Điều ǵ có thể khiến một TQ ngang ngược phải lo sợ đến vậy?
Lư do sẽ khiến nhiều người phải bất ngờ…
Đó là 1 mối quan hệ đặc biệt…
Siết chặt liên minh
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa có chuyến thăm Ấn Độ (11-13/12). Đây được xem như một phần trong các cuộc hội nghị cấp cao thường niên giữa hai nước kể từ năm 2007.
Nhân chuyến thăm, hai bên đă kư một loạt thỏa thuận và bản ghi nhớ. Một số thỏa thuận đă được dự kiến từ trước, song một số thỏa thuận khác lại gây sự ngạc nhiên.
Ấn Độ đă chọn công nghệ đường sắt cao tốc của Nhật Bản
Thỏa thuận mang tính bước ngoặt là cam kết của Nhật Bản tài trợ cho dự án tàu cao tốc đầu tiên nối Mumbai (thủ đô tài chính của Ấn Độ) với Ahmedabad (trung tâm thương mại bên bờ biển phía Tây bang Gujarat, quê hương của ông Modi).
Nhật Bản sẽ cung cấp một khoản vay tín dụng ưu đăi dài hạn trị giá 12 tỷ USD. Dự án này có thể sẽ khởi công vào năm 2017 với tổng chi phí lên đến 15 tỷ USD.
Khoản vay này sẽ được cung cấp thông qua cơ quan viện trợ của Nhật Bản, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản. Theo thỏa thuận, một nhà thầu Nhật Bản sẽ chịu trách nhiệm về dự án. Toàn bộ khoản vay sẽ được gắn với công nghệ và các công ty của Nhật Bản.
Giới phân tích cho rằng Nhật Bản đang quay lại với mô h́nh viện trợ có ràng buộc của những năm 1960 và 1970 do kinh tế đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, cũng có ư kiến cho rằng, ngoài ư nghĩa về kinh tế, Nhật Bản c̣n hướng tới cái đích xa hơn về mặt chính trị.
Thủ tướng Abe đă đề nghị cung cấp thêm các khoản vay bằng đồng yên cho các dự án cơ sở hạ tầng của Ấn Độ bao gồm các tuyến đường bộ ở khu vực Đông Bắc, đáng chú ư nhất là ở Arunachal Pradesh, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lănh thổ. Đây chắc chắn là một dự án cơ sở hạ tầng mang nhiều ư nghĩa chiến lược.
Giới phân tích cho rằng ngạc nhiên nhất là thỏa thuận khung về hợp tác năng lượng hạt nhân dân sự. Đề xuất này bắt đầu được đưa ra vào năm 2010 nhưng bị đ́nh trệ sau thảm họa hạt nhân Fukushima dẫn đến các cuộc biểu t́nh chống điện hạt nhân ở Nhật Bản.
Thỏa thuận hạt nhân dân sự sẽ cho phép các công ty Nhật Bản trực tiếp xuất khẩu các công nghệ hạt nhân. Thỏa thuận cuối cùng vẫn chưa được kư kết v́ cần phải có thêm những cuộc thảo luận cũng như sự chấp thuận của Quốc hội Nhật Bản.
Tuy nhiên, thỏa thuận khung này sẽ mở đường cho các nước cung cấp thứ ba (có vốn đầu tư Nhật Bản) xuất khẩu công nghệ hạt nhân sang Ấn Độ. Đây là một bước đột phá lớn đối với Ấn Độ v́ nó nhằm mục đích mở rộng chương tŕnh năng lượng hạt nhân của nước này.
Trong khi Nhật Bản xuất khẩu thiết bị và công nghệ hạt nhân cho nhiều quốc gia, th́ Ấn Độ là trường hợp ngoại lệ v́ New Delhi chưa kư hiệp ước không phổ biến hạt nhân.
Thỏa thuận này có nghĩa Nhật Bản đă thừa nhận t́nh trạng của Ấn Độ là một quốc gia vũ khí hạt nhân và sẵn sàng làm ăn với nước này dù Ấn Độ không phải là một bên tham gia hiệp ước không phổ biến hạt nhân.
