Kết quả cuộc bỏ phiếu lớn nhất nước Anh đă tới hồi kết và cũng là Anh rời EU. Trong khi ấy, EU lại rơi vào một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử 59 năm của liên minh. Vậy Anh rời EU sẽ được ǵ và mất ǵ?
Khi trần nhà của Bảo tàng châu Âu ở ngôi làng Schengen nằm trong đất nước Luxembourg nhỏ bé bị sập, người đứng đầu khu vực đă phải vội vàng lên tiếng phủ nhận rằng chẳng có ư nghĩa hay biểu tượng ǵ quanh chuyện này mà chỉ là một tai nạn do lỗi của những người thợ xây dựng.
Tuy nhiên, nhiều người tin rằng đó là điềm báo xấu đối với Liên minh châu Âu (EU) bởi Bảo tàng châu Âu vốn là nơi kỷ niệm sự ra đời của khối Schengen gồm 26 thành viên – một biểu tượng cho sự gắn kết, hội nhập trong EU.
Và trong khi Bảo tàng châu Âu được sửa chữa th́ ở Anh đă diễn ra cuộc trưng cầu dân ư mang tính lịch sử, trong đó người dân sẽ quyết định ở lại hay rời EU.
Theo những kết quả trưng cầu dân ư mới nhất, chiến thắng của phe ủng hộ Anh rời EU là không thể đảo ngược. Và kết quả này sẽ đẩy nước Anh vào một con đường bất định trong khi EU bị rơi vào một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử 59 năm của liên minh.
Những người ủng hộ nước Anh rời EU ăn mừng tại Quảng trường trước Ṭa nhà Quốc hội Anh ở London ngày 24/6. Ảnh: PA
Được và mất
Ngay khi thông tin về kết quả cuộc trưng cầu dân ư của Anh được tung ra, thị trường tài chính thế giới đă lao dốc, trong đó đồng Bảng Anh hứng chịu cú sụt giảm tồi tệ nhất trong một ngày, mất hơn 10% giá trị so với đồng Đô la Mỹ và ở mức thấp kỷ lục trong ṿng 31 năm trở lại đây. Đó là ảnh hưởng tức th́ từ quyết định của người dân Anh trong việc chọn con đường rời khỏi EU mà họ là một trong những thành viên hàng đầu.
Các chuyên gia cho rằng, thiệt hại về kinh tế có thể được xem là hậu quả lớn nhất mà Anh phải hứng chịu khi quyết đ̣i rời EU. Không phải vô cớ mà 1.300 lănh đạo doanh nghiệp ở Anh, trong đó có nhiều nhân vật nổi tiếng, đă gửi một lá thư chung trong đó cảnh báo rằng, việc Anh rời khỏi EU có thể gây ra “một cú sốc kinh tế”. “Anh rời khỏi EU đồng nghĩa với t́nh trạng không chắc chắn cho doanh nghiệp chúng tôi, giảm kim ngạch thương mại với châu Âu và giảm công ăn việc làm”, các doanh nghiệp cho hay.
Giới chuyên gia tính toán, Anh có thể mất hạng tín dụng AAA, kinh tế Anh sẽ tuột dốc trong 5 năm tới, chịu tổn thất đến 100 tỷ Bảng - tương đương 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), GDP sẽ giảm 4-10%, đồng Bảng mất giá 20%, gần 1 triệu người lao động mất việc… Anh cũng tự vứt bỏ đi lợi thế lớn nhất khi tham gia EU, đó là thương mại tự do trong khối. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Anh. Ngoài ra, EU c̣n đánh mất đi vai tṛ trọng yếu của một trung tâm tài chính và lợi thế là cánh cổng kết nối thị trường thế giới với châu Âu.
Chế độ tự do đi lại trong EU cũng không c̣n được áp dụng với Anh. Điều này đồng nghĩa với việc người dân của nước Anh sẽ mất đi những cơ hội t́m kiếm việc làm tốt nhất và bản thân các doanh nghiệp ở Anh cũng mất đi cơ hội tuyển dụng lao động theo cách có lợi nhất cho họ từ các nước khác. Ngành du lịch của Anh cũng sẽ bị ảnh hưởng và người dân Anh đương nhiên là phải mất thêm nhiều chi phí nếu muốn đến các nước khác trong châu Âu.
Ngoài những mất mát về kinh tế, Anh c̣n bị ảnh hưởng lớn về vị thế chính trị, an ninh và quân sự. Bởi Anh vốn là một thành viên có ảnh hưởng hàng đầu trong Liên minh châu Âu. Khi rời khỏi EU, Anh sẽ không c̣n có tiếng nói trong một liên minh mạnh như EU và vị thế, tầm quan trọng của Anh với các đối tác khác như Mỹ cũng sẽ bị giảm đi.
