Nhiều lúc bạn cần tiền mà chẳng ai cho vay khi bạn ngửa tay. Hãy thử tìm đến ngân hàng. Đây là một trong những cách khá hay.
1. Thấu chi tài khoản qua lương:
Cái này ai cũng làm được nè, rất tiện cho bất cứ ai đang có công ăn việc làm. Đây được xem là "phao cứu sinh" của chúng ta vì nó cũng là dạng vay tín chấp, tức là vay tiền mà không cần phải thế chấp tài sản.
Cách vay: Chỉ cần có một công việc ổn định là vay được 1 số tiền do ngân hàng quy định. Ngân hàng sẽ căn cứ mức lương mà cho bạn vay và thu lại từ chính ngân hàng cho vay.
Lấy ví dụ thực tế của tôi nè, tôi là nhân viên văn phòng mới đổi qua công ty mới với mức lương thử việc là 6 triệu đồng mỗi tháng, cũng đủ chi tiêu tại thành phố nhưng không còn dư dả nhiều.
Mà mẹ lại hay đau khớp nặng, thường xuyên phải tái khám. Do đó, tôi cần phải có dư vài triệu để mẹ thuốc thang nữa. Hổm nay, toàn nhờ phương thức thấu chi qua lương mới có tiền xoay sở đó chớ.
Ngân hàng chi vượt quá số tiền có trên tài khoản thanh toán (thường ngân hàng cho chi vượt tối đa 8-12 tháng lương)
Mai mốt được thành nhân viên chính thức mới ráng để hạn chế thấu chi.
Nhìn nhận vấn đề này thì tôi thấy lãi suất có cao hơn cách vay thông thường đôi chút (khoảng 2-3%) nhưng rất thích hợp với người đi làm công ăn lương có nhu cầu cần ứng trước lương để chi tiêu hoặc mua sắm dù.
Tuy nhiên cũng lưu ý là cách thức này chỉ phù hợp với nhu cầu cần nguồn vốn nhỏ vài triệu đến vài chục triệu đồng và trong thời gian vay ngắn không quá một năm.
2. Vay tiền từ thẻ tín dụng
Trường hợp này kể ra chắc có nhiều người đồng cảnh ngộ nè. Nhân viên thì nhận lương khi nào do công ty quyết định nhưng tiền nhà lại là chủ nhà quy định. Chị em tôi đứa thì nhận lương ngày 5 đứa thì nhận ngày 15 hàng tháng, trong khi tiền thuê nhà thì phải thanh toán cuối tháng hoặc vu vi lắm 1 -2 ngày đầu tháng mới.
Do vậy, có những tháng do chi tiêu quá tay nên bị hụt tiền. Chờ tới lúc lãnh lương thì không kịp trả cho chủ nhà nên tôi thường phải dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt để giải quyết tiền nhà trước.
Hồi trước không biết nên đâu có cách nào, cứ chai mặt xuống nói chuyện với chị chủ, ngại quá chừng giờ xài cái thẻ tín dụng thì đỡ hơn tý. Kẹt tiền là rút ra 1 ít để thanh toán.
Tuy nhiên, thẻ tín dụng thường chỉ rút tầm 50% hạn mức và phải trả lãi cao cho ngân hàng nên bạn cẩn thận mấy điều khoản khi sử dụng nha, nên hạn chế tối vì lãi nghe đâu cũng gấp mấy lần so với vay thông thường.
Ai không để ý thì tháng trước chồng lên tháng sau, lãi mẹ đẻ lãi con... số tiền phải trả cũng sẽ chất cao như núi.
3. Cầm cố sổ tiết kiệm
Cái này dành cho những ai có sổ thôi. Cái này đọc trên báo thôi.
Chị Thu Lan, quận 6, TP HCM cho biết có sổ tiết kiệm 500 triệu đồng gửi kỳ hạn 3 tháng.
Chị gửi từ đầu tháng 8, đáng lẽ phải chờ hết 1 kỳ, đến đầu tháng 11 thì mới nhận lãi (do lại lĩnh cuối kỳ). Tuy nhiên, giữa tháng 10, chị Lan cần gấp 100 triệu đồng trong vòng 7 ngày để chi trả việc đột xuất.
Bây giờ có 2 lựa chọn:
1. Rút tiền trước hạn hưởng lãi chỉ 0,083% mỗi tháng. Theo đó, số tiền lãi chị thực nhận nếu rút là gần 1.1 triệu đồng.
2. Đến ngân hàng xin cầm cố sổ tiết kiệm với lãi suất 0,62% mỗi tháng và vẫn giữ nguyên tiền trong sổ để hưởng lãi 0,42% mỗi tháng. Tất toán đúng hạn thì số tiền lãi chị nhận được đến 6.3 triệu trừ đi lãichỉ tầm 145.000 đồng (lãi =100.000.000*0,62%/30*7) thì vẫn lợi hơn rất nhiều.
Đây cũng là phương thức cho vay được nhiều ngân hàng ưa chuộng và sẵn sàng áp mức vay hấp dẫn, lên tới 90% trị giá sổ tiết kiệm hiện thời để giúp khách hàng xoay vòng vốn linh hoạt và hiệu quả.
vietbf @ sưu tầm