Thỏa thuận đáng chú ư thứ ba là thỏa thuận khung về hợp tác và chuyển giao công nghệ quốc pḥng.
Nhật Bản và Ấn Độ vẫn đang đàm phán việc bán thủy phi cơ Shin Maywa US-2 cho Ấn Độ. Mặc dù chưa đạt được thỏa thuận nhưng chỉ là vấn đề thời gian.
Nhật Bản đă dỡ bỏ các lệnh cấm bán vũ khí kéo dài hàng thập kỷ và Ấn Độ đang nổi lên là một thị trường quan trọng đối với Nhật Bản. Việc bán máy bay cho Ấn Độ sẽ là một bước phát triển quan trọng trong chính sách vũ trang của Nhật Bản thời hậu chiến.
Nhật Bản mới đây đă tham gia tập trận hải quân Malabar với Ấn Độ và Mỹ. Nhật Bản và Ấn Độ cũng tổ chức các cuộc đối thoại cấp cao về ngoại giao và quốc pḥng.
Trung Quốc mất ngủ
Hiện có ư kiến cho rằng Ấn Độ dần từ bỏ chính sách không liên kết và đang h́nh thành một liên minh với Nhật Bản. Một trong những nguyên nhân khiến các cường quốc châu Á xích lại gần nhau và hội tụ quanh Mỹ là sự bành trướng về quân sự và kinh tế của Trung Quốc.
Trong chuyến thăm tới Ấn Độ, Thủ tướng Nhật Bản Abe nhận định: "Một Ấn Độ mạnh sẽ tốt cho Nhật Bản và một Nhật Bản mạnh sẽ tốt cho Ấn Độ. Mối quan hệ Nhật Bản- Ấn Độ vững mạnh sẽ đóng góp vào ḥa b́nh, ổn định ở châu Á cũng như trên toàn thế giới".
Tờ Độc Lập cho rằng Thủ tướng Abe và Thủ tướng Modi đang đặt cược vào một thực tế là các liên minh chiến lược giữa hai cường quốc sẽ giúp họ có được vai tṛ hàng đầu ở châu Á. Đặc biệt, cả Nhật Bản và Ấn Độ đều coi Trung Quốc là đối thủ, và điều này càng thúc đẩy hai nước xích lại gần nhau.
Trung Quốc đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm thực hiện tham vọng bành trướng, trong đó có kinh tế, thông qua Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) với số vốn 100 tỷ USD. Bắc Kinh c̣n dành ra 40 tỷ USD cho Quỹ cơ sở hạ tầng Con đường Tơ lụa.
Bắc Kinh cũng thành lập Ngân hàng Phát triển mới dưới ngọn cờ của Diễn đàn 5 nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi), với số vốn ban đầu là 50 tỷ USD.
Ấn Độ dù tham gia vào cả AIIB và Ngân hàng Phát triển mới, song đang tỏ ra hết sức thận trọng với Trung Quốc.
Trong khi đó, hồi tháng 5/2015, Thủ tướng Nhật Bản Abe đă tuyên bố Tokyo sẽ đầu tư 110 tỷ USD để thúc đẩy “cơ sở hạ tầng chất lượng” ở châu Á trong 5 năm tới. Các quan chức Nhật Bản cho rằng chất lượng cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc thấp hơn so với ở Nhật Bản. Họ cũng lập luận rằng chi phí ngầm trong các đề xuất của Trung Quốc sẽ ám ảnh nhiều dự án được triển khai theo sáng kiến "Một vành đai, một con đường".
Mặc dù mất một số thỏa thuận lớn vào tay Bắc Kinh, song Tokyo đă bắt đầu dần dần đánh bại được sự cạnh tranh của Trung Quốc. Trong khi việc phát triển cơ sở hạ tầng bên ngoài biên giới Trung Quốc vẫn c̣n tương đối mới mẻ đối với Bắc Kinh th́ Nhật Bản đă làm điều này từ nhiều thập kỷ qua.