Với mỗi quốc gia, việc xây dựng thương hiệu đă trở thành yếu tố quan trọng trong việc tiếp thị du lịch thành công. Nhưng đến giờ Việt Nam vẫn yếu khâu này. Làm ǵ để định vị thương hiệu Việt – đó là câu hỏi mà hôm qua (22/8), những nhà làm công tác quản lư cũng như điều hành ngành du lịch đă làm "nóng" cuộc hội thảo cùng chủ đề.
|
Ẩm thực Việt phù hợp với yêu cầu của cuộc sống hiện đại (chế biến nhanh, giàu dinh dưỡng, ít béo) |
Hai thập kỉ vẫn nghiệp dư
Theo các chuyên gia về du lịch, du lịch Việt Nam đă phát triển khá nhanh trong thời gian qua. Số khách quốc tế liên tục tăng, riêng năm 2012 đạt 6,8 triệu lượt gấp 27 lần so với năm 1990. Tuy nhiên, ngành du lịch vẫn chưa tạo được một sản phẩm du lịch Việt Nam mang tầm vóc thương hiệu du lịch quốc gia, thiếu tính chuyên nghiệp.
Sự thiếu chuyên nghiệp đó thể hiện ở nhiều khâu, từ thiếu hiệu quả của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cho đến khâu liên quan đến du lịch. Có những điểm du lịch được giới thiệu như là thiên đường nghỉ ngơi trong các ấn phẩm du lịch, sách hướng dẫn du lịch, trên trang web... nhưng khi du khách mới đặt chân đến sân bay đă vấp phải không ít sự khó chịu. như cơ sở hạ tầng sân bay c̣n lạc hậu, môi trường bị ô nhiễm, kinh doanh chụp giật, chất lượng sản phẩm và dịch vụ không đúng như quảng cáo. Sự thất vọng làm giảm số lượng lớn khách quốc tế muốn quay trở lại.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp c̣n chưa ư thức được vai tṛ và ư nghĩa quan trọng của thương hiệu trong hoạt động kinh doanh như nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường để thu hút khách du lịch. Toàn ngành nói chung th́ liên tục thay đổi logo (biểu tượng) và slogan (tiêu đề) khiến du khách càng lúng túng trong cách nhận diện thương hiệu riêng.
Năm 2000, du lịch Việt Nam lần đầu tiên đưa ra khẩu hiệu “Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới” với h́nh ảnh logo là một cô gái Việt Nam đội nón lá. Năm 2003, du lịch Việt Nam lại thay bằng “Hăy đến với Việt Nam”.
Năm 2005, Tổng cục Du lịch tổ chức cuộc thi lựa chọn khẩu hiệu và biểu tượng mới. Kết quả khẩu hiệu “Việt Nam – vẻ đẹp tiềm ẩn” đă được lựa chọn. Tuy nhiên, vẫn chưa thực sự tạo được thông điệp rơ ràng cho du lịch Việt Nam.
|
Trong khi đó, theo ông Phạm Trung Lương, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu và Phát triển du lịch việc xây dựng và quảng bá thương hiệu nhằm xác lập h́nh ảnh du lịch của một quốc gia một cách rộng răi đối với khách du lịch trên toàn cầu là một nhiệm vụ rất quan trọng để khẳng định vị thế.
Tại sao không là “running man” hay bếp ăn của thế giới?
Tạo dựng thương hiệu là một quá tŕnh xây dựng và nhận dạng tính khác biệt, độc đáo và đặc trưng của một điểm đến du lịch. Thế nên, chia sẻ với các quan chức ngành du lịch, chuyên gia du lịch Florian Sengschmid đến từ dự án ESRT đă nhắc lại câu chuyện diễn ra tháng trước về “running man” Vũ Xuân Tiến.
Ông cho biết khi đó ḿnh đang ở Azecbaizan, thấy các phương tiện thông tin đại chúng ở đây đưa rất nhiều bài viết về Tiến bên cạnh đội bóng Arselnal. “Chàng trai này cũng là một thương hiệu du lịch được chứ?. Khi xem bản tin này, khách quốc tế sẽ đặt câu hỏi và quan tâm đến một đất nước có những nụ cười, t́nh yêu và sự hồn nhiên vui vẻ”.
Đến với Việt Nam là đến với bếp ăn của thế giới. Ông Nguyễn Quốc Ḱ - Tổng giám đốc Viettravel đă nêu lên một ư tưởng rất đáng chú ư trong hội thảo định vị thương hiệu du lịch.
Theo ông quảng bá du lịch Việt Nam, chúng ta thường chọn một giá trị, một thế mạnh nào đó trong chuỗi các giá trị văn hóa, thế mạnh địa lư, thiên nhiên để quảng bá. Trong đó, ẩm thực Việt Nam là giá trị văn hóa trường tồn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu với chi phí rất thấp.
Ẩm thực Việt mang tính triết lư cao, đậm đà bản sắc dân tộc nhưng cũng phù hợp với yêu cầu của cuộc sống hiện đại (chế biến nhanh, giàu dinh dưỡng, ít béo). Đó là thế mạnh và cực ḱ tiềm năng được thế giới coi trọng mà chúng ta chưa đánh thức trong thời gian qua, ông Kỳ nhấn mạnh.
Sơn B́nh