Lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được người dân nước này biết đến không khác nào một thần đồng, một siêu nhân. Các tin đồn khó tin đến... quái đản về những lănh đạo Triều Tiên như Kim Jong-un 3 tuổi biết lái xe hơi, 9 tuổi đua thuyền buồm... đều tạo cảm giác hứng thú cho người đọc, nhưng liệu đó có phải là thông tin thật ?
Lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là nhân vật ưa thích của báo chí quốc tế - Ảnh: Reuters
Đầu tháng 4.2015, dư luận quốc tế lại chứng kiến một thông tin gây "sốt" khác ở Triều Tiên. Báo The Korea Times (Hàn Quốc) và hăng tin UPI (Mỹ) loan tin về một cuốn sách giáo khoa ở Triều Tiên với nội dung lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có những khả năng phi thường như 3 tuổi biết lái xe hơi, 9 tuổi đua thuyền buồm...
Vậy mức độ chính xác của nó như thế nào? Tác giả Andray Abrahamian có bài viết trên Reuters ngày 23.4 nêu quan điểm về những tin đồn xoay quanh Triều Tiên và các lănh đạo của đất nước bí ẩn này.
Hai loại thông tin
Theo tác giả Andray Abrahamian, có hai loại thông tin về Triều Tiên thường được chuyển đến độc giả trung lập, tức những người không đến từ Triều Tiên hoặc Hàn Quốc.
Ông Andray Abrahamian là nghiên cứu sinh tại Đại học Macquarie, Úc.
Ông cũng là giám đốc của Choson Exchange, một tổ chức phi lợi nhuận của Singapore làm nhiệm vụ đào tạo người Triều Tiên về các lĩnh vực kinh doanh, chính sách kinh tế và ngoại giao, theo Reuters
Đầu tiên là những thông tin do phía Triều Tiên đưa ra thực sự. Những thông tin này cũng khó tin, nhưng không phải chuyện hoàn toàn không tưởng.
Ông Abrahamian lấy ví dụ về thông tin cố Chủ tịch Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) năm 3 tuổi đă viết một khẩu hiệu yêu nước rất đẹp, hoặc năm 13 tuổi đă thành lập một đảng chính trị.
Câu chuyện tương tự nói về việc lănh đạo thứ hai của Triều Tiên, ông Kim Jong-il (Kim Chính Nhật) khi học trung học đă tự sửa xe tải cũng như tổ chức các bài học về ư thức hệ. Đây là những thông tin được chính B́nh Nhưỡng đưa ra nhằm tạo h́nh tượng đẹp cho người đứng đầu đất nước.
Bên cạnh đó, xuất hiện những dạng thông tin thứ hai, thường là tin cực "sốc" liên quan đến các vị lănh đạo Triều Tiên và... không có nguồn kiểm chứng. Đó có thể là chi tiết ông Kim Jong-il đánh golf lần đầu đă ăn ngay 18 lỗ "một phát vào luôn" (có thông tin khác là 11 lỗ), ông Kim Jong-il 9 tuổi đă bắn ngay 10 phát trúng hồng tâm chỉ trong 3 giây, hoặc 9 tuổi đă chèo thuyền thắng người lớn...
Các thông tin này xuất hiện trên truyền thông phương Tây và truyền thông Hàn Quốc, thường do những người tự nhận đă "đào tẩu" khỏi Triều Tiên kể lại, hoặc những nguồn tin "mật" nào đó.
Có điều, độc giả khắp nơi sau nhiều tin tức kiểu vậy đă vô t́nh quy cả hai về một mối, họ gọi đó là "tuyên truyền kiểu Triều Tiên".
Hấp dẫn hơn đáng tin
Báo chí quốc tế sau nhiều chuyện như vậy, v́ không kiểm chứng được nên đă gọi Triều Tiên là quốc gia "bí ẩn nhất thế giới". Các tin tức về đất nước này cũng mang sức hút lạ thường với độc giả, ông Abrahamian cho biết.
Nhu cầu tin tức ấy khiến báo chí, đặc biệt báo chí phương Tây t́m mọi cách để chuyển tải những diễn biến mới nhất, những câu chuyện có sức hút nhất tới độc giả.
Thông tin ông Kim Jong-un leo ngọn núi Paektu cũng là mối ngờ vực của báo chí Hàn Quốc và truyền thông quốc tế - Ảnh: Reuters
Một trong những cách làm nhanh nhất là dẫn tin từ Hàn Quốc, nơi vốn có mối quan hệ nhạy cảm với phía Triều Tiên.
Ông Abrahamian lấy ví dụ về cuốn sách giáo khoa mới đây. Trong khi đọc tin, không ai biết trang tin The Huffington Post (Mỹ) lấy tin từ UPI, mặc dù UPI lại dẫn nguồn từ truyền thông Hàn Quốc. Quyển sách ấy tṛn - méo ra sao trên thực tế chưa ai mục sở thị bao giờ.
Trong khi đó, theo ông Abrahamian, hai miền Triều Tiên có cuộc chiến tuyên truyền kéo dài suốt 70 năm. Các thông tin về Triều Tiên do phía Hàn Quốc đưa ra có đặc quyền không công bố danh tính nguồn tin.
Về phía những người Triều Tiên, ông Abrahamian nói rằng không ít trong số họ thậm chí chưa bao giờ nghe nói về các thông tin đó ở nước ḿnh. Người Triều Tiên có truyền thống tin tưởng lănh đạo của họ, tuy nhiên cách họ nh́n về những thông tin ấy cũng khác người nước ngoài.
Ngoài ra, cũng theo tác giả bài viết trên Reuters, thật không công bằng nếu người ngoài nh́n vào và cho rằng người Triều Tiên đều tin mọi câu chuyện anh hùng đến mức không tưởng về người lănh đạo của họ.
Trong khi đó, với thế giới bên ngoài, càng bí ẩn, càng khó khăn, thông tin về Triều Tiên càng hấp dẫn, nhưng c̣n đó dấu hỏi lớn về độ tin cậy, ông Abrahamian nói.
Nhật Đăng
TNO