Vài nét về phương thức tự sự của người Việt - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 09-07-2013   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 143,794
Thanks: 11
Thanked 13,479 Times in 10,769 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 179
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Vài nét về phương thức tự sự của người Việt

Việc nghiên cứu văn chương vốn được coi như một trong những cách hữu hiệu giúp cho người ta hiểu một miền đất một xứ sở, và đối với người bản địa th́ cũng là một bước đi cần thiết đóng góp vào quá tŕnh tự nhận thức của dân tộc.

I

Ở ta hiện nay việc nghiên cứu văn học chủ yếu được thực hiện bằng cách đi sâu đánh giá phân tích các tác giả tác phẩm quan trọng, rồi từ đó h́nh thành nên các giai đoạn các thời kỳ chủ yếu mà nền văn học đó đă trải qua.

Thế nhưng để hiểu một nền văn học trong mối quan hệ với cộng đồng đă sản sinh ra nó, người ta c̣n có thể đi vào nghiên cứu theo một hệ thống khác:

-- quan niệm toát ra từ nền văn học đó về cái đẹp cái thực, thậm chí cái không b́nh thường cái kỳ quặc ma quái...

-- Đặc điểm của nền văn học đó bộc lộ qua việc sử dụng các phương thức sáng tạo như tự sự, trữ t́nh.

- Quan niệm về một thể loại nào đó (như thơ tiểu thuyết) đă ổn định trong trường kỳ lịch sử .

-- Quan niệm về việc phiên dịch các sáng tác từ các ngôn ngữ khác sang tiếng bản địa và câu chuyện giao lưu văn hoá nói chung v..v...

Trong trường hợp này, văn học được nghiên cứu theo cái cách người ta làm ra nó, cách này đặc trưng cho từng dân tộc và có sự phân biệt rơ rệt với các dân tộc khác.

Đây cũng tức là nghiên cứu văn học từ cái nh́n của văn hoá học – một phần thôi, cố nhiên.

Sở dĩ có thể nói đây là một hướng nghiên cứu có triển vọng bởi nó mang lại cho giới nghiên cứu, nhất là những người trẻ, một thách thức mới.

V́ nghĩ như vậy, chúng tôi mạo muội đi vào phác hoạ tư duy tự sự của người Việt. Đề tài quá lớn, dưới đây chỉ là một ít ghi chép sơ bộ c̣n tản mạn và chắp vá.

II


Các thể tự sự đă có mặt ngay trong văn học dân gian VN. Nhưng nếu nh́n chung đă có thể nói “trong văn hoá dân gian chứa đựng những phần mới chỉ là nguyên liệu của nghệ thuật chứ chưa phải là nghệ thuật “( 1) th́ điều đó càng đúng với nghệ thuật tự sự.

Trong truyện cổ tích, nghệ thuật tự sự c̣n rất đơn sơ. Mỗi truyện thường chỉ ngắn gọn, kể miệng với nhau độ mươi phút và mang in ra khoảng trên dưới ngàn chữ.

Phần lớn các truyện này xoay quanh mối quan hệ giữa người nông dân nghèo với các loại nhà giàu trong làng (Cây tre trăm đốt ) hoặc nếu có mở rộng đến các loại vua quan th́ mọi chuyện vẫn được h́nh dung thật giản dị, con đường đến với cung vua chẳng qua cũng chỉ là chính con đường làng được kéo dài (Ai mua hành tôi ).

Cũng có những cốt truyện khá rắc rối nhưTấm Cám bao quát gần như cả một đời người nhưng không nhiều. Về mặt kết cấu, trong các truyện cổ tích này, cốt truyện thường phát triển theo đường thẳng. Nhân vật nhiều khi chỉ được đặt một cái tên ước lệ nếu không phải không có tên, và địa điểm được nói tới cũng chung chung không cụ thể. Mô h́nh thế giới hiện ra trong truyện mang nặng tính cách ước lược đến mức tối giản.

