Những ngày này, tin tức về dịch cúm gia cầm dồn dập đổ về trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên kia biên giới đang ghi nhận những diễn biến tiếp tục phức tạp của dịch bệnh gà H7N9. Ở Ninh Thuận, dịch H5N1 nghi xuất hiện trên chim yến, người chết v́ virut tấn công ở Đồng Tháp... Tại Hà Nội, nơi tồn tại hơn 160 chợ cóc, cung cấp thực phẩm cho cả triệu người người th́ nhiều người dân vẫn thờ ơ, chưa hiểu được những nguy hiểm đang chực chờ.
Chợ cóc “3 không”
Dạo quanh một ṿng quanh các chợ cóc ở Dịch Vọng, chung cư Nhân Chính, Phùng Khoang, Nam Đồng, Kim Liên… điều dễ nhận thấy là t́nh trạng buôn bán gia cầm không rơ nguồn gốc vẫn diễn ra tấp nập. Đa phần người bán hàng khi được hỏi về xuất xứ nguồn gà đều chỉ cho biết thông tin chung chung, là được mua ở dưới quê mang lên mà không đưa ra được giấy tờ kiểm dịch khi người mua yêu cầu.
Giá gà thịt tại các chợ không có biến động, phổ biến gà ta giá từ 120.000 – 140.000 đồng/kg, gà công nghiệp 65.000 – 80.000 đồng/kg, gà mía 80.000 – 90.000 đồng/kg.
Khi phóng viên nói về những ghi ngại về dịch cúm đang diễn ra, một tiểu thương thản nhiên cắt tiết gà ngay trên vỉa hè chợ cóc Kim Liên ngẩng lên, thản nhiên nói: “Quanh năm cắm mặt vào đây, bệnh th́ là em đi trước, các bác có ǵ mà đáng phải lo với ngại?” Bà bán vịt bên cạnh góp ngay vào chuyện: Gà vịt của tôi đều được mua dưới quê, khỏe thế này th́ làm ǵ có bệnh.?
Tại nhiều gian hàng bán thịt gia cầm làm sẵn trong thành phố, không khí mua bán vẫn hết sức nhộn nhịp. Theo quan sát của phóng viên, đa phần các khu bày bán gia cầm sống đều không có dấu kiểm dịch, không có nguồn gốc rơ ràng.
Trọn vẹn cả ngày đến các khu chợ cóc, không lúc nào thấy có bóng dáng của lực lượng kiểm tra thú y nḥm ngó. Từng đàn, từng lồng gà, vịt được chuyển đến chỉ cần đóng chút lệ phí chợ là mặc nhiên bày bán, giết mổ. Chỉ đến khi đến chợ Long Biên, mới thấy có bóng dáng của cán bộ thú y. Cũng giống cảnh giết mổ ở chợ cóc, vấn đề vệ sinh giết mổ ở đây phải nói là cực ḱ bẩn. Chỉ có điều khác là ở đây, người bán gia cầm đóng chút tiền là được đóng dấu chứng nhận mà nhiều khi cán bộ c̣n không thèm ngước mắt trông nh́n đống gia cầm ḿnh đang chứng nhận cho sự an toàn.
Do là chợ cóc, chợ tạm nên vấn đề an toàn vệ sinh môi trường ở các khu chợ này cực ḱ kém. Tất cả các gia cầm được giết mổ chỉ trong một môi trường chật hẹp ngay trên vỉa hè, giữa đám đông người mua kẻ bán. Không nước, chẳng có khẩu trang, găng tay bảo hộ. Tất cả chỉ có nồi nước sôi và xô nước nhỏ dung chung cho việc “hóa kiếp” cả trăm con gà trong ngày. Trong khi đó nguy cơ lây nhiễm cao từ việc giết mổ như vậy là không hề nhỏ
Người tiêu dùng thờ ơ
Dịch Cúm gà đang ở t́nh trạng báo động, nhưng với nhiều người giết mổ gia cầm hay người nội trợ th́ việc chủ đề đó là…không quan trọng. Không ít người c̣n quan niệm dịch cúm là một chuyện, c̣n việc giết mổ hay ăn uống hàng ngày cấp thiết hơn nhiều.
Bác Nguyễn Văn Hà (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, hàng ngày bác vẫn mua thịt gà sống, tự tay giết mổ cho rẻ vẫn tin tưởng vào kĩ năng chọn gà của ḿnh “Tôi chỉ mua gà ở hàng quen, vậy nên chủ hàng luôn chọn cho những con gà tươi ngon. Đă là khách quen th́ chả ai người ta lấy hàng Trung Quốc ra bán cho ḿnh...”.
Nếu như bác Hà chứng kiến được cảnh ngay tại chợ đầu mối buôn bán gia cầm Hà Vĩ của Hà Nội, mới hôm trước thôi, trước mặt đội công tác kiểm tra liên ngành, một nhân viên thú y đă đánh động cho chiếc ô tô chở gia cầm không rơ nguồn gốc trốn thoát, hẳn bác sẽ có suy nghĩ khác.
Khi phóng viên hỏi một vài khách hàng khác có quan tâm về nguồn gốc gia cầm, đa phần nhận được câu trả lời đại ư là không quan tâm hoặc cảm thấy ngại khi hỏi về điều đó.
Theo ghi nhận, tại các nhà hàng, quán ăn chuyên kinh doanh thịt gà, quán lẩu gia cầm vẫn đông nghịt khách. Cả người bán lẫn người ăn đều tỏ ra vô tư, ít quan tâm tới dịch cúm. Đặc biệt là nguồn thịt gà thải loại từ bên kia biên giới đổ về bây giờ được làm sẵn, mang lậu về với giá cả rẻ thu hút một lượng lớn các nhà hàng, quán cơm b́nh dân lấy về chế biến.
Nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát bất ḱ lúc nào, v́ vậy để bảo vệ sức khỏe của chính ḿnh cùng những người thân gia đ́nh, người tiêu dùng Việt Nam hăy biết nói “không” với những thực phẩm không rơ về nguồn gốc.
Hà Sơn