Hai ngày sau khi Ṭa Trọng tài Thường trực Liên hợp quốc (PCA) tại La Hay, Hà Lan ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường 9 đoạn”, Trung Quốc và Philippines đă có cuộc chạm trán đầu tiên trên Biển Đông. Những động thái này đă được cảnh báo. Mỹ rất rắn trong việc này.
Tàu hải cảnh Trung Quốc đă tung xuồng cao tốc và phát loa kêu gọi tàu cá Philippines rời khỏi vùng biển gần băi cạn Scarborough.
Đài phát thanh truyền h́nh thương mại ABS-CBN của Philippines cho biết, hôm 14/7 họ đă cử phóng viên đi cùng với tàu cá của ngư dân nước này tiến vào vùng biển gần băi cạn Scarborough (Hoàng Nham/Panatag) và đă bị tàu hải cảnh Trung Quốc tung 2 xuồng cao tốc cùng nhân viên công vụ phát loa kêu gọi tàu cá Philippines lập tức rời khỏi hiện trường.
Hải cảnh Trung Quốc yêu cầu tàu cá Philippines rời Scarborough. Ảnh: Cắt từ clip của ABS-CBN
Trong khi đó, theo Phủ Tổng thống Philippines, họ không ngăn cản ngư dân tới Scarborough, nhưng khuyên ngư dân tiến đến Scarborough trong thận trọng bởi phía Trung Quốc sẽ chặn họ lại.
Khi được hỏi liệu rằng chính phủ có cử tàu tuần duyên hộ tống ngư dân hay không, người phát ngôn của Tổng thống Philippines Ernesto Abella cho biết thêm hành động của Manila sau khi PCA ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc sẽ được nêu trong một tuyên bố chính thức đưa ra sau khi Ngoại trưởng Perfecto Yasay dự hội nghị ASEM ở Mông Cổ trở về.
Vụ kiện tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông thông qua yêu sách “đường 9 đoạn” đă hạ màn vào ngày 12/7 vừa qua với phần thắng thuộc về Philippines, nhưng Trung Quốc vẫn kiên tŕ quan điểm không chấp nhận, không thừa nhận kết quả phán quyết của PCA.
Hành động căng thẳng nói trên của Trung Quốc đối với Philippines không nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia quốc tế. Theo đó, Trung Quốc sẽ phản ứng với phán quyết PCA bằng cách leo thang tranh chấp.
Đáng lưu ư, một trong số các kịch bản được các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSICS) đưa ra, đó là Trung Quốc có thể xây đảo nhân tạo trên băi cạn Scarborough.
Bắc Kinh đă không giấu giếm dă tâm cải tạo đất tại Scarborough từ hồi tháng 3/2016 song vấp phải những tín hiệu phản đối mạnh mẽ từ Washington, trong đó có việc mở rộng hoạt động của tàu sân bay USS John C. Stennis trong khu vực, tuần tra gần băi cạn này bằng máy bay A-10 Warthogs triển khai tới Căn cứ Không quân Clark.
Đồng thời, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Bộ trưởng Quốc pḥng Ashton Carter đều đưa ra những cảnh báo cứng rắn.
Băi cạn Scarborough chỉ cách Manila 185 hải lư và ở gần cửa eo biển Luzon chia cách Philippines và Đài Loan.
Thế nên việc Trung Quốc thiết lập một căn cứ quân sự ở đây sẽ là hành động không thể chấp nhận được với cả Manila và Washington. Việc cải tạo đất ở đây cũng sẽ phải trả giá đắt cả về mặt kinh tế lẫn ngoại giao mà Trung Quốc cũng không hẳn sẵn sàng hứng chịu.
Thậm chí, t́nh h́nh có thể leo thang hơn nữa – dù kịch bản này ít khả năng xảy ra, Trung Quốc có thể phản ứng bằng cách phong tỏa lực lượng thủy quân lục chiến Philippines đồn trú trên tàu BRP Sierra Madre tại Băi Cỏ Mây.
Tàu Trung Quốc đă ngăn chặn tiếp tế tới khu vực này hồi đầu năm 2014, buộc Philippines phải tiếp tế bằng đường hàng không.
Thậm chí Philippines sau đó đă dùng cách chở các nhà báo quốc tế và trong nước trên một con tàu dân sự chạy ra khu vực bị phong tỏa và các tàu Trung Quốc rút lui.
Một cuộc phong tỏa mới có thể dẫn đến bạo lực, và sẽ vấp phải phản ứng quân sự trực tiếp từ Mỹ theo hiệp ước pḥng thủ chung với Philippines.
Vietbf @ sưu tầm.