So với cổ tích, các truyện cười là một bước tiến trong nghệ thuật tự sự.Ở đây người ta bắt đầu cảm thấy có một sự sắp xếp nào đó để lôi cuốn người nghe vào cuộc, lại có một sự phân bổ chi tiết, lướt qua những đoạn mào đầu, dừng lại lâu hơn ở những đoạn đối thoại có khả năng làm bật ra tiếng cười.

Với việc xuất hiện những Trạng Quỳnh,Trạng Lợn, Ba Giai Tú Xuất, truyện cười c̣n đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật tự sự với nghĩa vượt qua tŕnh độ những mẩu nhỏ rời rạc để theo dơi những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời một con người và ghi chép được nhiều sự kiện có liên quan đến con người đó.

Có điều cần lưu ư mặc dầu gọi là một chuỗi mẩu đoạn ghép lại, nhưng Trạng Quỳnh vẫn chỉ có kết cấu đơn giản, những mẩu truyện nhỏ tồn tại cạnh nhau theo kiểu những viên gạch được lát liền nhau có thể kéo dài bao nhiêu cũng được mà rút ngắn lại cũng được. Hoặc có thể tạm ví đó là lối cấu trúc của con giun. Cơ thể giun gồm nhiều đơn bào giống hệt nhau, một đơn bào bị cắt rời ra khỏi cơ thể vẫn tiếp tục sống b́nh thường. Lối kết cấu như thế này tiện cho việc phổ biến theo lối truyền miệng nhưng không có triển vọng khi vận dụng nghệ thuật tự sự trên văn bản viết.

III


Nghiên cứu và giới thiệu văn học Trung quốc ở miền Nam trước 1975 , Nguyễn Hiến Lê là người có thế mạnh đặc biệt. Ông đọc được cả tài liệu của các học giả Trung Hoa , lại đọc được cả người phương Tây viết về Trung Hoa. Các ư kiến của ông nhiều khi mới mẻ, đột ngột là v́ thế.

Theo Nguyễn Hiến Lê, văn nhân Trung Hoa thời cổ ít tưởng tượng mà hay thuyết lư. Nhờ đọc kinh Phật, nhiều truyện tưởng tượng, nên họ mới bắt chước lối viết truyện của Ấn Độ (2).

Bà Pearl Buck, khi bàn về tiểu thuyết Tàu, nói một ư tương tự. Các nhà giảng đạo Phật cũng công nhận rằng muốn cho dân hiểu đến thần thánh th́ không ǵ bằng tả cho họ thấy là thần thánh cũng khó nhọc cặm cụi chân lấm tay bùn như họ (3).

Đây có lẽ là một ví dụ cho thấy vai tṛ của tôn giáo đối với sự phát triển của tư duy tự sự.

Cũng theo Nguyễn Hiến Lê, ngay từ đời Tống ở Trung quốc đă xuất hiện một nghề lạ là nghề kể chuyện giống như các trouveres thời trung cổ bên Pháp. Hạng người đó có tài ăn nói đi từ phố này tới phố khác, vào trong các chợ, các xóm làng đông đúc kể truyện thuê, và người ta bu lại nghe, đáp công bao nhiêu tuỳ ư (4).

C̣n các học giả Bắc Kinh th́ sao ? Lịch sử văn hoá Trung quốc của nhóm Đàm Gia Kiện ghi rơ “ở Biện Kinh có trường sở kể chuyện tương đối quy mô“ và “nghệ nhân không những có sự phân công tỉ mỉ, họ c̣n tổ chức thành thư hội“ (5).

Các nghệ nhân trên thường bắt đầu câu chuyện bằng cách thắp một nén hương lên và đến khi nén hương tàn th́ câu chuyện của họ cũng chấm dứt.

Cho đến đầu thế kỷ XX, một số nhà viết tiểu thuyết Trung Hoa vẫn c̣n coi ḿnh có vai tṛ tương tự như vai tṛ của đám nghệ nhân ấy và thích thú nhắc lại nghi thức xưa.

