Vietbf.com - Nước Anh không c̣n sợ đe dọa từ Trung Quốc, v́ dám hoăn dự án tiền tỷ USD để xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point, v́ nếu nước Anh không ngăn nó với Trung Quốc, th́ Anh tự đào mồ chôn ḿnh bằng việc khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point với sự đầu tư của Trung Quốc.
Theo BBC (Anh), điều đó khiến câu hỏi "Trung Quốc có phải là trung tâm của các đánh giá lại" đang ngày càng tăng lên.
Dự án đầu tư trị giá 18 tỉ bảng Anh (khoảng 24.5 tỉ USD) do tập đoàn năng lượng EDF của Pháp đầu tư và được Tập đoàn điện hạt nhân Trung Quốc (CGN) rót 33% vốn, sẽ tiến hành xây dựng các ḷ phản ứng mới ở nhà máy Hinkley Point C và sau đó là nhà máy điện hạt nhân do Trung Quốc thiết kế, đặt tại Essex.
Vây, sự khác biệt giữa công ty Pháp và công ty Trung Quốc khi nói đến cơ sở hạ tầng quan trọng ở Anh là những ǵ? Trả lời câu hỏi này phụ thuộc vào quan điểm của London về Trung Quốc và ư định của nước Anh. Đây thực sự là một sự tính toán cực kỳ khó khăn.
Trung Quốc là một mục tiêu di động, một "ông lớn", ẩn chứa nhiều mâu thuẫn và phức tạp.
Năm 2016, Trung Quốc đă thay đổi, không c̣n giống như là quốc gia mà cựu thủ tướng Anh David Cameron từng đối diện khi ông trở thành nguyên thủ cách đây sáu năm, và cũng không giống một Trung Quốc mà cựu Bộ trưởng tài chính George Osborne từng thuyết phục thu hút sự đầu tư để nâng cấp cơ sở hạ tầng của Vương quốc Anh.
Bắc Kinh giờ đă mạnh mẽ và quyết đoán hơn trong các vấn đề quan trọng của toàn cầu. Ở Trung Quốc, các hoạt động trấn áp trong nước làm gia tăng mâu thuẫn với các giá trị của Anh.
Anh đă cho phép một công ty của Trung Quốc, Huawei, hoạt động và công ty này là một phần quan trọng của mạng lưới viễn thông Trung Quốc.
Nhưng, dẫn đầu là Mỹ và một số nước phương Tây khác đă cấm Huawei tham gia vào các hệ thống mạng viễn thông quan trọng do những lư do liên quan đến an ninh quốc gia.
Hơn thế nữa, cũng không có một nền kinh tế phát triển lớn nào ngoài Anh mời Trung Quốc tham gia một dự án năng lượng hạt nhân.
V́ vậy, có thể cho rằng năng lượng hạt nhân tương tự như chủ đề của mối quan hệ kinh doanh và sự bảo vệ an ninh quốc gia.
Anh "tự đào mồ chôn" khi khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân với Bắc Kinh? (Ảnh: BBC)
"Sợ hăi và tham lam"
Theo BBC, Anh đang tự đào mồ chôn ḿnh bằng việc khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point với sự đầu tư của Trung Quốc.
Hai năm trước, Thủ tướng Đức Angela Merkel hỏi người đồng cấp Australia Tony Abbott về những ǵ đă tác động đến chính sách của chính phủ nước này đối với Trung Quốc. Bà nhận câu trả lời là "nỗi sợ hăi và tham lam".
Trong trường hợp không có sự thay đổi chính trị ở Trung Quốc, đánh giá này có thể trở thành tiêu chí chung cho nhiều quốc gia, mặc dù tỷ lệ chính xác của tùy thuộc vào hoàn cảnh ở từng nước cụ thể.
Nhiều người trong giới chính trị và an ninh của Anh cho rằng London chưa nh́n thấy đủ sự sợ hăi nhưng lại quá thừa tham vọng, khiến chính phủ của ông Cameron đă tuyên bố "kỷ nguyên vàng" với Bắc Kinh khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh thăm Anh tháng 10/2015.
Một trong số đó là người đứng đầu Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Timothy Nick.
Hồi tháng 10 năm ngoái, ông Timothy viết trong đêm ông Tập chính thức bắt đầu chuyến thăm Anh:
"Các chuyên gia an ninh cả trong và ngoài chính phủ (Anh) lo ngại rằng Trung Quốc có thể lợi dụng vai tṛ của ḿnh để 'bẻ khóa' những điểm yếu trong hệ thống máy tính, cho phép họ tùy ư phong tỏa hệ thống sản xuất năng lượng của Anh...
Cơ quan t́nh báo của Anh (MI5) tin rằng việc tham gia vào dự án Hinkley Point C sẽ tạo điều kiện cho 'các tổ t́nh báo của Trung Quốc tiếp tục hoạt động chống lại lợi ích của Anh không chỉ ở nước ngoài mà ngay cả tại chính nước Anh."
Thủ tướng Anh Theresa May có nhiều điều để cân nhắc khi xét lại dự án với Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)
Tân thủ tướng Theresa May có lo lắng không?
Theo cựu Bộ trưởng Kinh doanh Vince Cable, người đă trở thành Bộ trưởng Nội vụ trong chính phủ của thủ tướng Theresa May, đă dấy lên quan ngại về vấn đề an ninh quốc gia của thỏa thuận nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point.
