(GDVN) - Biển Đông đă trở thành một khu vực hỗn loạn quân sự do những tuyên bố "chủ quyền" bất hợp pháp của Trung Quốc với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông cũng như việc leo thang bành trướng sức mạnh quân sự, gây sức ép lên các nước láng giềng trong khu vực, cụ thể là Philippines và Việt Nam.
Tàu chiến đổ bộ Tỉnh Cương Sơn hiện đại nhất hải quân Trung Quốc tập trận trái phép ở Biển Đông - Trường Sa khiến khu vực đặc biệt quan ngại
Biển Đông đă trở thành một khu vực hỗn loạn quân sự do những tuyên bố "chủ quyền" bất hợp pháp của Trung Quốc với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông cũng như việc leo thang bành trướng sức mạnh quân sự, gây sức ép lên các nước láng giềng trong khu vực, cụ thể là Philippines và Việt Nam, đó là những nhận định của học giả Subhash Kapila thuộc Trung tâm Phân tích Đông Nam Á.
Ở phạm vi rộng hơn, an ninh châu Á ngày nay đang bị đe dọa bởi chủ nghĩa phiêu lưu quân sự của Trung Quốc, bởi nó không chỉ bành trướng ở Biển Đông trong tranh chấp lănh hải với Philippines và Việt Nam mà c̣n kéo tới cả khu vực Himalay, biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Phiêu lưu quân sự để củng cố tuyên bố "chủ quyền" trong tranh chấp lănh thổ đang là mô h́nh được Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ hiện nay.
Tại Biển Đông, Ấn Độ có lợi ích chiến lược hợp pháp gồm các yếu tố chính trị, kinh tế, địa chiến lược, điều này đă được khẳng định trong tuyên bố của Ấn Độ ở Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ tại New Delhi tháng 12 năm ngoái và nay nó được lặp lại khi Ấn Độ chỉ ra những hành động vi phạp luật pháp quốc tế, công ước Liên Hợp Quốc. Tuyên bố mới đây của Bộ trưởng Quốc pḥng Ấn Độ AK Antony được ASEAN chào đón và xem như một yếu tố cân bằng trong khu vực chống lại khuynh hướng bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bày tỏ lo ngại về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, Bộ trưởng Quốc pḥng Ấn Độ hôm 11/5 đă khẳng định: Biển Đông là vùng biển tự do hàng hải theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, Ấn Độ có lợi ích thương mại mặc dù không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông, Ấn Độ cho rằng tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết theo luật pháp quốc tế. Việc bảo vệ an ninh tuyến hàng hải (trên Biển Đông) ngày càng trở nên quan trọng hơn, các hoạt động kinh tế, thương mại trong khu vực phụ thuộc vào sự an toàn của tuyến hàng hải này.
Khẳng định của ông AK Antony bề ngoài có vẻ như không mạnh mẽ hoặc gay gắt, nhưng học giả Subhash Kapila cho rằng có rất nhiều thông điệp chính trị nhắm tới Trung Quốc trong những tuyên bố như vậy. Theo Subhash Kapila, việc nhấn mạnh vào việc giải quyết tranh chấp Biển Đông theo khuôn khổ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) của Bộ trưởng AK Antony là nhằm vào lập trường của Trung Quốc khăng khăng đ̣i đàm phán tay đôi với từng nước tranh chấp.
Theo Subhash Kapila, sở dĩ Bắc Kinh đ̣i đàm phán tay đôi là v́ nó có thể sử dụng ưu thế sức mạnh quân sự rất lớn của ḿnh để gây sức ép với các nước láng giềng nhỏ hơn, trong đó chủ yếu nhằm vào Philippines và Việt Nam. Do đó tuyên bố này của Bộ trưởng Quốc pḥng Ấn Độ là rất đáng chú ư.
Đáng chú ư hơn nữa, khẳng định của ông Antony được đưa ra trong khi Bắc Kinh đang phản đối gay gắt sự can dự của Mỹ (vào Biển Đông), Mỹ bỏ ngoài tai mọi lời than phiền của Trung Quốc. Và thời gian này, Ấn Độ cũng loại bỏ những lo ngại về sự "nhạy cảm" của Trung Quốc khi đề cập tới vấn đề Biển Đông.
Hơn nữa sự khẳng định về tự do hàng hải trên Biển Đông là một thông điệp của New Delhi muốn Bắc Kinh hiểu rằng, Biển Đông là một vùng biển quốc tế và không có chuyện Trung Quốc "tuyên bố chủ quyền" với hầu như toàn bộ Biển Đông. Lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông dường như đang bị thách thức bởi Ấn Độ cùng với phần c̣n lại của cộng đồng châu Á.
Bảo vệ các tuyến hàng hải quan trọng đi qua Biển Đông có thể xem như Ấn Độ lo ngại thực sự, Trung Quốc có thể đe dọa những tuyến hàng hải quan trọng ở Biển Đông và cộng đồng quốc tế phải chủ động ngăn chặn mối đe dọa này.
Những khẳng định của Bộ trưởng Quốc pḥng Ấn Độ không phải được đưa ra trong bất kỳ hội thảo hoặc sự kiện nào liên quan đến Biển Đông, mà ông bày tỏ mối quan tâm này trong buổi kiểm tra vận hành các máy bay Mig-29K của hải quân Ấn Độ và nó diễn ra trước chuyến công du New Delhi của ông Lư Khắc Cường, tân Thủ tướng Trung Quốc.
Ấn Độ không phải là một bên trong tranh chấp ở Biển Đông hay liên quan đến chủ quyền của các đảo ở Biển Đông, nhưng Ấn Độ đang xem xét nó với vai tṛ người góp phần giữ ǵn an ninh và ổn định của vùng biển quan trọng này. Trong bối cảnh đó, một cường quốc biển trong khu vực như Ấn Đọ phải đảm bảo rằng không được để Trung Quốc lợi dụng sức mạnh quân sự "vẽ lại bản đồ" Biển Đông, bởi nếu như vậy th́ chỉ nay mai thôi, Bắc Kinh sẽ đ̣i vẽ lại cả bản đồ Ấn Độ Dương và đ̣i "chủ quyền" chỉ v́ một đô đốc của họ đă đi qua vùng biển này trong lịch sử.
Hồng Thủy (Nguồn: Eurasia Review)