Chẳng hạn trường hợp Trương Ái Linh ( tức Zhāng Ailíng, tên tiếng Anh Eileen Chang 1920-1995). Nhà văn Hồng Kông rất nổi tiếng ở Anh Mỹ này từng gọi mấy thiên truyện của ḿnh là Lư trầm hường thứ nhất, Lư trầm hương thứ hai .

“Xin bạn hăy t́m lấy một chiếc lư hương đồng gia truyền đă đốm mốc xanh đốt lên b́nh trầm hương nghe tôi kể về Hông Kông trước chiến tranh. Khi lư trầm hương của bạn cháy hết câu chuyện của tôi cũng sẽ kết thúc “ -- Một trong hai thiên truyện nói trên dẫn người đọc vào truyện bằng đoạn văn như vậy (6).

Đến nay chưa thấy có tài liệu nói có sự xuất hiện của loại nghệ nhân nói trên trong đời sống văn hoá người Việt. Những cuộc tṛ chuyện được h́nh thành ngẫu nhiên, người nào cũng là người nghe mà cũng có thể là người đứng ra kể truyện, nhưng do không ai sống hẳn bằng việc kể truyện ấy và nâng nó lên thành nghề, nên nghệ thuật tự sự nói chung không phát triển lên được.

Trong khi ở Trung Hoa, nghệ thuật tự sự dân gian được ghi chép lại chỉnh lư sắp xếp lại thành những pho sách dài như Tam quốc chí Thuỷ Hử, th́ ở ta chỉ có Trạng Quỳnh,Trạng Lợn mà

Nói một cách khái quát, nghệ thuật tự sự có liên quan nhiều đến tŕnh độ trưởng thành của đời sống tinh thần và nói chung là sự phát triễn của đô thị trong ḷng xă hội. Nhưng cả hai yếu tố trên (sự phát triển của tôn giáo và sự phát triển đô thị ) không phải là mặt mạnh của xă hội VN thời trung đại. Nếu tính đến yếu tố chữ viết để ghi chép và cố định tác phẩm về mặt văn học th́ sự thua thiệt của tự sự ở xứ ta càng thấy hiện ra rơ rệt.

IV


Truyện Kiều là một đỉnh cao nghệ thuật VN nói chung với nghĩa khi cần h́nh dung ra một con người VN cụ thể với cách xúc động cách suy nghĩ những quan niệm tổng quát về cuộc đời này, người ta nghĩ ngay đến cô Kiều, và ở chỗ này, cái việc “không ai c̣n muốn nhớ thật ra Kiều là một người Tàu sống ở thời Gia Tĩnh triều Minh“ là không có ǵ đáng trách. Đằng sau các chi tiết chỉ có tính cách h́nh thức kia là một tâm hồn VN thực thụ.

Cũng nhờ thế, có thể nói với Truyện Kiều, văn học VN có được một thành tựu chói lọi, nó đă đáp ứng được cái nhu cầu thiết yếu là nắm được cái thần của con người VN và kể ra một cách sinh động.

Thế nhưng, khi nói về thành tựu của nghệ thuật tự sự ở tác phẩm này, không được phép quên nó được chuyển thể từ cuốn sách của Thanh Tâm tài nhân, nghĩa là mọi tài năng của tác giả chỉ bộc lộ ở việc kể chuyện một cách gọn ghẽ tinh tế tước bỏ mọi chi tiết thô thiển không cần thiết vốn có trong nguyên bản, ngoài ra không có thay đổi ǵ đáng kể về mặt cốt truyện.

Mà cốt truyện th́ biết bao trọng yếu đối với tác phẩm tự sự: ngay khi chỉ được xem như một bộ khung cần được đắp thêm chi tiết mới trở nên sinh động th́ cốt truyện đă là một cách h́nh dung về đời sống, tức một yếu tố đánh dấu tŕnh độ hiểu biết của xă hội về mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh cũng như giữa con người với nhau. Mỗi khi nói đến Truyện Kiều, thường ít nhà nghiên cứu ở ta đả động tới tác phẩm trên phương diện tự sự -- lư do là v́ như vậy (7).

