VBF-Kiểm soát súng đạn tại Mỹ từ lâu đă trở thành vấn đề vô cùng nhức nhối đối với người cầm quyền tiền bạc, lợi nhuận luôn là thứ mà không một ai có thể cưỡng lại được tự việc buôn bán súng đạn.Chính v́ thế mà việc người Mỹ có 1 cây súng không có ǵ là khó khăn và đương nhiên các vụ tàn sát cũng từ đó mà không ngừng tăng.
- Sau cuộc thảm sát ở San Bernardino, California, lần đầu tiên kể từ năm 1920 nhật báo uy tín New York Times (NYT) đăng bài xă luận trên trang nhất để kêu gọi kiểm soát súng đạn tại Mỹ.
Bài xă luận với tựa đề “Đại dịch súng” mô tả việc bất cứ ai cũng có thể mua vũ khí được thiết kế để giết người một cách hiệu quả và nhanh chóng là “mối nhục quốc gia”. “Đó là các loại vũ khí chiến tranh… Các lănh đạo Mỹ lại bác bỏ những biện pháp cơ bản nhất để hạn chế vũ khí giết người hàng loạt. Họ đánh lạc hướng dư luận bằng từ khủng bố”.
Các khẩu súng hai hung thủ thảm sát ở California sử dụng
Nhà chức trách Mỹ nghi ngờ vụ tắm máu tại San Bernardino là hành vi khủng bố, nhưng nhật báo hàng đầu nước Mỹ khẳng định động cơ gây án không có ư nghĩa đối với các nạn nhân ở California hay trong các vụ xả súng hàng loạt khác.
“Các vụ xả súng hàng loạt đều là hành vi khủng bố” - NYT nhấn mạnh. Do đó, NYT cho rằng người dân Mỹ cần trút cơn giận lên đầu các chính trị gia được bầu để bảo vệ người dân nhưng lại phục vụ ngành công nghiệp súng đạn kiếm lợi từ sự phổ biến công cụ giết người.
NYT cho rằng chính phủ cần phải cấm một số loại vũ khí và đạn dược có độ sát thương cao, như các khẩu súng mà hai hung thủ sử dụng trong cuộc thảm sát ở San Bernardino. NYT cho rằng không cần thiết phải thảo luận về tu chính án số hai của hiến pháp Mỹ về quyền sở hữu súng đạn.
“Bất cứ quyền nào cũng không thể mang tính chất vô giới hạn và cần phải được quản lư một cách hợp pháp” - NYT khẳng định.
Ban biên tập NYT cho biết lần đầu tiên đăng xă luận ở trang nhất sau gần 100 năm v́ muốn gửi thông điệp mạnh mẽ và quyết liệt về nỗi thất vọng và giận dữ đối với nạn bạo lực súng đạn tại Mỹ.
Đến nay, bài xă luận đă thu hút hơn 3.000 b́nh luận trên trang web của tờ báo và hàng chục ngh́n chia sẻ trên các trang mạng xă hội.
Trong vụ thảm sát ở San Bernardino, hai hung thủ Syed Farook và Tashfeen Malik mang theo hai khẩu súng tiểu liên có độ sát thương cao, hai súng ngắn bán tự động, hơn 1.600 viên đạn. Ở nhà hai hung thủ này c̣n có hơn 5.000 viên đạn. Tất cả đều được mua một cách hợp pháp.
Trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ qua thư điện tử, phóng viên tự do Chris Meyer sống tại thành phố San Francisco ở California cho biết California là bang có các luật kiểm soát súng đạn chặt chẽ nhất nước Mỹ, phần đông người dân California cũng theo tư tưởng cấp tiến, không ưa súng đạn như những người bảo thủ, theo Đảng Cộng ḥa.
“Nhưng thực tế, nếu muốn bạn vẫn có thể mua súng ở đây một cách không quá khó khăn. Vấn đề là ở nước Mỹ có quá nhiều súng. Do đó các vụ bắn giết liên tục xảy ra - anh Meyer than thở - Súng đạn là ngành công nghiệp khổng lồ hàng tỷ USD, các tổ chức vận động hành lang bảo vệ lợi ích của nó có ảnh hưởng chính trị cực lớn, như Hiệp hội Súng trường Mỹ (NRA)”.
“Tổ chức này luôn dùng ảnh hưởng đó để cản trở rất hiệu quả các dự luật kiểm soát súng đạn ở Quốc hội Mỹ. Tôi mới đọc bài báo trên CNN nói rằng thậm chí NRA c̣n chặn thành công một dự luật cấm nghi can khủng bố mua súng. Thật không thể tin nổi” - anh Meyer bức xúc.
“Và cứ sau mỗi vụ xả súng họ lại rêu rao rằng súng không giết người, chỉ có người giết người. Và dù ông Obama chưa làm được ǵ để hạn chế súng đạn, NRA tuyên truyền giả dối rằng ông ấy muốn tước quyền sở hữu vũ khí của người Mỹ. Và người ta tin vào điều đó.
V́ thế mà doanh số bán súng ở Mỹ liên tục gia tăng. Giảm bạo lực súng đạn là nhiệm vụ bất khả thi ở Mỹ, cho dù ông Obama có lên tiếng phản đối bao nhiêu đi chăng nữa” - anh Meyer bi quan.