Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa Biển Đông, Hoa Kỳ kiên tŕ gây áp lực
Bất chấp việc Mỹ đưa tàu chiến nọ, tàu chiến kia và cả pháo đài bay B-52 vào biển Đông nhưng dường như Trung Quốc không hề lung lay. Chính quyền nước này tiếp tục thách thức với việc đưa tàu hậu cần lớn nhất ra biển Đông. Căng thẳng lại tiếp tục gia tăng.
Việc Trung - Mỹ tiếp tục đối đầu, các nước trong khu vực đang bị lôi kéo vào tṛ chơi quyền lực của hai siêu cường dù họ có muốn hay không.
Con tàu vận tải quân sự Trung Quốc sử dụng để vận chuyển vũ khí, khí tài bất hợp pháp ra Biển Đông. Ảnh: CCTV.
The Straits Times ngày 26/11 b́nh luận, Trung Quốc đă tăng cường sự hiện diện quân sự trên các vùng biển (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp ở Biển Đông với việc đại quân khu Quảng Châu đưa một tàu hậu cần lớn nhất của nó vào biên chế cung cấp vật tư cho lực lượng đồn trú (bất hợp pháp) ở Hoàng Sa (Đă Nẵng, Việt Nam) và Trường Sa (Khánh Ḥa, Việt Nam).
Tờ Quân giải phóng hôm Thứ Ba công bố thông tin về hoạt động của con tàu hậu cần này, nó dài 90 mét, trọng lượng 2700 tấn, là một tàu hậu cần thế hệ mới có thể chở vũ khí hạng nặng và mang theo một máy bay trực thăng. Con tàu sẽ được sử dụng để vận chuyển vật tư, vũ khí trang bị ra Biển Đông và tiến hành t́m kiếm cứu hộ.
Trước đó báo The Wall Street Journal đă nhận định, Bắc Kinh đang cố gắng t́m mọi cách biện minh cho sự tích tụ quân sự của họ ở Biển Đông. Chính ông Lưu Chấn Dân - Thứ trưởng Ngoại giao nước này thừa nhận họ đang xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo mà họ bồi lấp (bất hợp pháp) ngoài khơi bờ biển các nước láng giềng. Ông Dân nói xây dựng và duy tŕ cơ sở quân sự là cần thiết.
Sau đó cũng chính ông Dân lại yêu cầu các nước trong khu vực "không liên hệ giữa các cơ sở quân sự này với việc quân sự hóa đảo nhân tạo và các rặng san hô ở Biển Đông". The Wall Street Journal b́nh luận, nhận xét của Lưu Chấn Dân đă khẳng định phát biểu của ông Tập Cận B́nh trong tháng 9 tại Mỹ thực sự có ư nghĩa là ǵ khi ông B́nh cam kết không quân sự hóa Biển Đông.
Trung Quốc sẽ làm điều đó, trong khi tuyên bố ḿnh không làm việc đó, để rồi cuối cùng sẽ lật lọng rằng họ buộc phải làm điều đó v́ một mối đe dọa ảo. 3 đường băng dài hơn 3000 mét, hai khẩu pháo đă được nh́n thấy trên 1 đảo nhân tạo đầu năm nay. Tư lệnh Hạm đội 7 Hoa Kỳ Harry Harris đă h́nh dung ra một mạng lưới trận địa tên lửa, đường băng cho chiến đấu cơ thế hệ 5 ở Trường Sa, đe dọa kiểm soát Biển Đông trong các kịch bản chiến tranh ngắn.
Ông Obama không chỉ kêu gọi cam kết ngăn chặn việc bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo ở Biển Đông mà Hoa Kỳ c̣n điều động tàu khu trục USS Lassen và 2 chiếc B-52 tuần tra bên trong 12 hải lư quanh một số băi đá lúc nổi lúc ch́m bị Trung Quốc đảo hóa (bất hợp pháp). Nhưng Bắc Kinh không có biểu hiện nào thay đổi.
Tổng thống Barack Obama tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á cuối cùng cũng ra được tuyên bố
Nikkei Asian Review ngày 25/10 cho biết, tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á kết thúc hôm Chủ Nhật 22/11 cuối cùng cũng được công bố hôm Thứ Ba và các nhà lănh đạo Đông Á đă bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" về hoạt động xây dựng, bồi lấp đảo nhân tạo (mà Trung Quốc tiến hành) ở Biển Đông.
Lănh đạo 18 nước bao gồm ASEAN nhóm họp tại Kuala Lumpur, Malaysia. Mặc dù Trung Quốc phản đối bất kỳ nội dung nào liên quan đến Biển Đông và đảo nhân tạo, nhưng cuối cùng Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng đă đấu tranh bằng được cùng các nước khác đưa vấn đề này vào tuyên bố chung của hội nghị.