Xuất hiện trước và sau Truyện Kiều, nhiều truyện nôm dân gian và bác học sáng tác trong thời trung đại đều có lối tổ chức cốt truyện tương tự theo kiểu “ hội ngộ --lưu lạc --đoàn viên “ và khi muốn nhận xét về các cốt truyện này người ta chỉ có thể nói nó đơn giản hơn là phức tạp, gọn ghẽ thoáng đăng hơn là nhiều tầng nhiều lớp bề bộn phong phú. Nói chung, cốt truyện trong các truyện nôm thường chỉ loanh quanh trong một đời người trói tṛn trong quá tŕnh lập nghiệp hay mưu cầu hạnh phúc của một cá nhân cụ thể mà không bao giờ bao quát được nhiều thế hệ của một ḍng họ để thấy sự phát triển liên tục của con người trong một thời gian dài, và số nhân vật có liên quan thường cũng chỉ trên dưới mươi người, chứ chưa bao giờ triển khai ra tới hàng trăm nhân vật như ở các tác phẩm tự sự đồ sộ của những nền văn học lớn. (8)

V


Sự biến chuyển của văn học VN thế kỷ XX là sự chuyễn biến sâu xa của cả một mẫu h́nh sáng tạo: từ nay mọi mặt quan niệm của chúng ta về văn chương đều đă khác đi.

Không phải ngẫu nhiên trong nền văn học trung đại, vị trí trọng yếu thuộc về các thể trữ t́nh.

Trong phạm vi một xă hội gồm nhiều làng xóm độc lập manh mún tồn tại bên nhau, và cả cộng đồng chưa tạo dựng nổi một mặt bằng văn học thống nhất, th́ sự sáng tác dễ dừng lại ở tŕnh độ nói ra để thoả măn nhu cầu nội tâm của chính chủ thể hơn là t́m cách tác động tới các đối tượng khác.

Ngược lại, giờ đây xă hội được tổ chức lại thành một thực thể có tŕnh độ tổ chức cao hơn th́ sự sáng tác cũng được xă hội hoá theo nghĩa trực tiếp và cụ thể hơn, nói nôm na là người ta viết văn làm thơ không phải chỉ để tự vui với ḿnh mà phần nhiều là để đăng báo in sách. Trong hoàn cảnh ấy, các thể văn tự sự có chiếm một tỷ trọng cao hơn so với trước kia th́ cũng là điều dễ hiểu.

Có thể nói trước khi có Phong trào Thơ mới, sự trưởng thành của nghệ thuật tự sự là kịch bản chủ yếu của những thay đổi đă đến trên phương diện h́nh thức mà nền văn học VN đầu thế kỷ XX đă trải qua. Trên bước đường xây dựng nền quốc văn mới, các nhà văn lúc ấy thể nghiệm đủ các h́nh thức tự sự học được từ nước ngoài.

Hoặc đó là học của Trung Hoa: nên nhớ rằng trong suốt trường kỳ lịch sử các truyện Tàu được nhà nho xưa đọc thẳng từ nguyên văn; chỉ đến giai đoạn này do có chữ quốc ngữ, chúng mới được "diễn nôm" một cách đầy đủ, tức là phiên dịch cho mọi người biết đọc biết viết có thể đọc. Chính những truyện Tàu này đă đóng vai tṛ gợi ư để hàng loạt tiểu thuyết kiểu như Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân, Hà hương phong nguyệt, Đỉnh núi cành mai,Tiếng sấm đêm đông... có dịp ra đời.

Nhưng ảnh hưởng lớn hơn và kéo dài hơn là thuộc về nghệ thuật tự sự của phương Tây mà mặc dù mới lần đầu làm quen nhưng nhiều người thấy h́nh như hợp với tâm lư người Việt lúc ấy đang muốn tự đổi mới .

Việc tập tành viết theo lối mới được triển khai từng bước ṃ mẫm nhưng chắc chắn và không loại trừ cả một việc các cụ xưa thường vẫn làm là vay mượn cốt truyện.

Cay đắng mùi đời của Hồ Biểu Chánh là tác phẩm phóng tác từ Không gia đ́nh của Herto Malot.

