Huy Lâm
Đi đâu mặc kệ đi đâu
Đến ngày giỗ chạp phải mau mà về
(Ca dao)
Nhật Bản, Đại Hàn và Việt Nam là ba nước vùng Đông Á bị ảnh hưởng bởi văn hoá Trung Hoa nên tất cả mọi sinh hoạt trong xă hội đều theo âm lịch. Cũng v́ theo âm lịch và có nhiều nét văn hoá giống nhau nên cả bốn nước trên có chung một số ngày lễ trong năm trong đó có ngày Tết. Riêng Nhật Bản từ năm 1873, thời Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji), đă chọn ngày mùng 1 tháng Giêng tây lịch là ngày Tết. Tuy nhiên nhiều phong tục, như tính ṿng 12 con giáp và ngày Tết truyền thống theo âm lịch vẫn được ghi nhận và vẫn c̣n một số người, đặc biệt là ở những vùng thôn quê, người ta vẫn mừng Tết cổ truyền. Nhưng ngày Tết cổ truyền ấy, với người Nhật hiện nay, không phải là ngày lễ chính của quốc gia.
Mỗi quốc gia trong nhóm kể trên đều có những phong tục tập quán khác nhau để mừng ngày Tết, nhưng tựu trung vẫn có một số nét chung để mừng ngày lễ quan trọng nhất trong năm này: nấu những món ăn truyền thống đặc biệt dành cho ngày Tết, mặc quần áo mới, đi lễ chùa hoặc đền, mừng tuổi nhau bằng những bao ĺ x́ v.v… Nhất là Việt Nam và Trung Quốc, những bao ĺ x́ là không thể thiếu trong mấy ngày Tết. Tết năm ngoái, chỉ riêng tại Hồng Kông, người ta đă sử dụng tới hơn 300 triệu chiếc bao ĺ x́ để mừng tuổi nhau. Người ta tính rằng phải đốn hết 16 ngàn cây xanh để lấy gỗ chế biến ra giấy làm những bao ĺ x́ màu đỏ. Cũng v́ vậy, một số tổ chức bảo vệ môi trường đă phải lên tiếng báo động về sự phí phạm và kêu gọi mọi người hăy giữ lại những bao mừng tuổi để sử dụng lại, không nên vất bừa băi, phí phạm, rồi xả rác và lại tốn công dọn dẹp.
T́nh cảm gia đ́nh, đối với cả Đông lẫn Tây, vẫn được xem là điều thiêng liêng cao quư. Do v́ công ăn việc làm hoặc do hoàn cảnh mà hầu như gia đ́nh nào cũng có người sống tứ tán, không mấy khi được gần nhau. Thế nên, vào những dịp lễ lớn, người ta thường cố gắng sắp xếp để được về sum họp với gia đ́nh.
Ở Mỹ, những dịp Lễ Tạ ơn hay Giáng sinh hằng năm là lúc công việc tạm ngưng lại và người ta lo thu xếp trở về sum họp cùng gia đ́nh. V́ vậy mà vào hai dịp lễ quan trọng này cũng là thời gian tại những phi trường, những bến xe và trên các xa lộ bận rộn nhất trong năm. Ước tính trong những ngày nghỉ Lễ Tạ ơn và Giáng sinh 2013, có khoảng 95 triệu người Mỹ, tức gần 1/3 dân số Hoa Kỳ, di chuyển trong thời gian này.
Ở Việt Nam năm nay, từ hai ba tuần lễ trước Tết, tại những bến xe đ̣ hay ga xe lửa ở những thành phố lớn, nhất là Hà Nội và Sài G̣n, người ta đă phải chen chúc nhau để mua vé về quê ăn Tết. Mỗi buổi sáng, có cả hàng chục ngàn người đă đến chầu chực tại những bến xe để xếp hàng mua vé xe đ̣. Có nhiều người chờ cả ngày nhưng không mua được vé v́ vé đă bán hết trước khi đến lượt họ. Đă thế, các hăng xe chờ đúng dịp này khi ai nấy đều muốn về nhà cho kịp Tết bèn “hét” giá vé xe làm cho nhiều người đă nghèo lại càng thêm điêu đứng. Có người đă phải chịu mất từ một nửa đến cả tháng lương để được chiếc vé xe về quê. Nhà càng xa th́ càng tốn tiền.