Tuyên bố chung cũng hoan nghênh cam kết của ông Tập Cận B́nh trong thời gian thăm Mỹ rằng Trung Quốc không có ư định theo đuổi quân sự hóa Biển Đông.
B́nh luận về kết quả hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Nikkei Asían Review ngày 26/11 cho rằng khu vực Đông Á đang chia ba v́ những căng thẳng leo thang trên Biển Đông.
Trước đó, trong cuộc họp Bộ trưởng Quốc pḥng ASEAN và các đối tác, ông chủ Lầu Năm Góc Ash Carter đă bừng bừng nổi giận khi thảo luận về tuyên bố chung. Ông nói: "Tôi sẽ không bao giờ kư vào đó và sẽ không thạm dự họp báo chung" v́ không có nội dung phản đối quân sự hóa đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Ông Carter cho rằng, Trung Quốc sẽ c̣n leo thang mạnh hơn một khi những tuyên bố chung vẫn dung túng cho hiện trạng ở Biển Đông, nên tốt nhất là không ra tuyên bố chung. 4 ngày sau hội nghị Bộ trưởng Quốc pḥng ở Malaysia, Mỹ điều 2 chiếc B-52 ra tuần tra ở Trường Sa, đồng thời xem xét đưa máy bay ném bom đóng quân và máy bay tiếp nhiên liệu ở Úc.
Một quan chức an ninh quốc gia Nhật Bản cho rằng, Trung Quốc không có dấu hiệu nhượng bộ trước áp lực từ Mỹ. Bế tắc Mỹ - Trung trên Biển Đông có thể kéo dài vài năm mà hàng thập kỷ.
B-52 Hoa Kỳ, ảnh minh họa.
Duy tŕ hiện trạng Biển Đông, châu Á - Thái B́nh Dương trước nguy cơ chia rẽ
Một nhóm quốc gia đang cố gắng duy tŕ hiện trạng và trật tự hiện nay ở Biển Đông bằng cách kết hợp chặt chẽ với Mỹ, bao gồm Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, Philippines và Việt Nam, Nikkei Asian Review b́nh luận. Nhóm thứ 2 có Lào và Campuchia có xu hướng ủng hộ Bắc Kinh v́ nguồn viện trợ kinh tế lớn từ Trung Quốc. Thái Lan do ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của phương Tây gần đây đă nghiêng về phía Trung Quốc.
Nhóm thứ 3 gồm các quốc gia ASEAN c̣n lại duy tŕ thái độ trung lập, chính sách ngoại giao cân bằng, bao gồm cả Malaysia có yêu sách ở Trường Sa và Indonesia có vùng đặc quyền kinh tế bị đường lưỡi ḅ Trung Quốc "gặm" mất một mảng.
Tuy nhiên một khi căng thẳng leo thang, các nước trung lập này sẽ buộc phải lựa chọn thái độ và cuối cùng châu Á - Thái B́nh Dương có thể đối mặt với nguy cơ h́nh thành 2 phe, một phe do Hoa Kỳ dẫn đầu, phe c̣n lại theo Trung Quốc.
Ư thức được điều này, Trung Quốc đang cố gắng tăng cường quan hệ với các nước họ cho là ủng hộ ḿnh, đồng thời ngăn chặn các nước trung lập ủng hộ Mỹ. Mặc dù căng thẳng, Trung Quốc và Mỹ nh́n chung vẫn giữ được b́nh tĩnh v́ cả hai đều muốn tránh chiến tranh. Và việc Trung - Mỹ tiếp tục đối đầu, các nước trong khu vực đang bị lôi kéo vào tṛ chơi quyền lực của hai siêu cường dù họ có muốn hay không.
Trong một động thái khác có liên quan, The Guardian hôm Thứ Ba cho biết, vương quốc Anh đă ngỏ ư muốn tham gia "quan sát Biển Đông" với "trạng thái trung lập". Động thái này đă gây ngạc nhiên cho Philippines với sự gia tăng suy đoán việc London muốn tham gia quan sát Biển Đông phải chăng là sự phối hợp, bắt tay với Bắc Kinh sau chuyến thăm của Tập Cận B́nh tháng trước.
Sự ấm áp và đón tiếp trọng thị London dành cho ông Tập Cận B́nh được chính phủ Anh xem như đă mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, đồng thời bắt đầu một quan hệ kinh tế gần gũi hơn.
Therealtz © VietBF