Ngọn cỏ gió đùa (cùng một tác giả) xây dựng cốt truyện bằng cách dựa vào Những người khốn khổ của V.Hugo.

Sống chết mặc bay là một cách mô phỏng từ Ván bi-a của A.Daudet

Ấy là chỉ kể những tác phẩm vay mượn rơ rệt, c̣n số viết theo lối cảm đề , tức lấy cảm hứng từ tác phẩm xứ người, th́ cũng rất nhiều.

Ngay từ cái tên, người ta đă thấy Dế mèn phiêu lưu kư (1941) của Tô Hoài là có họ hàng xa gần với Tê-lê-mặc phiêu lưu kư của Fénelon do Nguyễn Văn Vĩnh mang vào tiếng Việt (bản dịch in năm 1927). Lư do ở đây khá rơ ràng: trước đó ở ta chưa ai tính chuyện ghi lại những chuyện phiêu lưu bao giờ và h́nh như khái niệm phiêu lưu cũng rất ít được sử dụng.

Từ sự tiếp xúc với sách vở Tây dương, một số mô - típ của nghệ thuật tự sự như phiêu lưu mới được Việt hoá để trở nên quen thuộc đến mức ta quên cả xuất xứ của nó và ta tưởng rằng từ ngàn xưa đă có các thể ghi chép ấy.
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	500_thumb.jpg
Views:	3
Size:	14.8 KB
ID:	513712
Old 09-07-2013   #2
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 143,794
Thanks: 11
Thanked 13,479 Times in 10,769 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 179
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default

VI


Trong sự thay đỗi chung của các quan niệm văn học như trên đă nói, lẽ tự nhiên là cái cách tự sự trong văn học Việt Nam cũng có thay đổi.

Với việc có ngay một trường thể nghiệm là báo chí và xuất bản, từ nay nghệ thuật viết truyện thoát ly hẳn lối kể truyền miệng mà t́m tới một mặt bằng phô diễn mới là trang giấy trắng.

Trên các trang sách giờ đây không c̣n lồ lộ bóng h́nh người đứng ra kể chuyện như xưa mà lúc này vai tṛ của tác giả là dựng nên khung cảnh để người đọc như được nhập ngay vào không khí trong truyện.

H́nh thức tự sự cũng ngày càng trở nên phức tạp, điều này có thể thấy rơ ở hai điểm: một là thay cho lối kể trước sau tuần tự dễ gây cảm giác tẻ nhạt, thời nay các tác giả thường hay nhảy ngay vào giữa sự kiện mà miêu tả để gợi không khí tiếp đó mới quay về những nguyên nhân ban đầu ;

và hai là không lan man rải ra mỗi chỗ một tí mà chỉ tập trung vào một vài sự kiện có tính cách tiêu biểu, nhờ thế cái nh́n của độc giả tập trung hơn mà cũng sâu sắc hơn.

Thử đọc lại truyện Cô hàng xén của Thạch Lam. Câu chuyện bắt đầu bằng cảnh cô Tâm đi chợ về tiếp đó mới ngược lên kể gia cảnh nhà nàng và vai tṛ của nàng trong gia đ́nh. Rồi tiếp theo đó là chuyện cô Tâm lấy chồng và phải đảm đang công việc bên nhà chồng . Nhưng tất cả những chuyên này được lướt qua rất nhanh để cuối cùng nhấn mạnh cái ư đời nàng ngày một khó khăn vất vả hơn và cuộc sống cứ thế mà kéo dài măi.

Đọc loại truyện này, với tư cách người đọc của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, chúng ta không lấy làm lạ. Nhưng đối chiếu với thi pháp tự sự thời trung đại phải nhận đây là cả một bước rẽ ngoặt.

Phương thức tự sự này đă h́nh thành ở phương Tây từ nhiều thế kỷ trước, đến thế kỷ XIX th́ trở nên thành thục, các nhà văn Việt Nam đă học được rất nhanh để tạo ra một chuyển biến mới cho đời sống văn học, và chỉ cần nh́n vào sự trưởng thành của tiểu thuyết đủ hiểu nghệ thuật tự sự ở Việt Nam thế kỷ XX đă thay đổi như thế nào.

