Việt Nam đang trở thành một “địa chỉ tin cậy” ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc trong một cuộc đối đầu có thể xảy ra trong tương lai ở Biển Đông hay khu vực châu Á. Đó là nhận định chuyên gia Jeremy Bender trên tờ Bussiness Insider.
Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia
Ngày 28.10, Ấn Độ tuyên bố sẽ bán một số tàu hải quân cho Việt Nam để đổi lấy một thỏa thuận thăm ḍ dầu khí tại Biển Đông. Các tàu quân sự Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam rơi đúng vào thời điểm mà căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc xung quanh Biển Đông đang gia tăng. Trên thực tế, Trung Quốc có những tuyên bố và hành động khẳng định chủ quyền một cách phi pháp, xâm phạm chủ quyền của nhiều nước trên Biển Đông, trong đó có Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
“Sốc” với cảnh cắt tiết chó tại Hà Nội lên trang chủ báo Anh
Việc Ấn Độ quyết định hợp tác quốc pḥng với Việt Nam cũng xuất phát từ việc New Dehli đang có tranh chấp biên giới trên bộ với Trung Quốc. Trung Quốc và Ấn Độ đă từng xảy ra chiến tranh biên giới năm 1962 và cho đến giờ, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết. Thậm chí, những tranh căi của hai nước quanh vấn đề biên giới đă đè nặng quan hệ song phương.
Trung Quốc đă tận dụng triệt để việc cắm mốc chưa rơ ràng để từ từ xâm lấn, ăn ṃn lănh thổ Ấn Độ bằng cách xua quân vào khu vực tranh chấp và biến chúng thành khu vực Trung Quốc kiểm soát một cách “b́nh thường”. Các cuộc xâm nhập đó ở mức độ nhỏ đủ để tránh các phản ứng quân sự từ Ấn Độ. Thế nhưng, việc phản ứng thiếu quyết liệt của Ấn Độ đă tạo cho Trung Quốc dùng bài tằm ăn dâu suốt mấy thập kỷ qua.
Mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ đang cố gắng để cải thiện mối quan hệ và thúc đẩy hợp tác kinh tế, nhưng giới quân sự hai nước vẫn nh́n nhau với ánh mắt ḍ xét. Trong bối cảnh đó, việc Ấn Độ t́m đến Việt Nam để chia xẻ hợp tác quân sự cũng là điều dễ hiểu.
Mỹ cũng đặc biệt chú ư đến việc Việt Nam như là một địa chỉ đáng tin cậy chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Ngày 2.10, Mỹ một phần dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam như một nỗ lực để giúp cải thiện khả năng pḥng ngự trên biển chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc.
"Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng, sẽ tạo ra sự hợp tác trong tương lai", một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ giấu tên nói với Reuters. "Việc thay đổi chính sách cho phép chúng tôi hỗ trợ Việt Nam có khả năng tự vệ tại Biển Đông".
Động thái Mỹ tăng cường sức mạnh quân sự cho các đối thủ của Trung Quốc (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines…) xuất hiện trong bối cảnh quân đội Trung Quốc có những phát triển vượt bậc thời gian qua. Trung Quốc đang trong quá tŕnh phát triển một hạm đội tàu ngầm trang bị hạt nhân. Bắc Kinh cũng đang cố gắng phát triển máy bay chiến đấu sang thế hệ thứ năm để thách thức Mỹ và các đồng minh trong khu vực.
Anh Tú (theo Bussiness Insider)