Đă gần 3 tháng nay, mẹ con nhà bà Dinh (sinh năm 1948) sống trong cảnh “màn trời chiếu đất”. Chỗ ngủ hằng đêm của bà là túp lều dựng tạm, phía góc ngoài cầu thang khu nhà C3 – tập thể Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội). Anh T́nh, đứa con trai duy nhất của bà phải ngủ trên chiếc ghế gỗ, phía ngoài sân khu tập thể.
Lúc nào bà Dinh cũng thẫn thờ như đang nghĩ điều ǵ đó.
Hằng ngày, nh́n bà lăo tuổi đă gần 70, tay chống gậy, run run lê từng bước đi ra, đi vào trước căn pḥng 106 nhà C3 của khu tập thể mà hàng xóm không khỏi xót thương.
Căn hộ N6 (pḥng 106), nhà C3 – khu tập thể Kim Liên do ông Dương Văn Ngọ (sinh năm 1925) chồng bà Nguyễn Thị Dinh đứng tên. Gia đ́nh bà đă sinh sống ở đây gần 30 năm. Hai ông bà có một người con trai là Dương Chí T́nh (sinh năm 1986). Theo lời kể của bà Dinh: “Năm 2010 chị Nguyệt là con gái riêng của ông Ngọ đến nhà, sau đó, chị đón ông Ngọ đi, gia đ́nh có hỏi th́ chị Nguyệt nói đưa đi chữa bệnh. Từ đó đến nay gia đ́nh không hề có thông tin nào về ông Ngọ. Dù đă nhiều lần hỏi thăm và có 2 lần đến nhà và bệnh viện để t́m gặp ông nhưng đều gặp phải sự cản trở từ phía gia đ́nh chị Nguyệt”. Kể đến đây bà rưng rưng nước mắt: “Không biết giờ này ông ấy c̣n sống hay chết rồi nữa”. Đến cuối tháng 4/2013, mẹ con bà bị vợ chồng chị Nguyệt, không cho ở căn pḥng đó nữa. Từ đó đến nay, mẹ con bà sống trong cảnh “màn trời chiếu đất”.
Dù cho chính quyền đă nhiều lần can thiệp, tuy nhiên, chị Nguyệt vẫn cương quyết khóa trái cửa, bỏ không ngôi nhà, không cho mẹ con bà Dinh vào sinh sống.
Có nhiều hôm bà đứng đó, nh́n đăm đăm qua khe cửa sắt rồi nằm gục xuống, co ro ngủ trước “tổ ấm” nơi mà ḿnh và gia đ́nh đă gắn bó gần 30 năm.
Thay bằng mái nhà ấm áp khi xưa, giờ bà phải sống vật vờ trong căn lều được dựng ngay phía ngoài sân của khu tập thể. Nói là túp lều nhưng thực chất nó chỉ có 1 tấm bạt nhỏ được căng qua để che mưa nắng. Thậm chí, nó c̣n không đủ lớn để che đủ cho cả hai mẹ con. Thương mẹ già nên anh T́nh nhường mẹ nằm trong đó, c̣n bản thân th́ ngủ trên chiếc ghế gỗ phía ngoài sân.
Bà con khối phố thương t́nh nên dựng cho bà tấm bạt để che mưa nắng.
Hằng đêm anh T́nh ngủ trên chiếc ghế gỗ phía ngoài sân.
Những hôm trời mưa gió, tấm bạt nhỏ bé, mỏng manh không thể nào che trở nổi, mẹ con bà Dinh lại co ro lui vào phía gầm cầu thang khu tập thể. Xót xa trước hoàn cảnh cơ cực của mẹ con bà Dinh, người dân trong khu nhà C3 tiếp tục làm đơn kiến nghị lên chính quyền nhờ can thiệp, để bà lăo tuổi đă “thất thập” có chỗ nương thân lúc già yếu.
Nhận được đơn thư của người dân, chính quyền cũng nhiều lần tiến hành ḥa giải đồng thời có yêu cầu chị Nguyệt mở cửa, cho phép bà Dinh và anh T́nh vào nhà. Thế nhưng, chị Nguyệt vẫn bỏ mặc t́nh máu mủ, lạnh lùng khóa trái cửa mặc cho người em trai và mẹ kế già yếu “ăn sương nằm gió”.
Gầm cầu thang của khu tập thể C3, nơi trú mưa của mẹ con bà Dinh.