Trường hợp của Việt Nam cũng là trường hợp của nhiều quốc gia khác ở phương Đông bao gồm từ các nước A rập tới các nước ở Đông Nam Á và cả Trung quốc.

VII


Thế nhưng trong khi vận dụng phương thức tự sự mới, những đặc điểm riêng trong tư duy tự sự của VN các thế kỷ trước vẫn bộc lộ, như những cá tính ở một con người, dù hoàn cảnh có thay đổi đến đâu th́ những nết xưa vẫn giữ măi.

Khi bàn về tiểu thuyết VN, các nhà văn ở ta thường nhấn mạnh tới tính chất gọn ghẽ cô đúc của nó, nét nó thanh (chữ của Nguyễn Công Hoan), các đường dây phát triển của nó rành mạch.

Thực tế là khoảng đến 90% tiểu thuyết Việt Nam là những cuốn sách ba bốn trăm trang khổ 13.19.

Xưa đă không có những pho nọ pho kia th́ ngày nay cũng rất hiếm những tiểu thuyết trên dưới ngàn trang.

Vả chăng cái tư duy tự sự trong cuốn sách mới là chuyện đáng nói.

Có thể gọi những Vỡ bờ của Nguyễn Đ́nh Thi, Sóng gầm của Nguyên Hồng là những bộ trường thiên tiểu thuyết viết theo thể roman fleuve trong nghệ thuật tự sự phương Tây.

Đọc cả hai, người ta nhớ tới Tam quốc Thủy hử th́ ít mà nhớ tới Gia đ́nh họ Thibault của R.Martin du Gard hoặc Con đường đau khổ của A.Tolstoi th́ nhiều hơn. Có điều, chúng mới nổi ở chỗ được triển khai theo chiều rộng kèm theo một khối lượng nhân vật lớn mà chưa thể nói là đạt tới một tŕnh độ mới trong việc bao quát hiện thực.

Theo ư chúng tôi loại như Nửa đêm của Nam Cao hoặc Giọt máu của Nguyễn Huy Thiệp đáng chú ư hơn v́ thời gian được miêu tả trong mỗi truyện kéo dài tới mấy đời người, để rồi hé ra cho thấy mối quan hệ oan nghiệt của các thế hệ trong một ḍng họ. Đó là một cách h́nh dung về sự liên tục của cuộc sống trên cơi nhân gian, một sự liên tục theo chiều dọc vốn là ít thấy trong cách tư duy của người b́nh thường ở ta, và lại càng ít khi được miêu tả trong văn chương.

Cả hai loại truyện nói ở trên đều đang quá ít đến mức qua đây chưa thể nói ǵ về tŕnh độ tự sự nói chung của các ng̣i bút văn xuôi. Do sự bao trùm của chiến tranh, sự lạc hậu của văn học VN nửa sau thế kỷ XX về mặt h́nh thức nghệ thuật là một sự lạc hậu tuyệt đối -- đây tôi chỉ giới hạn trong phần văn học Hà Nội. C̣n ở Sài G̣n trước 1975, t́nh h́nh dù có khá hơn song cũng vẫn là chưa đáp ứng được nhu cầu của sự biểu hiện đời sống cũng như chưa hiện thực hóa được hết những khả năng mà thời đại mở ra cho chúng ta.

VIII


Một khía cạnh khác của nghệ thuật tự sự là khả năng của người kể chuyện trong việc nh́n sâu nh́n kỹ vào một sự vật tả nó ra một cách tỉ mỉ, tức cũng là khả năng dừng lại kỹ càng ở sự vật đó để t́m thấy cho ḿnh một sự hứng thú trong việc nh́n ngắm nó và cảm thấy ở nó một bí mật có thể t́m hiểu măi mà không chán.