Có người kiếm không được vé đành phải đi xe dù, tức xe không nằm trong quy chế, hay nói nôm na là xe chạy lậu. Đi xe dù đương nhiên là không được bảo đảm, vừa không đủ tiêu chuẩn mà chẳng may bị công an cảnh sát chặn xét giấy tờ th́ đôi khi lại tiền mất tật mang. Nhưng, sau một năm làm việc vất vả, ai cũng mong về đoàn tụ cùng gia đ́nh trong mấy ngày đầu năm, hưởng chút hơi ấm gia đ́nh, nên có nhiều người t́m đủ mọi cách để được về quê và đành liều vậy.
Riêng tại Trung Quốc, trong khoảng thời gian cuối năm/đầu năm như thế này hằng năm vẫn được đặc biệt chú ư v́ với một số lượng khổng lồ người làm việc ở thành phố chờ dịp Tết này để về quê sum họp với gia đ́nh, ăn một cái Tết ở quê nhà trong ít ngày trước khi trở lại thành phố để tiếp tục quần quật làm việc trong suốt một năm sắp tới.
Người ta ước tính có khoảng 3,6 tỉ lượt đi về tổng cộng trong suốt thời gian được gọi là Hội Xuân (Spring Festival) kéo dài trong 40 ngày, chính thức bắt đầu từ ngày 16 tháng 1 đến ngày 24 tháng 2 Tây lịch năm nay. Những hành khách về quê ăn Tết này sẽ sử dụng đủ mọi phương tiện di chuyển như máy bay, xe lửa, xe hơi, xe đ̣, xe ba bánh và kể cả lừa ngựa nữa nếu cần. Thế nên, nó được gọi là “cuộc di chuyển vĩ đại nhất của loài người trên trái đất” (the world’s biggest annual human migration) diễn ra mỗi năm vào những ngày cận Tết tại Trung Quốc.
Nhưng số người sử dụng hệ thống xe lửa được cho là đông nhất với khoảng hơn 220 triệu người chen chân trên những toa xe lửa ngang dọc Trung Quốc trong thời gian này. Do số lượng người di chuyển khổng lồ như thế nên hệ thống chuyên chở này hầu như bị tê liệt, với vé xe rất khó kiếm, hệ thống bán vé của nhà nước gây nhiều tranh căi và bị chỉ trích, nạn chợ đen nhũng loạn. Đă thế, những ai may mắn mua được vé th́ lại một phen chen lấn xô đạp nhau để kiếm được một chỗ trên những toa xe lửa xếp chặt như cá ṃi. Nhưng v́ mục đích chính là được về quê cùng vui Tết với gia đ́nh nên mọi người đành phải chấp nhận, ít dám kêu ca.
Sau nhiều năm hệ thống bán vé của nhà nước Trung Quốc làm việc rất chậm chạp và bị dân chúng kêu ca quá đỗi. Măi đến năm 2011, sở hoả xa mới cho thiết lập một trang mạng để dân chúng, qua hệ thống internet, có thể mua vé cho loại xe lửa thường. Mặc dù chi phí để thiết lập trang mạng này lên đến $83 triệu, khi đưa vào hoạt động, nó cũng chỉ làm việc một cách cầm chừng. Đă thế, những người thiết lập trang mạng này không nghĩ đến việc ngăn chặn những người cố ư mua một lần nhiều vé. Do đó, trong mấy năm qua, những tay đầu nậu đă mua hầu hết vé và sau đó bán ra cho những khách hàng đang rất cần vé với một giá cắt cổ.
