Tổng thống Mỹ Barack Obama đă có bước lùi mang tính sách lược trước lưỡng viện lập pháp do phe đối lập kiểm soát trong chuyện liên quan đến thoả thuận với Iran về giải quyết vấn đề hạt nhân của nước này. Tuy vẫn khẳng định sẽ dùng quyền của tổng thống để phủ quyết mọi dự luật từ phía quốc hội buộc tổng thống phải để cho quốc hội cùng tham gia đàm phán với Iran, ông Obama đă nhượng bộ khi chấp nhận để cho quốc hội Mỹ trong khoảng thời gian nhất định, cụ thể là 60 ngày, để xem xét về dự thảo thoả thuận với Iran và sau đó th́ ông Obama mới được dỡ bỏ những biện pháp cấm vận và trừng phạt Iran.
Động thái này của ông Obama vừa nhằm đối phó với sự chống phá của Đảng Cộng hoà lại vừa là nhượng bộ cho phe này. Chính phủ của ông Obama tiến hành và quyết định kết quả đàm phán với Iran nhưng mọi thoả thuận đều rồi sau đó vẫn phải được quốc hội Mỹ phê chuẩn. Lưỡng viện lập pháp hiện đều do Đảng Cộng hoà kiểm soát và không loại trừ khả năng người kế nhiệm ông Obama sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 sẽ là người của Đảng Cộng hoà. V́ thế, ông Obama mới chịu lùi một chút trước quốc hội Mỹ, mà thực chất là trước Đảng Cộng hoà, để mọi kết quả đàm phán với Iran không bị đảo ngược và việc thực hiện mọi thoả thuận với Iran sau này đều suôn xẻ bất kể ai thuộc đảng phái chính trị nào trở thành ông chủ bà chủ của Nhà Trắng và phe phái chính trị nào kiểm soát lưỡng viện lập pháp
T́nh thế mới này về pháp lư ở nước Mỹ sẽ làm cho tiến triển tiếp theo của quá tŕnh đàm phán với Iran về vấn đề hạt nhân của Iran trở nên phức tạp và có phần khó khăn hơn. Iran phản ứng bằng việc biểu thị sự hoài nghi về mức độ tin cậy phía Mỹ có lư do ở chỗ đó. Tuy nhiên, từ giác độ tính thực tiễn mà nói th́ thà chậm mà chắc vẫn c̣n hơn tiến bước nhanh trong đàm phán và kư kết để rồi bế tắc trong phê chuẩn và tŕ trệ trong triển khai thực hiện.
VietBF© Sưu tập