Khi bàn về Tính cách văn chương Việt Nam trước thời Âu hoá một trí thức khá nổi tiếng thời kỳ 1941-1945 là ông Đinh Gia Trinh đă viết “...Văn chương Việt Nam thiên về sự diễn hoặc ngụ những tư tưởng luân lư và sự tả những niềm riêng của một người. Nó đi vào trong tâm người ta hơn là nó vơ ấp lấy tạo vật. Tả tỉ mỉ một căn pḥng một sắc trời một thân thể người như các nhà văn tả chân bên Tây phương ? Không! Ở văn thuật Việt Nam khi xưa không có chỗ cho tài nghệ của một nhà tiểu thuyết tựa Balzac dành một trang sách để tả cái mặt ngộ nghĩnh của một nhân vật trong truyện Le cousin Pons, hoặc như Flaubert dẫn ta qua những bụi cây bên đường, dán mắt ta qua khe cỏ để cho ta mục kích mấy con nhện xôn xao chạy trên mặt nước “ (9).

Về căn bản những nhận xét trên đúng với nghệ thuật tự sự Việt Nam thời trung đại.

Bước sang thế kỷ XX, các nhà văn chúng ta đă cho phép chúng ta nghĩ khác.

Có thể dẫn ra chân dung của những Chí Phèo Thị Nở Lang Rận ở Nam Cao để thấy bây giờ con người đă nh́n kỹ vào gương mặt của nhau nhiều hơn hoặc nhớ lại vài đoạn phân tích tâm lư của Nguyễn Tuân trong các tập tuỳ bút để thấy văn chương đă tiến khá xa trong việc phanh phui đời sống bên trong của mỗi cá thể.

Song phải nhận t́nh h́nh tiểu thuyết VN hiện đại cũng giống như t́nh h́nh bên hội hoạ. Người vẽ ở ta có vẻ thạo các loại phác hoạ hay màu nước hoặc thích làm tranh sơn mài lộng lẫy. C̣n như nghệ thuật sơn dầu đặc tả thật kỹ từng sắc thái của sự vật, th́ kinh nghiệm chưa nhiều và h́nh như các hoạ sĩ cũng không thích làm nữa.

Đi sâu hơn vào kỹ thuật tự sự: trên thế giới ngày nay, bên cạnh lối trần thuật chỉ sử dụng có một điểm nh́n bắt đầu thấy thịnh hành lối tự sự có nhiều điểm nh́n. Đằng sau một chuyện thuần tuư kỹ thuật như thế này là cả một triết lư; có vẻ như nhờ được nh́n từ nhiều góc độ, thế giới hiện ra trong tác phẩm gần với thế giới thực hơn. Thế nhưng ngay ở thời điểm thế giới đă bắt sang một thiên niên kỷ mới, kỹ thuật này với người trần thuật ở VN và với đông đảo bạn đọc nói chung c̣n đang là một cái ǵ xa lạ. Người viết văn ở ta không mấy khi bàn bạc kỹ với nhau về các vấn đề kỹ thuật nghề nghiệp và đối với kỹ thuật tự sự th́ t́nh h́nh cũng là tương tự.

IX


T́m hiểu tư duy tự sự suy cho cùng tức là t́m hiểu cách h́nh dung của mỗi dân tộc về cuộc đời với tất cả bề rộng và bề sâu của nó mà họ có được trong quá tŕnh sống, bởi vậy nó c̣n liên quan đến ít nhất mấy khu vực nữa, một là khoa nghiên cứu lịch sử và hai là cách hiểu về cái thực đă trở thành truyền thống trong nền văn học của dân tộc đó. Mà các phương diện này ở ta th́ thế nào?

Nghề chép sử VN thời trung đại ít phát triển và sự thực là mới chỉ có một vài bộ thông sử ghi chép hoạt động của các triều đại các vua chúa, ngoài ra chưa có sử hay đúng hơn gần như chưa bao giờ nghĩ tới chuyện có những bộ sử đi vào các mặt sinh hoạt cụ thể các tầng lớp cụ thể, ví dụ lịch sử nghề nông, lịch sử đê điều, lịch sử trí thức, lịch sử tôn giáo....và hàng ngàn loại lịch sử khác như ở một nước cạnh ta là Trung quốc họ đă làm.

