Chỉ c̣n chưa đầy một tuần nữa là năm Con Ngựa sẽ gơ cửa mọi nhà, chính v́ thế mà chỉ cần lạc bước đâu đó quanh khu vực Little Saigon hay các thành phố lân cận ở Quận Cam, miền Nam California là đă thấy hương sắc ngày Xuân giăng đầy khắp ngả.
Trân trọng những ngày lễ Tết
Một gian hàng bán đồ Tết tại Lillte Saigon hôm 21/01/2014./RFA PHOTO/Ngọc Lan |
Tuy nhiên, tâm trạng chuẩn bị đón Tết cổ truyền Việt Nam trên đất Mỹ dường như có vẻ khác nhau rất nhiều trong ḷng mỗi người, mỗi lứa tuổi, người trẻ có vẻ vui hơn, trong khi người lớn tuổi lại cảm thấy buồn hơn.
Một trong những người háo hức với Tết Nguyên Đán là anh Nguyễn Tường Huy, một thầy giáo dạy Toán ở trường Orangeview Junior High School thuộc học khu Anaheim.
Huy cho biết gia đ́nh anh “chuẩn bị ăn Tết cũng tưng bừng lắm.”
Từ mấy tuần nay rồi, cứ cuối tuần th́ vợ chồng con cái đi chợ hoa, mua hoa, chuẩn bị bánh trái mứt để cúng kiếng. Cũng bánh chưng bánh tét.
-Anh Nguyễn Tường Huy |
“Từ mấy tuần nay rồi, cứ cuối tuần th́ vợ chồng con cái đi chợ hoa, mua hoa, chuẩn bị bánh trái mứt để cúng kiếng. Cũng bánh chưng bánh tét. Hai đứa nhỏ cũng được mẹ dẫn đi sắm áo dài khăn đóng để mặc ngày Mùng Một Tết đi chùa và đi mừng tuổi ông bà nội ông bà ngoại.”
Sở dĩ Huy có được tâm tư của một người ḥa quyện được vào không khí Tết là nhờ bố mẹ anh biết trân trọng những ngày này:
“Ḿnh sang Mỹ từ lúc c̣n nhỏ, nếu không có bố mẹ th́ cũng không biết ǵ về phong tục tập quán ăn Tết của ḿnh. Do sống gần bố mẹ mà ông bà rất trân trọng những ngày lễ Tết như thế này nên ḿnh hiểu không khí, ư nghĩa của những ngày này. Giờ có con rồi th́ ḿnh cũng cố gắng làm sao cho có không khí Tết như hồi xưa ở Việt Nam vậy.”
Chợ hoa Tết ở Lillte Saigon hôm 22/01/2014. RFA PHOTO / Ngọc Lan. |
Anh Tyler Diệp, một người trưởng thành tại Mỹ nhưng lại cũng rất náo nức trong không khí đón Xuân. Tyler cho biết những việc mà anh chuẩn bị cho những ngày Tết sắp tới:
“Đă đặt bánh chưng rồi để chuẩn bị biếu cho bạn bè và những người ḿnh có ơn nghĩa với họ trong năm qua. Ngoài ra th́ cũng đang chuẩn bị nhiều chương tŕnh đón Giao Thừa tại chùa Điều Ngự, diễn hành Tết Nguyên Đán vào ngày 1 tháng 2 cũng như lễ khai mạc hội chợ Tết cùng ngày nên cũng rất bận.”
Sang Mỹ từ khi c̣n rất nhỏ, ảnh hưởng nhiều văn hóa Hoa Kỳ, nhưng Tyler vẫn cho rằng “đón Tết Nguyên Đán vui hơn và công phu hơn”:
“Đón Tết Nguyên Đán vui hơn và công phu hơn. V́ Tết Tây chỉ có một số bạn trẻ tụ tập lại với nhau trong đêm Giao Thừa và đi vui chơi thôi. C̣n với Tết ta, Tết Âm Lịch th́ trước đó phải chuẩn bị quà cáp, phải để ư một chút đến nội thất nhà ḿnh, c̣n phải tốn tiền ĺ x́ nữa, Tết tây th́ đi chơi thôi chứ đâu có ĺ x́ cho ai đâu.”
