Tuần qua, các phương tiện truyền thông lớn của Mỹ loan tin Lầu Năm Góc đă hoàn tất nâng cấp loại bom phá boong-ke mới nhất GBU-57 thuộc dự án Bom xuyên phá kích cỡ lớn (Massive Ordnance Penetrator - MOP).
Như đă biết, lần đầu tiên Mỹ đă sử dụng bom xuyên để tiêu diệt các mục tiêu quân sự trong ḷng đất của đối phương ở Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. “Đời đầu” của vũ khí này là một loại bom được điều khiển bằng la-de có tên gọi GBU-28 (Guided Bomb Unit-28).
GBU-28 được thả xuống từ chiến đấu cơ F-15E Strike Eagle. Ảnh: strategypage.com
|
GBU-28 dài 7,6m, đường kính 35.6, nặng 2,3 tấn, chứa 2 tấn thuốc nổ, được điều khiển từ xa với tầm hoạt động khoảng 9km. Bom có khả năng xuyên sâu qua 8m bê-tông hoặc 30m đất nhờ đầu khoan BLU-113. Tại chiến trường Iraq, Mỹ chỉ dùng 2 quả được ném từ máy bay F-111.
Nhận thấy hiệu quả không ngờ từ ḍng bom này, năm 1997, Lầu Năm Góc đă chi 18,4 triệu USD để sản xuất thêm 160 quả GBU-28. Trong đó, 3 quả được dùng tại cuộc chiến chống mạng lưới khủng bố al-Qaeda tại Afghanistan do Mỹ phát động năm 2001.
Thời điểm đó, GBU-28 là một loại bom cỡ lớn, nói cả về trọng lượng và hiệu năng nổ. Tuy nhiên, MOP ngày nay đă đạt trọng lượng gấp hơn 6 lần so với GBU-28. Ước tính, Lầu Năm Góc sẽ chi ra 330 triệu USD cho hăng Boeing để phát triển 20 quả bom loại này. Đây là loại bom lớn nhất trong kho vũ khí của Mỹ. Ngoài mục đích sản xuất để dùng, Mỹ cũng đă có động thái “chào hàng” MOP với đồng minh Trung Đông thân cận của ḿnh là Israel.
Siêu bom GBU-57 được biên chế cho một số máy bay ném bom chiến lược như B-1, B-2, hay B-52. Ảnh: gizmag.com
|
Gói cải tiến MOP bao gồm ng̣i nổ và đầu khoan mới cho phép bom xuyên qua cả đá granite và thép, hệ thống dẫn đường ổn định nâng cao và khả năng chống lại hệ thống pḥng không tác chiến điện tử của đối phương.
Theo ABC News, bom MOP dài 6,2m, đường kính 0,8m, nặng khoảng 14 tấn, chứa 2,4 tấn thuốc nổ, có thể xuyên phá qua 61m bê-tông chịu lực hoặc 40m đá với độ rắn trung b́nh. Sức mạnh của MOP lớn hơn 10 lần loại bom từng có là BLU-109. Ngoài hệ thống dẫn đường định vị toàn cầu GPS, MOP c̣n được trang bị cánh để tăng khả năng cơ động. Rất có thể bom phá boong-ke GBU-57 sẽ được trang bị cho một số máy bay ném bom chiến lược như B-1, B-2, hay B-52.
Mô h́nh siêu bom GBU-57 được lắp trên máy bay B-2. Ảnh: gizmag.com
|
Lâu nay, Mỹ luôn nghi ngờ phần lớn cơ sở hạt nhân của Iran và Triều Tiên đều nằm sâu dưới ḷng đất nhằm tránh bị phát hiện và ít bị hư hại trong trường hợp bị tấn công. Lấy thí dụ, Nhà máy làm giàu urani ngầm Fordow – một trong những cơ sở hạt nhân lớn nhất của Iran – được xây dựng phía dưới dăy núi gần thành phố linh thiêng Qom ở miền Trung nước này.
Nó nằm sâu tới nỗi, tờ Wall Street Journal trích dẫn nguồn của nhiều chuyên gia quân sự, phải mất vài quả MOP mới phá hủy được. Theo tính toán, khi tấn công, quả MOP đầu tiên sẽ tạo thành 1 miệng hố rộng, sau đó các quả MOP tiếp theo sẽ làm nhiệm vụ “đào sâu” xuống phía dưới cho đến khi xác định được cơ sở này rồi phát nổ.
Việc Mỹ phát triển ḍng MOP là bởi các chuyên gia tin rằng những ḍng bom đời trước không thể “với đến” Fordow được.
“Chúng tôi cam kết nỗ lực giải quyết các vấn đề khúc mắc về chương tŕnh phát triển hạt nhân của Iran trong ḥa b́nh”, bà Caitlin Hayden, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho hay, “Nhưng, Tổng thống Obama đă từng tuyên bố rơ ràng rằng Mỹ không cho phép Iran nắm trong tay vũ khí hạt nhân. Trách nhiệm này thuộc về Iran và họ biết thời gian không phải là vô tận.”
Hiển nhiên, thông điệp mà MOP muốn gửi đến là: Khi Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân khi tham chiến, th́ họ vẫn nắm trong tay một loại vũ khí ‘đáng gờm’ có khả năng ‘thổi bay’ mọi công tŕnh quốc pḥng vững chăi nhất của đối phương.
Soha / QĐND