(Kienthuc.net.vn) - Từ Cộng ḥa Czech, Áo cho tới Đức, mưa lớn nhiều ngày gây lũ lụt nghiêm trọng khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng ngh́n người khác mất nhà cửa.
Tại Cộng ḥa Czech:
Lực lượng cứu hộ chống lũ dưới chân cầu Charles ở thủ đô Cộng ḥa Czech.
Mực nước sông tại Cộng ḥa Czech đêm qua dâng cao đột biến sau khi các nhà chức trách buộc phải mở cửa một số đập ở miền Nam đất nước. Sáng qua, con sông Vltava chảy với lưu lượng 2.800 mét khối nước/giây - gấp 10 lần so với dung tích b́nh thường. Thủ tướng Petr Necas đă công bố hệ thống 9 đập được gọi là Cascade Vltava đang ở trong t́nh trạng đầy ứ nước rất nguy hiểm và nếu nước không rút bớt rất dễ xảy ra t́nh trạng vỡ đập. Do đó, vào lúc 20h (theo giờ địa phương), cửa xả của nhiều đập đă được mở để giải phóng bớt nước.
Nhân viên cứu hộ xây tường ngăn lũ dưới chân cầu Charles ở thủ đô Czech.
Chính phủ đă phải ban hành báo động khẩn cấp và dự báo mực nước lũ sẽ đạt mức cao nhất vào cuối ngày hôm nay. Khoảng 3.000 dân sống dọc theo miền Tây đất nước đă bị buộc phải bỏ nhà cửa đi tránh lũ.
Nhiều vùng ở Cộng ḥa Czech bị lũ lụt ch́m ngập.
Trong khi hệ thống tàu điện ngầm của thành phố và nhà máy xử lư nước thải trung tâm bị đóng cửa, các hàng rào chống lũ bằng kim loại và các bao cát được dựng lên ở dọc bờ sông Vltava. Dù vậy, nước lũ vẫn khiến một vài khu vực sông Vltava vỡ bờ. Tại thủ đô Prague, các hàng rào ngăn lũ bằng kim loại được nâng lên để chặn ḍng nước lũ từ sông Vltava. 17 người Czech đă thiệt mạng v́ lũ lụt trong khi thiệt hại về mặt vật chất ước tính lên tới 20 tỷ euro.
Tại Đức:
Thị trấn Passau của Đức ngập ch́m trong biển nước lũ.
Người dân đứng xem ḍng nước lũ cuồn cuộn chảy trên sông Lech ở Bavaria, Đức.
Trong khi đó, Đức phải huy động cả quân đội để đối phó với t́nh trạng lũ lụt ở miền Nam. Tại thị trấn Passau, nước lũ dâng cao ở mức chưa từng thấy từ thế kỷ 16 đến nay,
Các thị trấn như Passau, Rosenheim của Đức đă ban hành t́nh trạng khẩn cấp sau khi các cơ quan khí tượng dự báo mưa lớn vẫn tiếp tục diễn ra gây ra nguy cơ lũ lớn từ nhiều con sông bao gồm sông Danube.
2 người đứng xem nước lũ tại thị trấn Grimma, Đức.
Dân Walschleben, gần Erfurt ở miền Đông Đức chung tay ngăn lũ.
Mực nước ở Passau, nơi giao cắt của các ḍng sông Danube, Inn và Ilz dâng cao nhất kể từ năm 1501 đến nay và thậm chí c̣n có khả năng tiếp tục dâng cao hơn nữa. Các thành phố và thị trấn ở Saxony, Thuringia và Baden-Wuerttemberg của Đức ch́m trong nước lũ.
Ở miền Bắc bang Saxony, mực nước trên sông Mulde cũng được cho là cao đột biến. Một khu vực rộng lớn. 7.000 người trong khu vực đă được di tản tới nơi trú ẩn khẩn cấp. Quân đội phải huy động 1.760 binh sĩ đến các vùng phía Nam và phía Đông để hỗ trợ chính quyền địa phương chống lụt.
Nhiều trục đường chính và các dịch vụ đường sắt tại các khu vực trung tâm bị đóng cửa v́ lũ lụt. Hàng ngh́n ngôi nhà bị mất điện. Thủ tướng Angela Merkel đă lên kế hoạch tới thawmc ác vùng bị lũ lụt ảnh hưởng hôm nay.
"T́nh h́nh vô cùng nguy cấp", Phát ngôn viên của Trung tâm khủng hoảng Passau, Herbert Zillinger nhấn mạnh.
Tại Áo:
Tiểu bang Salzburg và các vùng lân cận của Áo cũng bị lụt nặng.
Nước lũ khiến nhiều khu vực sông Steyr của Áo bị vỡ bờ.
Ở Áo, các cơ quan khí tượng cho biết, lượng mưa của 2 ngày vừa qua bằng của cả 2 tháng mùa mưa.
Hơn 300 người ở Salzburg và Tyrol buộc phải bỏ nhà cửa di cư tới các vùng lân cận để tránh lụt.
Nhiều vùng ở Pinzgau, bao gồm Taxenbach, bị gọi là vùng thảm họa v́ là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Ít nhất 2 người đă chết v́ lũ lụt.
Nhiều khu vực ở Tây Áo bị cô lập v́ lũ lụt.
Trước t́nh h́nh lũ lụt diễn biến phức tạp ở các nước láng giềng, Thủ tướng Slovakia, Robert Fico cũng lên tiếng cảnh báo nguy cơ bị lụt khi nước lũ sông Danube chảy qua Bratislava.
"Chúng tôi nhận được các tin xấu từ Đức và Áo. Chúng ta phải làm tất cả những ǵ có thể để bảo vệ thủ đô ...", ông Robert nhấn mạnh.
Trong khi đó, người đứng đầu Cơ quan thảm họa quốc gia Hungary, Gyorgy Bakondi cho biết, có khoảng 400 người đang chung tay ngăn lũ tại thủ đô Budapest, nơi ông cho biết, mực nước sông Danube có thể đạt hoặc thậm chí vượt qua mức đỉnh cao của năm 2002. Liên minh châu Âu tuyên bố, sẵn sàng giúp đỡ ba nước thành viên giải quyết hậu quả của lũ lụt.
Bạch Dương