Chưa có năm nào giá mủ cao su trên thị trường lại liên tục sụt giảm như năm nay. Giá xuống thấp, xuất khẩu ế ẩm khiến hàng ngàn hộ nông dân và doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đang lâm vào cảnh lao đao. Thị trường ế ẩm khiến nông dân khai thác, doanh nghiệp thu mua đang bị lỗ nặng...
Sau khi đạt ngưỡng khoảng 25.000 đồng/kg mủ tươi vào giữa năm 2012, th́ từ đầu năm 2013 đến nay, giá mủ cao su bán tại vườn trên địa bàn tỉnh các tỉnh Tây Nguyên liên tục sụt giảm và hiện chỉ c̣n 8.000 đến 9.000 đồng/kg.
Với mức giá như hiện nay, chủ vườn cao su chỉ đủ để trang trải chi phí chăm sóc, khai thác. Bà Nguyễn Thị Khương (trú thôn 1, xă Ea Quế, huyện Cư Mgar, Đắk Lắk) chủ hộ gia đ́nh có 5ha cao su trồng từ năm 1996 cho biết: “Giá mủ cao su biến động xuống quá thấp nên chúng tôi đang gặp rất nhiều khó khăn. Trước đây giá đến 25.000 đồng/kg nhưng giờ chỉ c̣n 8.000 đến 9.000 đồng/kg mủ tươi, nếu khai thác tiền công chi trả cho công nhân cộng với tiền đầu tư vay ngân hàng phải trả lăi th́ hiện gia đ́nh đang bị lỗ nặng”.
Nhiều hộ nông dân và doanh nghiệp ở Tây Nguyên đang gặp khó khăn v́ giá cao su giảm mạnh.
Cùng cảnh ngộ với bà Khương, gia đ́nh ông Y Rê Niê (trú buôn Sang, xă Ea Đing, huyện Cư Mgar) cũng đang khai thác cao su trong cảnh “lấy công làm lời”. Ông Y Rê Niê cho biết, với 8ha cao su, mấy năm trước vào vụ khai thác phải thuê đến 10 nhân công, nhưng hiện nay chỉ dám thuê một vài người, c̣n gia đ́nh tự làm là chính. Ông Y Rê Niê than thở: “Từ khi giá mủ xuống thấp th́ nhà ḿnh giờ không đủ tiền mà trả nhân công, trang trải trong gia đ́nh cũng rất thiếu thốn. Phải vay nợ, lăi suất ngân hàng 20-25% để chi phí. Giờ tính ra công làm cỏ, công bỏ phân, khai thác, vận chuyển… ḿnh bị lỗ rất nặng”.
Các hộ nông dân tại tỉnh Đắk Nông cũng rơi vào cảnh dở khóc, dở cười. Anh Nguyễn Văn Tâm (trú thôn 5, xă Đắk Sin, huyện Đắk Rlấp) ngao ngán cho biết: “Gia đ́nh trồng hơn 5ha cao su, đến nay đă bắt đầu cho thu hoạch nhưng chỉ đứng nh́n v́ với mức giá như hiện nay, có khai thác cũng bị lỗ nặng. Nh́n vườn cao su chăm sóc bấy lâu giờ đến ngày cho thu hoạch mà rất đau ḷng. Tiền công chăm sóc, chi phí đầu tư đều phải vay ngân hàng, giờ không biết lấy đâu mà trả nợ?”.
Không chỉ với các hộ nông dân đang gặp khó, mà các doanh nghiệp trồng cao su ở Tây Nguyên cũng đang đối mặt với nhiều thách thức khi giá mủ cao su giảm mạnh. Bà Lê Thị Bích Thảo, Chánh Văn pḥng Công ty TNHH một thành viên Cao su Đắk Lắk cho biết: “Giá mủ sơ chế hiện nay chỉ c̣n 43.000.000 đồng/tấn, giảm tới 38% so với mức đỉnh điểm của đầu năm 2012. Do ảnh hưởng của việc giảm giá, tổng doanh thu của công ty cũng theo đó mà giảm mạnh, năm 2012 tổng doanh thu đạt 1.100 tỷ đồng (chủ yếu từ bán mủ sơ chế) nhưng 6 tháng đầu năm nay, doanh thu chỉ đạt hơn 281 tỷ đồng, giảm gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính v́ vậy, công ty buộc phải “thắt lưng buộc bụng” cắt giảm nhiều khoản chi phí và nỗ lực tăng sản lượng khai thác.
Theo nhận định của các chuyên gia, nguyên nhân khiến giá mủ cao su giảm hiện nay do thị trường thế giới giảm mạnh, kéo theo mức giảm mặt bằng giá thu mua mủ cao su trong nước. Trong khi đó, nước nhập khẩu cao su lớn là Trung Quốc, là thị trường chủ yếu của cao su Việt Nam đang tồn kho khoảng 110.000 tấn mủ. Ngoài ra, các nước xuất khẩu cao su lớn như Thái Lan, Malaysia… cũng đang bước vào vụ thu hoạch, nguồn cung trên thị trường khá dồi dào dẫn đến giá cao su không lấy lại được đà tăng.
Cây cao su là một loại cây dễ thích nghi, phát triển trên những vùng đất khó khăn, những vùng rừng tạp hiệu quả kinh tế thấp. Tuy nhiên, để cây cao su phát triển bền vững, các cơ quan chức năng ở Tây Nguyên cần có những giải pháp quy hoạch, định hướng người trồng; không để t́nh trạng người dân mở rộng diện tích cao su một cách tự phát, chạy theo phong trào như hiện nay. Việc cao su rớt giá cũng là lời cảnh báo để các địa phương không phát triển ồ ạt diện tích cây trồng này
Văn Thành