Sang thời hiện đại, một số công việc loại trên mới được bắt đầu song lại chẳng có tài liệu ǵ nhiều để làm việc.

Đến như các loại lịch sử ăn mày, lịch sử cờ bạc, lịch sử kỹ nữ... ( 10 ) chắc chắn ở VN không ai dám nghĩ tới việc viết như các đồng nghiệp ở Bắc Kinh Thượng Hải.

Lâu nay trong quan niệm của ông cha ta đây là những sự thực không đáng ghi chép.

Mà người xưa đă vậ th́ người hôm nay biết dựa vào đâu để viết ?

Và do chỗ hôm nay cũng không ai nghĩ chuyện ghi chép nên năm mươi năm sau cũng sẽ không ai viết nổi!

Sở dĩ chúng tôi nhấn mạnh tới khoa chép sử v́ ở nhiều nước, thực tế lịch sử chính là cái nguồn vô tận cung cấp đề tài và cốt truyện cho sáng tác văn chương.

Bởi tự sự là kể về đời thực, cho nên lẽ tự nhiên là quan niệm về cái thực của một dân tộc có vai tṛ chi phối đối với nghệ thuật tự sự ở dân tộc ấy. Thành thử chỉ cần nhớ lại một nhận xét cho rằng cái thực trong văn chương cổ điển VN không phải là cái thực khách quan mà là cái thực của tâm do nhà nghiên cứu Trần Đ́nh Hượu nêu lên (11) th́ người ta đă có một điểm tựa vững chắc để giải thích t́nh trạng yếu kém đơn điệu của nghệ thuật tự sự ở VN thời trung đại và t́nh trạng phát triển ngập ngừng của nó trong thời hiện đại. Cố nhiên đối với nghệ thuật trữ t́nh th́ phải nhận định một cách khác.

Chú thích

(1)Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên Văn học dân gian, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp H. 1974, t.II, tr.70

(2)Nguyễn Hiến Lê Sử Trung quốc NXB Văn hoá H. 1997, t.I,tr. 351

(3)Pearl Buck,Lê Đ́nh Chân dịch Tiểu thuyết Tàu, tạp chí Thanh Nghị 1944 từ số 83 trở đi

(4) Như (2),t.II,tr.67

(5) Đàm Gia Kiện chủ biên Lịch sử văn hoá hoá Trung quốc Trương Chính, Nguyễn Thạch Giang Phan Văn Các dịch NXB Khoa học xă hội H. 1993, tr.277

(6)Trương Ái Linh Hoa hồng trắng hoa hồng đỏ, NXB Phụ nữ H. 2001, tr.7

(7)Chú ư là trong văn học cổ điển VN c̣n nhiều trường hợp có sự vay mượn cốt truyện từ văn học Trung quốc như Truyền Kỳ mạn lục, Ngọc Kiều Lê hoặc về sau một chút là Đào hoa kư...

(8)Câu chuyện trong Hoàng Lê nhất thống chí có thể bao quát mấy đời vua và số lượng nhân vật ở đây cũng khá lớn. Nhưng đây là do nhu cầu của việc ghi lại lịch sử chứ không liên quan đến tư duy tự sự.

(9)Đinh Gia Trinh Tính cách văn chương VN trước thời Âu hoá tạp chí Thanh Nghị 1941 số 2-3,in lại trong Hoài vọng của lư trí NXB Hội nhà Văn 1996,tr.27

(10)Đây là một xê-ri sách được NXB Trẻ TP HCM cho in trong năm 2001, người khởi xướng dịch và bắt tay trực tiếp dịch là nghà nghiên cứu Cao Tự Thanh.

(11) Trần Đ́nh Hượu Thực tại cái thực và vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong văn học VN trung cận đại in trong Nho giáo và văn học VN trung cận đại NXB Văn hoá thông tin H.1995 tr.443.

Nguồn: Vuongtrinhan Blog
vuitoichat_is_offline  
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC4

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:21.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07303 seconds with 14 queries