Mặc dù c̣n gặp nhiều khó khăn và bất lợi trong quá tŕnh khai thác, đánh bắt và tiêu thụ sản phẩm, nhưng những con tàu của ngư dân vẫn ra khơi bám biển. Ngư dân tin tưởng, vững tâm yên ḷng v́ đồng hành cùng với họ là các Trung tâm dịch vụ hậu cần, nơi những con người kiên định, yêu nghề, sát cánh cùng quân dân trên các đảo khu vực quần đảo Trường Sa, đă kết thành một “hậu phương” vững chắc nơi đầu sóng ngọn gió…
|
Nhiều hoạt động xây dựng, nạo vét đang được tiến hành. |
Cứu người, cứu của
“Khi ra khơi đánh bắt dài ngày trên vùng biển Trường Sa, chúng tôi biết rằng, mỗi khi hết gạo thiếu dầu hay máy móc tầu thuyền gặp sự cố rủi ro hư hỏng, con người ốm đau bệnh tật, chúng tôi có điểm tựa là các điểm dịch vụ hậu cần nghề cá, trong đó có Đội dịch vụ hậu cần nghề các nhân dân tại Âu tàu đảo Song Tử hay Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây. Đó là những địa chỉ tin cậy và quen thuộc, một hậu phương vững chắc đối với người ngư dân đánh bắt khai thác hải sản xa bờ”, ông Đoàn Ngọc Mai, ngư dân Quảng Ngăi trên tàu QNg 90368-TS tâm sự.
Ông Mai là người trải nghiệm rơ ràng về những t́nh cảm và động viên cụ thể từ Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây, bởi cách đây chưa lâu, ông và con trai là Đoàn Ngọc Lang, đều là ngư dân tàu QNg 90368-TS, hành nghề câu mặc xà, đă là “khách” nơi đây. Số là, anh Lang bị ngă từ trên giàn phơi mực xuống tàu, ảnh hưởng đến thần kinh và vỏ năo. Anh Lang đă được Trạm xá Trường Sa lớn xử lư khâu 12 mũi, sau đó trạm xá chuyển anh Lang và ông Mai tới Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá ở đảo Đá Tây chờ tàu của Công ty Biển Đông chuyển về đất liền.
Vết thương khá nặng, anh Lang phải thường xuyên uống thuốc kháng viêm và giảm đau. Trong suốt 10 ngày lưu lại Trung tâm chờ tàu, toàn bộ sinh hoạt ăn uống đường sữa bố con ông được Trung tâm đài thọ hoàn toàn, hàng ngày các cán bộ trung tâm c̣n đưa đón bố con ông sang Trạm Quân y của bộ đội Hải quân đảo Đá Tây A để thăm khám và uống thuốc. Sau khi tàu của Công ty Biển Đông đưa bố con ông cập cảng Vũng Tàu, lănh đạo công ty c̣n đến thăm hỏi và hỗ trợ mỗi người 1 triệu đồng làm lộ phí về quê chữa bệnh.
Khi nói chuyện với chúng tôi, anh Chu Minh Sơn – Trưởng ban quản lư Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây chỉ kể về hàng ngàn lượt tàu vào đảo làm dịch vụ hậu cần, hàng ngàn mét khối nước ngọt được cấp miễn phí, hàng trăm ngàn lít dầu được cung ứng, hàng chục tấn lương thực thực phẩm các loại đă được chuyển đến tay bà con ngư dân… “Những tiện ích trên đă mang lại nhiều lợi ích thiết thực đến từng con tầu của bà con ngư dân làm giảm chi phí nhiên liệu đi về, đồng thời kéo dài được thời gian chuyến biển, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, tăng thêm thu nhập cho từng ngư dân đi biển”.
Anh em cán bộ nhân viên trung tâm c̣n chăm lo sắp xếp nơi ăn ở khi ngư dân đau ốm bệnh tật, sẵn sàng chia sẻ những thiếu thốn, khó khăn sau những ngày lênh đênh trên biển, tạo mọi điều kiện giúp đỡ về vật chất, tinh thần khi ngư dân vào đảo yêu cầu. “Tàu thuyền của ngư dân vẫn kiên tŕ bám biển, một phần là v́ cuộc sống mưu sinh và là nghề cha truyền con nối, nhưng sự hiện diện của những đoàn thuyền trên khắp các vùng biển đảo của đất nước cũng khẳng định mạnh mẽ chủ quyền biển đảo thân yêu của Tổ quốc” – anh Sơn nói.
Trăn trở trên đầu ngọn sóng
Nói về đời sống anh em cán bộ trung tâm, Trưởng ban quản lư Dịch vụ hậu cần nghề cá chỉ “gói” mỗi một câu, rằng đó là “nhiệm vụ mà Công ty đă tin tưởng đặt lên vai mỗi cán bộ trước khi dời đất liền ra đảo”.
Câu nói của anh Sơn, nghe chừng đơn giản, lại luôn là điều mà các cán bộ nhân viên Trung tâm dịch vụ hậu cần đảo Đá Tây tâm niệm để nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ. Làm công tác dịch vụ hậu cần nghề cá ở đất liền, ở gần bờ đă không đơn giản, làm dịch vụ hậu cần nghề cá ở giữa khơi xa khó khăn gấp bội phần, mà sự thành công lại phụ thuộc rất nhiều vào ư chí của mỗi con người và cả tập thể.
Mấy chục con người, thoăn thoắt mỗi người một việc, bền bỉ giữa biển trời, nhưng không ai nói một câu về riêng bản thân ḿnh, mà được chia sẻ là “một tập thể cán bộ công nhân viên dầy dặn kinh nghiệm làm việc trên biển, trên những con tàu, có ḷng nhiệt huyết yêu nghề, yêu biển đảo quê hương, chấp hành tổ chức kỷ luật tốt, sẵn sàng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ, đoàn kết nhất trí với tinh thần trách nhiệm cao trong công việc”…
Rồi, từ sự gắn bó như “cơm ăn nước uống hằng ngày” với ngư dân, những cán bộ nhân viên ở trung tâm chia sẻ đề xuất về chính sách ưu tiên ưu đăi về vốn giúp cho ngư dân được vay vốn lăi suất thấp kỳ hạn dài để họ có điều kiện đóng mới tàu có công suất cao, trang bị máy móc đầy đủ, trọng tải lớn đảm bảo cho việc khai thác đánh bắt dài ngày trên biển.
Đồng thời, Nhà nước có chính sách trợ giá trong việc thu mua và bao tiêu sản phẩm ổn định, giá cả phù hợp, để ngư dân không c̣n bị tư thương ép giá khiến lợi nhuận của những chuyến biển không cao. “Ngư dân đề nghị có thêm nhiều những con tàu Dịch vụ hậu cần thường xuyên có mặt ngay tại các ngư trường khai thác để cung ứng hàng hóa kịp thời, thuận tiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, đồng thời khuyến khích động viên tinh thần để ngư dân yên tâm khai thác, được cứu nạn cứu hộ kịp thời” – đại diện trung tâm chia sẻ.
Giờ đây, trên khu vực quần đảo Trường Sa, nhiều hoạt động kinh tế đang diễn ra tấp nập. Và, trong nỗ lực bám biển, nhiều ngư dân đă t́m được những phương pháp làm ăn mới, tăng hiệu quả kinh tế và sự an toàn cho những chuyến biển…
Hoàng Thủy