Cô Th. một người hàng xóm xót xa: “Ngày nắng th́ không sao, nhưng những ngày mưa gió nơi tá túc duy nhất của hai mẹ con là hành lang và gầm cầu thang. Cụ Dinh th́ già yếu, đă thế, cháu T́nh lại không được b́nh thường (?!)”. Theo bác C. tổ trưởng tổ dân phố cho biết: “Từ bé T́nh được ông Ngọ yêu thương chiều chuộng, làm ǵ ông cũng chỉ lo thằng T́nh nó bị làm sao, v́ thế ông chỉ cho T́nh chơi trong nhà, ít tiếp xúc với mọi người. Lâu ngày cháu nó như mắc bệnh tự kỷ. T́nh ít khi nói chuyện với ai, ngay cả người nhà, hỏi ǵ th́ nói. Lúc nào khuôn mặt cũng như có chuyện ǵ u uất”.
Mặc dù đă gần 30 tuổi nhưng anh T́nh không có nghề nghiệp ǵ, hằng ngày, công việc chính là nấu cơm cho mẹ. 3 tháng trở lại đây, mẹ con bà sống bằng sự cưu mang của bà con cḥm xóm và đồng lương hưu ít ỏi của bà Dinh.
Bà K. người dân tại đó cho biết: “Tội nghiệp cho hoàn cảnh của bà Dinh lắm, không phải riêng tôi mà bà con khối phố ở đây ai cũng biết, cũng thương. Mỗi người giúp một chút, hôm th́ bữa cơm, hôm th́ chút rau để mẹ con họ sống qua ngày. Cửa nhà tôi lúc nào cũng để mở cho 2 mẹ con vào dùng nước, tắm giặt. Nhưng hàng xóm có giúp th́ chỉ giúp được phần nào thôi. Mong muốn lớn nhất của chúng tôi là bà Dinh được vào sinh sống trong căn nhà mà từ trước tới nay bà vẫn sống. Những đêm mưa gió tôi không thể nào ngủ được, nằm trong nhà mà cứ lo cho mẹ con bà ở ngoài. Không chỉ riêng tôi, bà con ở đây ai cũng thương bà Dinh cả. Có những hôm đang ngủ mà mưa ập xuống, tôi mang ô ra che cho bà th́ thấy người bà đă ướt sũng nước. Thương bà mà ứa nước mắt”.
Căn pḥng 106 nhà C3 vẫn khóa cửa dù chính quyền đă can thiệp rất nhiều lần.
Những cơn mất ngủ triền miên lại thêm tuổi già sức yếu, khiến sức khỏe bà Dinh hiện nay suy sụp hẳn - em gái bà Dinh chia sẻ.
Ngày nào cũng vậy, bà đi vào đứng trước cửa căn pḥng 106 rồi lại quay ra. Thỉnh thoảng bà ngồi thẫn thờ như người mất hồn, đôi mắt thâm quầng, nh́n vô định.
“Nguyện vọng duy nhất lúc này của tôi là mong muốn được vào sống trong ngôi nhà và biết được ông Ngọ đang ở đâu c̣n sống hay đă chết, như thế là măn nguyện lắm rồi” – bà Dinh ngậm ngùi nói, bàn tay gầy g̣ khẽ đưa lên quẹt vội giọt nước mắt đang rơi.
Trao đổi với PV, ông Vũ Đ́nh Biên – phó Chủ tịch phường Kim Liên cho biết: "Sự việc của gia đ́nh bà Dinh chính quyền có biết. Hoàn cảnh của gia đ́nh cũng rất khó khăn cả hệ thống chính quyền rất quan tâm. Chính quyền đă can thiệp và làm việc với cả hai bên nhiều lần, đồng thời cũng đưa ra kết luận trong biên bản 2 buổi làm việc rằng: Căn hộ 106 là nơi ở hợp pháp của 2 mẹ con bà Dinh v́ vậy bà có quyền được vào ở, không ai có quyền được đuổi bà cả. Quyền hạn của chính quyền không thể can thiệp sâu vào vấn đề nội bộ của gia đ́nh bà Dinh. Nếu nội bộ gia đ́nh không thể giải quyết, bà Dinh có thể khởi kiện ra ṭa án. Nếu khó khăn trong vấn đề thủ tục và kinh phí bà Dinh có thể viết đơn tŕnh lên phường, phường sẽ có biện pháp giúp đỡ".
Anh Nghiêm Xuân Hải – công an khu vực: “Từ thời điểm xảy ra sự việc, chính quyền có nhiều lần mời ông Ngọ ra để giải quyết nhưng ông đều vắng mặt”.
|
TM