Ông Vince mô tả thủ tướng May "không hài ḷng về cách tiếp cận khá sốt sắng đối với việc đầu tư của Trung Quốc mà chính phủ Cameron đă thúc đẩy, trong khi tôi đă lặp đi lặp lại và nêu lên sự phản đối của ḿnh về dự án điện hạt nhân Hinkley tại thời điểm đó".
Một điều thú vị là, việc thủ tướng May biểu thị ít thái độ "sốt sắng" về Trung Quốc đă là điều rơ ràng cho thấy một cách suy nghĩ khác.
Vậy, dưới thời bà May, có lẽ thế giới sẽ chứng kiến chính sách "nhiều sắc thái hơn" đối với Trung Quốc.
BBC cho hay, một số người trong cộng đồng chính trị và doanh nghiệp sẽ nhắc nhở bà May rằng người tiền nhiệm David Cameron đă sớm phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Trung Quốc khi ông phớt lờ sự bất măn của Bắc Kinh và gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma vào năm 2012.
Và hệ quả là, không có nhân vật cao cấp nào trong chính phủ Anh được mời đến Trung Quốc trong 18 tháng tiếp theo – cho đến khi ông Cameron đến thăm Trung Quốc, chuyến thăm được cho là hệ quả của việc cựu bộ trưởng tài chính George Osborne đă giành lấy quyền kiểm soát chính sách Anh - Trung từ Bộ Ngoại giao Anh, nơi mà có cách tiếp cận thận trọng hơn, nhằm khởi đầu những ǵ mà ông ta gọi là "một bước tiến lớn tiếp theo", một mối quan hệ định hướng kinh doanh đă lên đến cực điểm trong chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đến Anh vào tháng mười năm ngoái. |
Cần nhớ rằng thỏa thuận dự án nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point là điểm đáng chú ư nhất trong chuyến thăm của ông Tập, biểu tượng của "kỷ nguyên vàng" trong mối quan hệ mà cả hai chính phủ hy vọng sẽ khởi đầu.
Và Bắc Kinh có lư do chính đáng để đầu tư vốn chính trị trong mối quan hệ năng lượng hạt nhân với Anh.
Trung Quốc có hơn 30 nhà máy điện hạt nhân trong nước và gần như hầu hết số nhà máy là tự xây dựng.
Xuất khẩu công nghệ hạt nhân được xem ưu tiên hiện nay của Bắc Kinh.
Mặc dù đă có khách hàng trong nhóm nước đang phát triển như Pakistan, nhưng với một dự án hạt nhân tại quốc gia phát triển như Anh và chế độ an toàn được quốc tế thừa nhận sẽ giúp Trung Quốc chứng minh năng lực hạt nhân to lớn của ḿnh.
Chính phủ Trung Quốc "ưa thích" chính phủ của cựu thủ tướng David Cameron hơn. (Ảnh: Reuters)
Cái giá khi khiến Trung Quốc tức giận
BBC cho hay, khi Tập Cận B́nh đến thăm Anh tháng 10/2015, ông đă thừa nhận rằng Quốc hội Anh là lâu đời nhất trên thế giới.
Hôm 30/7, đại sứ quán Trung Quốc tại London cho hay sự tham gia của Trung Quốc ở dự án điện hạt nhân Hinkley Point là mối hợp tác "song thắng", và những người Anh ủng hộ khẳng định rằng công nghệ Trung Quốc là rẻ và an toàn, đồng thời Bắc Kinh chẳng dại ǵ mà "dừng việc sản xuất năng lượng của Anh theo ư muốn của ḿnh ", như ông Timothy Nick đă nói.
Nhưng nếu đến cuối của cuộc "đánh giá lại", Thủ tướng Theresa May quyết định là bà "không chắc chắn" về những ư đồ của Trung Quốc trong tương lai và muốn tái thương lượng, vậy điều ǵ sẽ xảy ra?
Thủ tướng Anh có thể đạt thỏa thuận để Trung Quốc đầu tư vào dự án Hinkley Point mà không bị ràng buộc phải có một nhà máy điện hạt nhân "do Trung Quốc thiết kế và xây dựng" không?
Vào lúc này, mọi thứ vẫn chưa rơ ràng. Nhưng câu trả lời có thể là "không", và nếu sau đó bà May quay lưng th́ London đă có bước đi mạo hiểm khiến Trung Quốc giận dữ.
Bây giờ nó sẽ gây ra vấn đề rắc rối cho mục tiêu của chính phủ thủ tướng mới.
Bà May lên làm thủ tướng là do những người ủng hộ Brexit đă chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ư về việc Anh có nên ở lại Liên minh châu Âu (EU), và Anh đang muốn xem xét một cách kỹ càng mối quan hệ kinh tế của họ với Trung Quốc.
Cuối tuần qua, Bộ trưởng tài chính dưới thời bà May, ông Philip Hammond đă đến Bắc Kinh và nêu ra khả năng cho một thỏa thuận thương mại tự do.
Nếu Trung Quốc nổi giận về vụ tŕ hoăn dự án Hinkley Point, thỏa thuận thương mại tự do có thể bị đóng băng và tân chính phủ Anh phải đối diện làn sóng phản đối từ cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ hiện thực hóa "kỷ nguyên vàng" trong quan hệ kinh tế với Bắc Kinh mà cựu Bộ trưởng George Osborne nêu ra.