành và khi ấy con người c̣n vô cảm. Ở đây là mối quan hệ hữu cơ, quan hệ song hành, nếu con người không hành động th́ sẽ không thiết lập được trật tự đó.
Nhưng đến lượt ḿnh các lực lượng đi trước, tầng lớp tiên phong trong xă hội không lành mạnh được, không trong sạch th́ sẽ khó phát động một cuộc chiến chống lại cái xấu, cái ác. Và rơ ràng, đó là mảnh đất tốt để vô cảm lên ngôi. Tôi nghĩ, đă đến lúc chúng ta phải cảnh tỉnh khi sự thờ ơ, sự vô cảm tồn tại trong xă hội, khi nó đang tiêu diệt những giá trị tốt đẹp của xă hội và nguy hại hơn là t́nh trạng bất ổn sẽ được nh́n nhận như chuyện thường ngày.
Có người cho rằng, cách giáo dục nói chung và cách giáo dục trong gia đ́nh nói riêng đang có vấn đề. Chúng ta chưa đề cao tính cộng đồng, sự chia sẻ lẫn nhau, tính nghĩa hiệp, điều đó làm nảy sinh tính ích kỷ, sự vô cảm. Ông có đồng t́nh với quan điểm đó không?
Tôi cho rằng, hiện nay chúng ta trông chờ vào sự giáo dục của gia đ́nh hơn là giáo dục của xă hội. Tuy nhiên hiện nay có nhiều chức năng của gia đ́nh đang bị suy giảm, đặc biệt là chức năng giáo dục. Các thiết chế gia đ́nh hiện đại chưa đủ mạnh để củng cố, duy tŕ nền tảng đạo đức văn hóa truyền thống, đạo lư của dân tộc.
Bên cạnh việc dạy trẻ t́nh yêu Tổ quốc, yêu Đảng, yêu dân tộc chúng ta cần dạy trẻ biết kính yêu bố mẹ, ông bà, đồng loại. Nếu ḿnh khá hơn th́ phải biết giúp đỡ người khó, dù khó có thể quay lại được thời "Thương người như thể thương thân" nhưng đầu tiên phải xây dựng lại được tinh thần v́ con người trước rồi hẵng nói đến những lư tưởng cao siêu.
Điều đó khẳng định rằng, giáo dục gia đ́nh rất quan trọng. V́ thế, không phải ngẫu nhiên mà năm nay được chọn là "Năm gia đ́nh Việt Nam" với chủ đề xuyên suốt là Gắn kết yêu thương. Khi lấy chủ đề gắn kết yêu thương th́ có nghĩa là đă nh́n thấy nguy cơ đe dọa sự đổ vỡ, suy giảm của thiết chế gia đ́nh.
Thưa ông, để hạn chế những thói xấu như vô cảm, thờ ơ đồng thời khuyến khích, phát huy các nhân tố tích cực th́ ngoài giáo dục gia đ́nh, chúng ta cần phải chú trọng điều ǵ?
Theo tôi, bên cạnh yếu tố giáo dục từ gia đ́nh th́ chúng ta cũng nên cần chú ư đến tầm vĩ mô, đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn này. Phải làm được ba điều như Chính phủ đă nêu hồi đầu năm: Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xă hội.
Trong bối cảnh này nếu chúng ta không đảm bảo an sinh xă hội th́ ḷng dân c̣n căng thẳng nữa và sự vô cảm không chỉ được duy dưỡng mà c̣n tiến lên.
Cho nên, tôi cho rằng cần ưu tiên tối đa cho ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xă hội. V́ thế, trong thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng th́ an sinh xă hội là nhiệm vụ quan trọng thứ sáu trong các nhiệm vụ của Chính phủ trong năm 2013.
Xin cảm ơn ông!
vnn