Một hậu quả đáng lo ngại nữa cho Anh chính là việc rời khỏi EU sẽ khiến khối đoàn kết của Vương quốc Anh có thể tan vỡ. Chính Vương quốc Anh sẽ phải đối mặt với mối đe doạ về sự tồn tại của họ, bởi 62% người dân Scotland bỏ phiếu ủng hộ ở lại EU. Kết quả này có thể thúc đẩy Scotland tiến hành một cuộc trưng cầu dân ư mới về việc có nên tách khỏi Vương quốc Anh sau cuộc bỏ phiếu năm 2014.
Lănh đạo Scotland Nicola Sturgeon trước đó đă phát biểu, cuộc bỏ phiếu hôm 23/6 “sẽ làm rơ việc người dân Scotland có xem họ là một phần của Liên minh châu Âu hay không”. Trong khi đó, Đảng lớn nhất của Bắc Ai-len - Sinn Fein cho rằng, kết quả cuộc trưng cầu dân ư ở Anh càng củng cố thêm cho quyết tâm của họ trong việc tiến hành bỏ phiếu đ̣i độc lập với Vương quốc Anh.
Có lẽ độc lập và tự chủ là hai từ sẽ được nói đến nhiều nhất trong khi người ta nói đến cái được mà EU có khi rời EU. Những người ủng hộ Anh rời EU (Brexit) lâu nay vẫn phàn nàn rằng EU đang can thiệp quá nhiều vào cuộc sống riêng tư của họ. Điều này được chính Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu Jean-Claude Juncker thừa nhận và ông này cũng cho rằng đó là điều khiến nhiều công dân châu Âu muốn xa rời EU.
Kết quả cuộc trưng cầu dân ư ở Anh cho thấy, người dân nước này muốn được tự ḿnh quyết định về đất nước của họ, về tài chính của họ, về đường biên giới của họ cũng như về chính sách nhập cư của họ. Anh sẽ không cần phải chờ đợi cái gật đầu từ 27 nước thành viên khác cho những vấn đề của nước họ. Anh cũng không c̣n bị ràng buộc bởi những quy định đôi khi là cứng nhắc của EU cũng như không phải chịu hậu quả từ những bất ổn hay bê bối xảy ra từ các nước thành viên khác.
Ngoài ra, chọn rời EU, nước Anh sẽ không c̣n phải chi 8,5 tỷ Bảng đóng góp cho EU. Sự cạnh tranh công ăn việc làm của người dân Anh với những người nhập cư không c̣n khốc liệt như trước. Những người ủng hộ rời EU cũng tin rằng, mối đe doạ từ chủ nghĩa khủng bố sẽ thấp hơn nếu họ không c̣n là thành viên của EU.
Tiền lệ nguy hiểm
Không thể phủ nhận một thực tế là dự án EU đă đem lại những lợi ích hết sức to lớn cho các thành viên của liên minh. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế khác nữa là EU gần đây đang suy yếu khi phải đối mặt với hết cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác. Cuộc khủng hoảng nhập cư có ảnh hưởng rất lớn với nhiều nước buộc phải ngừng áp dụng chế độ Schengen trong khi các nhà lănh đạo EU không thể thống nhất được với nhau về việc làm thế nào chia sẻ được gánh nặng của cuộc khủng hoảng này.
Nền kinh tế EU cũng đang đi theo chiều hướng xấu với tỉ lệ thất nghiệp cao trong giới thanh niên ở Nam Âu và cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp vẫn đang đe doạ khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Việc Anh rời EU là một đ̣n giáng mạnh đối với EU. EU sẽ bị mất đi một thành viên chủ chốt và điều đó làm liên minh này bị suy yếu đi.
Điều đáng sợ hơn chính là hiệu ứng domino. Hiện nay, ở nhiều nước, tỉ lệ người dân muốn rời EU cũng cao ngang bằng hoặc thậm chí cao hơn tỉ lệ người dân ủng hộ ở lại EU. Anh có thể sẽ là tiền lệ nguy hiểm khiến nhiều nước đ̣i tiến hành trưng cầu dân ư giống Anh và nguy cơ từ việc đó là không thể lường được.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker từng cảnh báo, cuộc trưng cầu dân ư ở Anh có thể đe dọa mọi thành tựu mà người dân châu Âu đoàn kết mới có được.
Hiện tại, chưa thể nói chính xác tương lai sau khi Anh rời EU sẽ như thế nào nhưng có một điều mà EU phải rút ra, đó là họ cần phải cải tổ, cần phải thay đổi th́ mới có thể duy tŕ khối đoàn kết từng đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân châu Âu này.
VietBF© Sưu tập