Chỉ cúng theo phong tục ông bà?
Tuy nhiên, bên cạnh những người có tâm trạng chờ đợi Tết để “bồi hồi nhớ lại những ngày xưa,” th́ cũng có những người “đă đi qua tuổi chờ Tết, chỉ cúng lấy lệ theo phong tục ông bà.”
Ở đây Tết con cái đi làm hết, không có ai đông nên cũng chuẩn bị sơ sơ để cúng rước ông bà thôi.
-Bà Xuân Trần |
Bà Xuân Trần ở ngay Little Saigon cho rằng:
“Ở đây Tết con cái đi làm hết, không có ai đông nên cũng chuẩn bị sơ sơ để cúng rước ông bà thôi. Cũng mua thịt ba rọi, mua trứng về luộc để làm thịt kho trứng, có tôm khô củ kiệu ăn bánh tét, rồi mua vịt về nấu măng, mua thịt ḅ về xào... Cứ làm mỗi thứ một chút để cúng rước ông bà và cúng ba ngày Tết.”
Bởi theo bà Xuân th́ dẫu có “sơ sơ” nhưng “cũng phải theo đúng tục lệ ông bà để lại xưa nay, tức là:
“Chiều 30 Tết cúng mâm cơm, rước ông bà, con cháu đi học đi làm về th́ xúm lại, mặc đồ đẹp đứng chúc Tết, lănh tiền ĺ x́, tới sáng Mùng Một sẽ đi chùa lạy Phật, xin xăm.”
Xem hoa tại Chợ Tết ở Lillte Saigon hôm 22/01/2014. RFA PHOTO / Ngọc Lan. |
Sống ở Mỹ 20 năm, bà Xuân Trần cảm nhận:
“Noel và lễ Thanksgiving th́ tổ chức ăn uống rầm rộ hơn v́ con cái họp lại đông lắm. C̣n Tết cổ truyền th́ con cái đi làm, các cháu đi học hết trơn, thành thử chỉ làm cho có để cúng ông bà ba ngày Tết. Làm cho đủ vậy thôi chứ nói là rùm beng hay thịnh soạn th́ không bằng ngày lễ Noel và Thanksgiving.”
Chị Hồng Nguyễn, cư dân thành phố Garden Grove, chia sẻ về việc chuẩn bị đón Tết của gia đ́nh ḿnh:
“Chị có làm gị thủ, làm tai heo ngâm dấm, cũng có coi trên youtube một số món mà người ta kêu là món ăn ngày tết, có mấy món vậy thôi. Năm nay con chị đi học xa, tuần Tết lại trúng tuần mid-term của nó nên nó không về được, nên chị chỉ dẫn thằng nhỏ qua nhà má chị chúc Tết vậy thôi, rồi đến nhà mấy anh chị em thôi, v́ ai cũng đi làm hết.”
Cảm nhận về không khí Tết tại nơi tập trung đông người Việt nhất tại Hoa Kỳ, chị Hồng cho rằng:
“Chắc chắn là không bằng ngày xưa ở Sài G̣n. Hơn nữa tuổi của ḿnh không c̣n cái náo nức để chờ được ĺ x́, chờ đồ đẹp hay ǵ không biết, mà hơn nữa ở nước ngoài này kinh tế ngày một khó khăn hơn, thành ra người ta cũng giảm bớt đi phong tục ngày xưa, thành ra đâu có vui như ở Việt Nam. Ở Việt Nam th́ Tết chắc chắn phải vui hơn ở nước ngoài chứ.”
Dù háo hức hay chẳng nôn nao th́ Tết đă gần đến trước hiên nhà.
Và khi tiếng pháo đ́ đùng đâu đó vang lên, dù là người hờ hững nhất cũng sẽ không tránh khỏi trong ḷng nỗi ǵ như nhơ nhớ không khí Tết ngày xưa, nhớ nỗi nôn nao v́ có được bộ quần áo mới và đôi dép mới, nhớ đêm cận Tết nghe ngoại, nghe mẹ, nghe d́ kể những câu chuyện cổ tích bên bếp lửa có nồi bánh tét sôi réo rắc…
Ngọc Lan, thông tín viên RFA