Dư luận bức xúc thời gian vừa qua di tích lịch sử Đền Hùng bị xâm hại nghiêm trọng, thậm chí có những vụ việc vi phạm làm nóng cả nghị trường Quốc hội thế nhưng “tác giả” của những sai phạm đó không hề bị xử lư kỷ luật mà ngược lại c̣n được tặng Huân chương lao động về “thành tích” bảo vệ di tích Đền Hùng. Vậy có hay không việc bao che cho sai phạm?
Vi phạm làm “nóng” Quốc hội chỉ “họp rút kinh nghiệm”
Sau khi báo chí phản ánh việc ông Nguyễn Tiến Khôi (nguyên Giám đốc Ban quản lư khu di tích Đền Hùng) cho đưa ḥn đá có nhiều kư tự lạ vào Đền Thượng (Đền Hùng) th́ cơ quan chức năng đă vào cuộc làm rơ và xác định việc làm trên của ông Khôi là sai trái gây bức xúc trong xă hội.
"Ḥn đá lạ" ở Đền Thượng, Đền Hùng đă được chuyển đi Tại phiên chất vấn của đại biểu quốc hội đối với Bộ trưởng (13/6) tại Quốc hội (kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII), Đại biểu Nguyễn Thanh Thảo (đại biểu tỉnh Đồng Tháp) hỏi Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh về thông tin báo chí thời gian qua đưa tin ḥn đá lạ được đưa vào Đền Hùng, trên ḥn đá có vẽ đạo bùa. Đại biểu hỏi, nếu tin vào đạo bùa xấu hay tốt đó là mê tín dị đoan không?
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho rằng, sau khi dư luận phản ánh về ḥn đá lạ ở Đền Hùng, Phú Thọ, Bộ đă chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra. “Ḥn đá do một cá nhân cung tiến có nhiều chữ lạ, ban quản lư di tích đồng ư cho phép đặt ở đền Thượng. Chúng tôi khẳng định đây là việc làm trái với luật di sản và có công văn yêu cầu UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo ban quản lư di tích đưa ḥn đă ra khỏi Đền Hùng…”. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định.
Bộ trưởng cho biết thêm: “Về yếu tố tâm linh hay mê tín dị đoan trong việc này, chúng tôi xin thưa rằng, theo quy định, Đền Hùng là di tích quốc gia đặc biệt, về tu bổ, tôn tạo phải có ư kiến của Bộ”. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho rằng, đây là bài học kinh nghệm, nhất là giai đoạn đang xă hội hóa di tích. Theo ghi nhận của phóng viên, sự việc này không chỉ làm “nóng” nghị trường Quốc hội mà thu hút quan tâm cử tri cả nước. Nhiều cử tri gọi điện về ṭa soạn bày tỏ bức xúc và đề nghị phải xử lư nghiêm minh người để xảy ra sai phạm nêu trên.
Được biết, mới đây Ban quản lư
khu di tích Đền Hùng đă họp “rút kinh nghiệm” sau khi để xảy ra việc cho phép “ḥn đá yểm bùa” vào Đền Hùng. Mặc dù, được xác định là người chịu trách nhiệm chính nhưng ông Nguyễn Tiến Khôi đă không có mặt để nhận trách nhiệm. Và rồi sau buổi họp “rút kinh nghiệm” không ai chịu trách nhiệm, không ai bị kỷ luật. Việc làm trên khiến dư luận đặt câu hỏi, trong sự việc này đă có “vùng cấm” trong xử lư sai phạm?
Liên tục sai phạm vẫn nhận Huân chương lao động
Không chỉ có vụ việc “Ḥn đá yểm bùa”, đầu năm 2011, báo Bảo vệ pháp luật lên tiếng phản ánh vụ việc “Xẻ thịt” đồi Cá Chuối (là 1 trong 99 ngọn đồi tượng trưng 99 con voi chầu về đất tổ ), sau đó, UBND tỉnh Phú Thọ đă đến thị sát địa bàn đồng thời làm việc trực tiếp với Ban Quản lư Khu Di tích đền Hùng về những vi phạm trên. UBND tỉnh Phú Thọ cũng có kết luận để xảy ra t́nh trạng trên là do sự “quản lư yếu kém của Ban Quản lư khu di tích Đền Hùng”.
Ông Nguyễn Tiến Khôi (nguyên Giám đốc Ban quản lư khu di tích Đền Hùng) Bên cạnh đó, Công an tỉnh Phú Thọ cũng đă khởi tố vụ án “xâm hại di tích Quốc gia”, Không hiểu v́ sao, lănh đạo buông lỏng quản lư để xảy ra sự việc nêu trên là Nguyễn Tiến Khôi nhưng lại không bị xem xét trách nhiệm khiến dư luận bức xúc.
Theo tài liệu tại Ban thi đua khen thưởng (Sở Nội vụ Phú Thọ), năm 2009 với tư cách Giám đốc khu di tích Đền Hùng, ông Nguyễn Tiến Khôi c̣n được cơ quan đề bạt nhận Huân chương lao động hạng ba về “thành tích xuất sắc” trong công tác. Một sự trùng lặp chớ trêu, năm 2009 cũng là thời gian ông Khôi cho phép đưa “ḥn đá yểm bùa” vào Đền Hùng?!
Trước sự việc không b́nh thường nêu trên, nhiều độc giả gọi điện về ṭa soạn bày tỏ thái độ bức xúc, đề nghị xem xét, thu hồi Huân chương lao động đă trao tặng cho ông Khôi.
Đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ kiểm tra sự việc nêu trên và có biện pháp xử lư nghiêm minh theo pháp luật, tránh để điều đó trở thành một tiền lệ xấu.
Theo báo Bảo vệ pháp luật