Để mua được vé chính thức, người dân thường đă phải cạnh tranh cùng với những tay đầu nậu. Kể từ cuối tháng Chạp khi vé xe lửa cho dịp Tết được bán ra, một tay đầu nậu có thể mua tới 1.245 vé trong ṿng 10 phút. Vé cho hầu hết các tuyến đường được bán với giá chính thức vào khoảng $40 (Mỹ kim) cho một vé khứ hồi, đă được bán hết sạch chỉ trong ṿng mấy phút sau khi pḥng vé mở cửa. Những tay đầu nậu này sau đó đưa vé ra chợ đen và tăng giá cao lên gấp bốn năm lần giá chính thức. Nhu cầu người cần vé về quê th́ nhiều nên vé chợ đen cũng không bao giờ sợ ế. Người muốn mua vé về quê ăn Tết mà chậm chân chậm tay th́ phải ráng chịu đưa cổ cho dân chợ đen chặt, trong khi đó chính quyền Trung Quốc chưa tỏ cho thấy là sẽ giải quyết vấn nạn này trong nay mai.
Mà trong đám người làm việc tại thành phố muốn về quê ăn Tết trong dịp này không chỉ để về thăm cha mẹ anh chị em mà có nhiều người trong số đó về thăm những đứa con nhỏ mà họ đă phải rứt ruột để lại làng quê cho cha mẹ già nuôi giữ.
Trong một bài báo đăng trên tờ The Washington Post mới đây cho biết có hơn 61 triệu trẻ em Trung Quốc – khoảng 1/5 tổng số trẻ em tại Đại Lục – đang sống tại các làng quê không có cha mẹ chăm sóc. Hầu hết là con của những người nông dân bỏ thôn làng ra thành phố làm việc, tạo thành một cuộc di cư lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Trong ba thập niên qua, nhờ nhân công rẻ của những di dân từ quê ra tỉnh đă góp phần giúp cho nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Nhưng cuộc sống của những người lao động thành phố chật vật với chi phí cao và phải làm nhiều giờ nên nhiều người đă gửi con về quê sống với ông bà của chúng.
Những đứa bé khi được gửi về quê cho cha mẹ chỉ mới sanh được mấy tháng. Mặc dù cứ vài ba tháng được cha mẹ về thăm một lần nhưng ư niệm cha mẹ đối với chúng rất mù mờ. Đến khi được mấy tuổi, biết nói và biết gọi cha mẹ, nhưng ư nghĩa hai chữ “cha” “mẹ” đối với chúng không hơn ǵ những tên gọi, tưởng chừng như không có một chút liên hệ máu mủ nào cả.
Trong mấy năm gần đây, t́nh trạng của những đứa trẻ bị bỏ lại ở quê gây nhiều sự chú ư. Các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo tương lai của những đứa trẻ sống xa cha mẹ có thể sẽ gặp nhiều vấn đề về tâm lư và t́nh cảm. Những đứa trẻ này thường học kém hơn những đứa trẻ b́nh thường khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy chúng càng lớn càng có xu hướng gần với nạn nghiện ngập và tự tử.
Nhưng ở thành phố, những đứa trẻ gốc làng quê này lại gặp những vấn đề khác: chúng không được tới trường học và không được hưởng chăm sóc y tế nếu cha mẹ chúng không có giấy phép cư trú. Mà những người dân thành phố lại thường tỏ ra kỳ thị những gia đ́nh gốc nông dân này, coi họ là đám đần độn và thất học.
Thế nên, mang chúng ra thành phố cũng kẹt mà để chúng lại làng quê cũng lo. Trong khi chưa biết cách giải quyết thế nào, những người từ quê ra tỉnh vẫn cứ tiếp tục cắm đầu cắm cổ làm việc quên ngày tháng và chờ đến dịp năm hết tết đến lại một lần nữa chen lấn nhau kiếm một chỗ trên xe về quê hưởng chút đầm ấm của gia đ́nh và vui quên trong ít ngày.
V́ vậy mà chưa khi nào chuyện “về quê ăn Tết” lại mang nhiều ư nghĩa chua chát như thời nay.
Huy Lâm
TB