Sau những ồn ào liên quan đến đối đầu Nga – Phương Tây trong cuộc khủng hoảng Ukraine, người ta bỗng nhận ra rằng, chiến tranh kinh tế - tiền tệ mà Mỹ phát động chống Nga là phần ch́m của tảng băng nổi – tinh vi và khó chống đỡ hơn.
10 tháng qua, Mỹ đă t́m cách chia cắt Moskva với thị trường EU giàu lợi nhuận, cản phá Nga hoàn tất tuyến đường ống khí đốt “Ḍng chảy phương Nam”, đánh lụi thị trường dầu mỏ thông qua vai tṛ “ủy quyền” của Saudi Arabia và hơn hết là đánh vào đồng nội tệ của Nga, làm cho đồng ruble trở thành đồng tiền mất giá nhất trên thế giới.
Việc Mỹ phát động cuộc chiến kinh tế chống Nga cho đến lúc này đă cho thấy “thành công” phần nào của Washington. Nó cũng minh chứng rằng, Mỹ là “bậc thầy” về chiến tranh tiền tệ sau quá tŕnh tích tụ tư bản hàng trăm năm. Mỹ sẽ không bao giờ từ bỏ mục tiêu tối thượng, quyết tước đoạt nguồn thu quan trọng của Nga từ dầu mỏ, phá hủy đồng ruble và mở toang cánh cửa vào Trung Á để phục vụ cho bước chuyển trọng tâm sang châu Á – Thái B́nh Dương. Cuộc chiến ngầm này có thể đẩy Nga vào một ngă rẽ mới.
Trong t́nh cảnh như vậy, nước Nga cần làm ǵ để đảo ngược t́nh thế? Nguyên lư cơ bản đầu tiên trong kinh doanh phải là sự thay đổi trong cách tiếp cận, tiếp đó là chuyển từ thế pḥng thủ sang phản công. Bất ḱ một động thái tiếp theo nào từ Điện Kremlin đều mang ư nghĩa quyết định, bởi nó gửi tới Washington một thông điệp rằng: Moskva có chịu khuất phục trước sức ép hay không.
Nguồn lực của nước Nga hạn chế, nhưng vẫn c̣n đó nhiều lựa chọn theo các nguyên lư của chiến tranh bất đối xứng, ví dụ như đánh vào các thị trường. Hăy tưởng tượng ra kịch bản này: Vào một ngày đẹp trời, Tổng thống Putin chính thức phát đi thông cáo với nội dung: “Chúng tôi không thể hoàn trả các khoản tiền cho các chủ nợ ở Liên minh châu Âu (EU) cho đến khi đồng ruble ổn định. Chúng tôi rất lấy làm tiếc về sự bất tiện này và xin gửi lời xin lỗi chân thành”. Ngay lập tức, thị trường chứng khoán toàn cầu hoảng loạn, đổ dốc v́ lo sợ sự sụp đổ từ Nga và điều này sẽ hủy hoại hệ thống ngân hàng EU.
Ư tưởng này cũng đă xuất hiện trên bảng tin của hăng Bloomberg qua đánh giá của chuyên gia Sergei Markov: “V́ sự mất giá của đồng ruble là do yếu tố chính trị, nên cách thức đáp trả cũng phải mang sắc thái chính trị. Đơn cử như việc: Nga cho phê chuẩn một đạo luật cấm các công ty nội địa trả các khoản nợ cho đối tác phương Tây nếu đồng ruble mất giá quá 50%. Điều này sẽ giúp giảm sức ép lên đồng ruble và thực tế nhiều quốc gia đă từng áp dụng, nổi bật là Malaysia”. Chỉ một động thái như vậy thôi cũng khiến hàng loạt những “ông lớn” trong ngành tài chính ở châu Âu như The ING Group (Hà Lan), Raiffeisen Bank (Áo), Societe General (Pháp), UniCredit (Italy), Commerzbank (Đức) đứng ngồi không yên.
Một lựa chọn khác là áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn để tránh sự biến động quá mạnh trong tỉ giá giữa đồng ruble và đồng USD, cũng như t́nh trạng chảy máu ngoại tệ. “Vẻ đẹp” của biện pháp này chính là ở chỗ, nó tước đoạt quyền lực từ những gă “tai to” nhiều tiền lũng đoạn thế giới và giao lại quyền lực đó cho những quan chức được dân bầu ra. Kinh nghiệm của Malaysia trong cuộc khủng hoảng tài chính 1998 một lần nữa lại là ví dụ tốt cho Nga.
Tại thời điểm đó, Malaysia cũng ở trong t́nh cảnh tương tự Nga lúc này: Có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn, các khoản vay ngắn hạn phải trả thấp. Nhưng tính cả các khoản vay từ hộ gia đ́nh và các tập đoàn, công ty th́ tổng nợ lại là con số lớn. Đầu tiên, Phó Thủ tướng Malaysia lúc đó là Anwar Ibrahim cũng tuân thủ các biện pháp mang tính thị trường như: Tỉ giá linh hoạt, tăng lăi suất, giảm chi tiêu chính phủ. Thế nhưng, t́nh h́nh không có nhiều chuyển biến: Tiêu dùng và đầu tư ở mức thấp, tâm lư bi quan bao trùm xă hội, đẩy áp lực sang tỉ giá.
Đến tháng 6, người kế nhiệm ông Ibrahim là Daim Zainuddin đă cho áp đặt các biện pháp kiểm soát ḍng vốn: chuyển toàn bộ đồng ringgit ở thị trường nước ngoài về nước; cấm các nhà đầu tư nước ngoài chuyển lợi nhuận về nước trong ṿng 1 năm. Bị phản đối mạnh, nhưng biện pháp đúng hướng này đă giúp Malaysia tránh được nguy cơ đổ vỡ, nhanh chóng hội nhập trở lại thị trường vốn quốc tế chỉ sau một năm, với việc phát hành thành công 1 tỉ USD trái phiếu vào tháng 5/1999.
Trong t́nh cảnh khốn khó, nếu không có biện pháp kiểm soát ḍng vốn, những tay chơi ở Phố Wall kết hợp với giới đầu cơ có thể khoắng sạch tiền của một nền kinh tế, đẩy đất nước đó rơi vào phá sản. Đă đến lúc nước Nga cần chấm dứt sự tháo chạy của ḍng tiền, dừng việc hoán đổi đồng ruble với đồng USD, buộc các nhà đầu tư phải quay ṿng vốn trong nền kinh tế và cải tổ lại lănh đạo Ngân hàng Trung ương.
(theo Báo Tin Tức)