Những ai từng theo dơi Đối thoại Shangri-La đều biết phần hấp dẫn nhất của hội nghị là phần tương tác hỏi đáp sau mỗi bài phát biểu.
Sáng 2-6-2013, ngày cuối cùng của Đối thoại Shangri-La tại Singapore, đại diện của Trung Quốc cũng có một tương tác đáng nhớ như vậy.
Tướng Thích Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc (PLA), là đại diện cao nhất của Bắc Kinh tại đối thoại lần này. Trong bài phát biểu dài hơn 20 phút của ḿnh, ông nhắc nhiều đến chuyện Trung Quốc sẽ theo đuổi con đường “phát triển ḥa b́nh”, rằng ở khu vực châu Á - Thái B́nh Dương, Trung Quốc t́m kiếm sự hợp tác và phát triển cùng có lợi chứ không phải phát triển chỉ cho riêng ḿnh.
Ông Thích thậm chí c̣n nói cam kết nghiêm túc đó xuất phát từ triết lư và văn hóa của Trung Quốc. Ḥa b́nh, theo lời ông, là “bản năng và gen của người Trung Quốc” và “kẻ mạnh ăn thịt kẻ mạnh không phải là cách thức của con người”.
Nói và làm khác nhau
Các điểm nóng, theo ông Thích, nên được giải quyết bằng đối thoại, tham vấn và đàm phán ḥa b́nh. “Hợp tác phát triển có nghĩa chúng ta nên tôn trọng lẫn nhau và lấy đó làm điều kiện tiên quyết quan trọng. Học cách tôn trọng và hiểu nhau, tránh có những hành động ích kỷ chống lại người khác” - ông nói.
Theo ông Thích, sự phát triển và thịnh vượng của Trung Quốc là cơ hội lớn chứ không phải thách thức hay mối đe dọa đối với các nước ở châu Á - Thái B́nh Dương. Trung Quốc t́m kiếm cơ hội phát triển và các bên cùng có lợi chứ không phải chỉ phát triển cho riêng ḿnh. Trung Quốc là động lực phát triển chứ không phải là nguồn cản trở phát triển. Trung Quốc không theo đuổi “bá quyền” mà chỉ theo đuổi phát triển cởi mở.
Sự thay đổi đột ngột của một Trung Quốc cứng rắn và hung hăng ngoài biển và các vùng tranh chấp sang một h́nh ảnh mềm mại, nhún nhường trên diễn đàn khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Bà Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp về châu Á của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington DC, ngay sau đó chất vấn ông Thích tại sao “có sự nghi ngờ ngày càng tăng” về cam kết ḥa b́nh của Bắc Kinh khi tàu bán quân sự Trung Quốc liên tục gia tăng sức ép ở biển Đông và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
“Nếu Trung Quốc rất tôn trọng luật quốc tế, tại sao Trung Quốc lại phản đối đề nghị giải quyết tranh chấp với Philippines ở ṭa trọng tài của Liên Hiệp Quốc về luật biển?” - bà Glaser hỏi. Nhưng câu hỏi này đă không nhận được câu trả lời thích đáng từ ông Thích.
Theo bà Glaser, những ǵ Trung Quốc nói hoàn toàn ngược với những ǵ thực tế đang diễn ra. Chất vấn của bà Glaser chỉ là một trong gần 20 ư kiến chất vấn dành cho ông Thích, người nhận được nhiều chất vấn nhất tại Shangri-La (trong hai ṿng hỏi đáp, ở ṿng đầu có tới 6/7 câu hỏi chất vấn ông).
“Tôi không ngờ căng thẳng vậy, sáu câu liên tiếp dành cho tôi” - ông Thích trần t́nh trước khi trả lời. Và ông không cần phải chờ lâu v́ đến ṿng hỏi đáp thứ hai, ông tiếp tục nhận đến... 10 câu hỏi. Các câu hỏi đều xoay quanh chuyện ư đồ thực tế của Trung Quốc, vấn đề biển Đông, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, chuyện quân Trung Quốc đột nhiên được đưa tới biên giới Ấn Độ, hay chuyện tờ Nhân Dân Nhật Báo gần đây đ̣i cả chủ quyền đảo Ryukyu của Nhật...
“Tôi nghĩ tướng Thích có chuẩn bị kỹ, nhưng đây chỉ là những tuyên bố rất chung chung. Những câu trả lời của ông ta không có ǵ mới và không cho chúng ta biết ǵ thêm về chính sách thật sự của Trung Quốc. Có gần 20 câu hỏi dành cho ông ta. Rất nhiều câu hỏi trong số đó cho một quan chức quốc pḥng cao cấp như ông ta nói rơ, giải thích về chính sách của Trung Quốc. Tôi không nghĩ ông ta tận dụng được cơ hội này” - bà Glaser nói với TTCT sau phiên toàn thể.
Nguồn: TTO